“THIÊN TÀI TOÁN HỌC” HUNGARY ĐOẠT GIẢI ABEL NĂM 2021
- Thứ năm - 18/03/2021 20:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Trưa thứ Tư 17-3-2020, Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy đã công bố tên của 2 người đoạt Giải Abel năm nay trong một chương trình phát sóng trực tuyến, một trong số họ là GS. VS. Lovász László, “thần đồng toán học” Hungary, cựu Chủ tịch Hội Toán học Quốc tế (2007-2010), hiện là giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toán học Rényi Alfréd (Budapest).
Người thứ hai là GS. Avi Wigderson (Israel), thành viên Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton. Hai nhà toán học được nhận giải vì “các công trình mang tầm quan trọng quyết định của họ trong khoa học máy tính lý thuyết và toán học rời rạc, và vai trò của họ trong việc khiến các lĩnh vực này trở thành lĩnh vực trung tâm của toán học hiện đại”, theo lời lý giải.
Toán học không thuộc các ngành khoa học được Giải Nobel vinh danh, nhưng Giải Abel được coi là sự tưởng thưởng có thứ hạng tương tự như giải Nobel và cũng là một sáng kiến của Bắc Âu. Chính phủ Na Uy, theo đề nghị của Khoa Toán Đại học Oslo, đã thành lập giải thưởng này nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel.
Giải Abel được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy và đi kèm khoản tiền mặt trị giá 7,5 triệu NOK, việc lựa chọn dựa trên đề xuất của Ủy ban Abel bao gồm 5 nhà toán học quốc tế nổi tiếng. Giải Abel được trao lần đầu tiên vào năm 2003, và cho tới nay đã có 2 nhà toán học Hungary được nhận: GS. Lax Péter (2005) và GS. Szemerédi Endre (2012).
GS. Lovász László sinh năm 1948 tại Budapest và được coi là “thiên tài toán học” từ khi còn nhỏ. Thời gian 1962-1966, ông là học sinh chuyên Toán trường Tiểu học và Trung học Thực nghiệm Fazekas Mihály (Budapest) - “lò” đào tạo các “mầm non” toán học Hungary - và đã 3 lần liên tục đoạt HCV trong các kỳ thi Toán Quốc tế (1964, 1965 và 1966).
Lovász László theo học Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Budapest (ELTE) từ năm 1966 và tốt nghiệp năm 1971, nhưng trước đó ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khi còn là sinh viên, vào năm 1970, và đây là điều rất hiếm có! Năm 1978, ông được bổ nhiệm Giáo sư, và thời kỳ 1975-1982 là trưởng khoa Hình học Đại học Tổng hợp József Attila (Szefed).
Năm 1982, Lovász László trở lại Đại học ELTE (Budapest) và 1 năm sau, ông giữ cương vị Trưởng khoa Khoa học Máy tính của ELTE. Thời kỳ 2006-2008, ông là Viện trưởng Viện Toán của ELTE. Trong nhiều năm, GS. Lovász László cũng là Giáo sư giảng dạy tại các đại học nước ngoài như Đại học Bonn (1984-1985) hay Đại học Yale (1993-1999).
Toán học không thuộc các ngành khoa học được Giải Nobel vinh danh, nhưng Giải Abel được coi là sự tưởng thưởng có thứ hạng tương tự như giải Nobel và cũng là một sáng kiến của Bắc Âu. Chính phủ Na Uy, theo đề nghị của Khoa Toán Đại học Oslo, đã thành lập giải thưởng này nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel.
Giải Abel được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy và đi kèm khoản tiền mặt trị giá 7,5 triệu NOK, việc lựa chọn dựa trên đề xuất của Ủy ban Abel bao gồm 5 nhà toán học quốc tế nổi tiếng. Giải Abel được trao lần đầu tiên vào năm 2003, và cho tới nay đã có 2 nhà toán học Hungary được nhận: GS. Lax Péter (2005) và GS. Szemerédi Endre (2012).
GS. Lovász László sinh năm 1948 tại Budapest và được coi là “thiên tài toán học” từ khi còn nhỏ. Thời gian 1962-1966, ông là học sinh chuyên Toán trường Tiểu học và Trung học Thực nghiệm Fazekas Mihály (Budapest) - “lò” đào tạo các “mầm non” toán học Hungary - và đã 3 lần liên tục đoạt HCV trong các kỳ thi Toán Quốc tế (1964, 1965 và 1966).
Lovász László theo học Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Budapest (ELTE) từ năm 1966 và tốt nghiệp năm 1971, nhưng trước đó ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khi còn là sinh viên, vào năm 1970, và đây là điều rất hiếm có! Năm 1978, ông được bổ nhiệm Giáo sư, và thời kỳ 1975-1982 là trưởng khoa Hình học Đại học Tổng hợp József Attila (Szefed).
Năm 1982, Lovász László trở lại Đại học ELTE (Budapest) và 1 năm sau, ông giữ cương vị Trưởng khoa Khoa học Máy tính của ELTE. Thời kỳ 2006-2008, ông là Viện trưởng Viện Toán của ELTE. Trong nhiều năm, GS. Lovász László cũng là Giáo sư giảng dạy tại các đại học nước ngoài như Đại học Bonn (1984-1985) hay Đại học Yale (1993-1999).
