Thư Hà Nội: MỘT SỢI TƠ LÒNG
- Thứ năm - 28/07/2016 20:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Và rồi mình lại gặp những tiếng rao đêm. Những tiếng rao vẫn còn đó, hiện hữu giữa chất ngất phồn hoa. Có lẽ mình chỉ biết níu vào tiếng rao đêm mà biết rằng đây vẫn là Hà Nội”.
Một người bạn viết nhắn, chị để ý cho vài suy nghĩ trong kỳ nghỉ lần này ở Việt Nam nhé. Mình mắc bệnh không biết từ chối nên vâng đại đi. Vâng xong rồi thì lại sợ quá vì thường khi người ta đã cảm thấy bất lực hoàn toàn trước ngoại cảnh thì đầu óc hay trống rỗng. Chẳng biết mình đã cảm thấy bất lực hoàn toàn chưa, nhưng sự thực là lâu nay đầu óc mình trống rỗng.
Hà Nội đang có bão, cơn bão số 1 của năm 2016. Nghe đâu bão đổ bộ vào Hải Nam rồi lại vào Vịnh Bắc Bộ, rồi lại mạnh lên, rồi lại tấn công Quảng Ninh, Hải Phòng. Ấy thế mà đêm qua nó tàn phá khu vực Thái Bình, Ninh Bình, còn tầm 4 giờ sáng nay thì gió rú rít ngoài cửa sổ và tấn công Hà Nội.
Sớm tinh mơ, đèn đường còn chưa tắt, mình ra ban công ngó xuống đường, đã lưa thưa vài chiếc xe máy nghiêng ngả đi trong cơn bão phần phật gió, xiêu đổ là mưa. Những người phải bắt đầu cuộc mưu sinh từ sáng sớm vẫn can trường lao vào bão để không mất đi một ngày làm việc, kiếm hạt cơm khó nhọc.
Mình nhớ một buổi tối mùa đông rét buốt năm nào, có lẽ từ những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ trước, phố Hà Nội âm thầm vắng lặng, chẳng một bóng người.
Hình như ai cũng sợ cái rét cắt da cắt thịt để rồi chui sâu trong chăn, tự mình sưởi ấm cho mình và không ai còn nghe đến tiếng rao của một người đàn ông đã luống tuổi gánh đôi thùng gỗ, một bên là những ngăn, những giá đựng vài chiếc bát, chiếc thìa..., một bên là nồi chí mà phù nóng hổi.
Ông ngoại mình ái ngại nhìn ra đường, rồi nhìn mấy đứa cháu và ông quyết định mở cánh cửa gỗ nặng nề, gọi ông bán chí mà phù dạo vào tận trong nhà cho khỏi rét và mua cho cả nhà mỗi người một bát chí mà phù thơm nức mùi vừng đen đặc biệt.
Kể từ ngày đó, mình hay lắng nghe các tiếng rao đêm! “Chí mà phù!”. “Bánh mỳ nóng đơiii!”. “Ai xôi nào!”. Rồi không cần phải là đêm, ban ngày mình cũng lắng nghe giữa những trưa hè nóng nực hay buổi chiều đã vãn người: “Tào phớ” (Phớ đêi!), “Rau nào” (Ai rau muống rau cải nào!) hay “Kem đây!” và đặc biệt là mùa rươi với “Ai mua rươi ra mua!”.
Hà Nội đang có bão, cơn bão số 1 của năm 2016. Nghe đâu bão đổ bộ vào Hải Nam rồi lại vào Vịnh Bắc Bộ, rồi lại mạnh lên, rồi lại tấn công Quảng Ninh, Hải Phòng. Ấy thế mà đêm qua nó tàn phá khu vực Thái Bình, Ninh Bình, còn tầm 4 giờ sáng nay thì gió rú rít ngoài cửa sổ và tấn công Hà Nội.
Sớm tinh mơ, đèn đường còn chưa tắt, mình ra ban công ngó xuống đường, đã lưa thưa vài chiếc xe máy nghiêng ngả đi trong cơn bão phần phật gió, xiêu đổ là mưa. Những người phải bắt đầu cuộc mưu sinh từ sáng sớm vẫn can trường lao vào bão để không mất đi một ngày làm việc, kiếm hạt cơm khó nhọc.
Mình nhớ một buổi tối mùa đông rét buốt năm nào, có lẽ từ những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ trước, phố Hà Nội âm thầm vắng lặng, chẳng một bóng người.
Hình như ai cũng sợ cái rét cắt da cắt thịt để rồi chui sâu trong chăn, tự mình sưởi ấm cho mình và không ai còn nghe đến tiếng rao của một người đàn ông đã luống tuổi gánh đôi thùng gỗ, một bên là những ngăn, những giá đựng vài chiếc bát, chiếc thìa..., một bên là nồi chí mà phù nóng hổi.
Ông ngoại mình ái ngại nhìn ra đường, rồi nhìn mấy đứa cháu và ông quyết định mở cánh cửa gỗ nặng nề, gọi ông bán chí mà phù dạo vào tận trong nhà cho khỏi rét và mua cho cả nhà mỗi người một bát chí mà phù thơm nức mùi vừng đen đặc biệt.
Kể từ ngày đó, mình hay lắng nghe các tiếng rao đêm! “Chí mà phù!”. “Bánh mỳ nóng đơiii!”. “Ai xôi nào!”. Rồi không cần phải là đêm, ban ngày mình cũng lắng nghe giữa những trưa hè nóng nực hay buổi chiều đã vãn người: “Tào phớ” (Phớ đêi!), “Rau nào” (Ai rau muống rau cải nào!) hay “Kem đây!” và đặc biệt là mùa rươi với “Ai mua rươi ra mua!”.
Mình xa Hà Nội khi chỉ mới vừa qua tuổi hai mươi. Đi một mạch, có về thăm lại cũng thảng qua vài tuần, một hai tháng rồi lại đi. Nhất là vật đổi sao rời, căn nhà gỗ cổ giữa phố Hàng Đường đã bán, mẹ cha lưu lạc vào tận trong ngõ sâu nên chẳng còn nghe được những tiếng rao văng vẳng nỗi niềm.
Nhưng những tiếng rao vẫn còn đó, hiện hữu giữa chất ngất phồn hoa. Bấy lâu nay gia đình mình sống trong một khu chung cư cao tầng giữa một con phố đẹp vào hàng bậc nhất Hà Nội. Và rồi mình lại gặp những tiếng rao đêm. Không còn não nuột lòng người như thời nào xa lắm, nhưng vẫn văng vẳng trong đó nỗi niềm của cuộc mưu sinh khó nhọc.
Và dù những tiếng rao không còn là của chính chủ thể đang chào bán hàng mà là cái loa nhỏ phát ra lời rao đã được ghi sẵn, thì lời rao đêm cũng vẫn làm cho mình buốt nhói về một Hà Nội thời xưa cũ.
Hôm qua, như mọi lần buồn, mình dạo chơi phố sách Đinh Lễ, chọn mua một cuốn tạp văn,”Sài Gòn, sợi tơ lòng” và rồi thấy nao nao. Trở về nhà, đọc bài “Sè Goòng, bông hoa mười giờ tháng Bảy” của chị Vinh Trần, nhớ tới lời hứa với người bạn viết, chợt muốn viết gì đó về Hà Nội.
Đêm xuống, bố bảo, nhớ đóng cửa ban công, sợ đêm nay mưa, đêm nay có bão, nhưng mình vẫn cứ mở rộng cả cửa sổ lẫn ban công. Hình như mình làm thế vì chẳng mấy khi có một buổi chiều tối mát mẻ và gió lộng như vậy. Và hình như mình mong sẽ thiếp đi trong tiếng rao “Xôi lạc bánh khúc!” đã trở nên rất quen với mình trong những đêm không còn vắng lắm của một Hà Nội mới, một Hà Nội mà chắc mình sẽ dần phải quen.
Và có lẽ mình chỉ biết níu vào tiếng rao đêm mà biết rằng đây vẫn là Hà Nội.