Thời kỳ 1999-2006, GS. Lovász László làm việc tại Tập đoàn Microsolt. Ông là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (MTA, 2014-2020) và trên cương vị ấy, năm 2017, ông là một trong số những nhân vật nổi tiếng đầu tiên lên tiếng bênh vực Đại học Trung Âu (CEU) khi ngôi trường nổi tiếng này bị chính quyền cánh hữu tìm cách “vô hiệu hóa” hoạt động.
GS. Lovász László là Viện sĩ Hàn lâm Hungary (1985), thành viên Viện Khoa học và Nghệ thuật Châu Âu (Paris, 1981), Viện Hàn lâm Châu Âu (London, 1991), Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển (2007), Hội Toán học Mỹ (2012), Công dân Danh dự Budapest (2018). Vợ ông, bà Vesztergombi Katalin cũng là một nhà toán học, hai ông bà có tất cả 4 người con.
Trải nghiệm quyết định trong sự nghiệp toán học của GS. Lovász László là cuộc gặp gỡ với Erdős Pál (Paul Erdős, 1913-1996), một trong những tên tuổi lớn nhất (và có cách sống “du mục” lập dị nhất) của Toán lý thuyết thế kỷ 20, người đã có những chỉ dẫn quý báu về lý thuyết tổ hợp và lý thuyết đồ thị và định ra hướng nghiên cứu ban đầu cho ông.
Sự học hỏi và hợp tác của GS. Lovász Lászó với bậc thầy Erdős Pál còn mang tính quyết định về phong cách làm việc, hợp tác và cởi mở mà sau này ông đã thể hiện khi tiếp cận với toán học và thế giới các nhà toán học, theo đánh giá của báo chí Hungary. Ông cũng đã cùng GS. Erdős Pál và GS. VS. Babai László (*) lập ra tạp chí “Combinatorica” (1981).
Cho đến nay, GS. Lovász László đã sở hữu rất nhiều giải thưởng toán học quan trọng khác như Giải Fulkerson (1982, 212), Giải thưởng Nhà nước Hungary (1985), Giải Pólya (1979), Giải Brouwer Medal (1993), Giải Wolf (1999), Giải Knuth Prize (1999), Giải Gödel (2001), Giải Neumann János (2006), Giải Széchenyi (2008) và Giải Kyoto (2010).
GS. Lovász László và gia đình có sự gắn bó với Việt Nam và nền toán học Việt Nam. Đặc biệt, sự khích lệ, giúp đỡ tận tình và hướng dẫn của ông đã khiến nhà toán học Vũ Hà Văn - vốn là sinh viên Khoa Điện tử, Đại học Kỹ thuật Budapest - có thể chuyển sang Khoa Toán ELTE, và sau đó, có cơ hội tu nghiệp và bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Yale.
Vào năm 2008, GS. Lovász László cũng đã có chuyến thăm, gặp mặt, trao đổi và thuyết giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về chuyên đề làm thế nào để hoàn thiện một đồ thị (“How to draw graphs?”). Con trai ông, TS. Lovász Miklós László, đã đoạt HCB tại kỳ Olympic Toán Quốc tế (IMO) thứ 48, lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2007 (**).
Trả lời phỏng vấn báo chí Hungary, GS. Lovász László cho biết ông không tính đến giải thưởng này, vì ông từng là thành viên ủy ban trao giải và biết là quyết định được đưa ra rất khó khăn, do các ứng viên đều là những nhà toán học có công trình đáng kể và làm việc trong những lĩnh vực rất khác nhau, sự nghiệp rất khó so sánh và khó đoán ai được chọn.
Tuy nhiên, vào chiều thứ Sáu tuần trước, GS. Lovász László được hẹn cho một cuộc phỏng vấn để đăng trên trang web của MTA, và khi mở mạng Zoom, ngoài các đồng nghiệp mà ông tính đến trong buổi trò chuyện, ông còn thấy có vài nhà toán học khác của MTA và Viện Rényi Alfréd, và 3 nhân vật từ Na Uy. Khi đó, ông đã lờ mờ đoán được sự thể.
Bởi lẽ, truyền thống của Giải Abel là ít ngày trước khi công bố kết quả, người được giải sẽ được thông báo bất ngờ về vinh dự này. Clip được Viện Hàn lâm Khoa học Hungary chia sẻ cho thấy nhà toán học bối rối vì vui mừng, và thốt lên “tôi còn chưa ăn mặc tử tế...”. “Tôi chỉ nghĩ, làm sao phải báo được thật nhanh cho vợ...” - ông thổ lộ với mạng telex.hu.
Ghi chú:
(*) Một nhà nghiên cứu nổi tiếng của Hungary về tổ hợp và lý thuyết nhóm.
(**) Năm 2008, Lovász Miklós László đoạt HCV tại IMO thứ 49, tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha.