Sổ tay NCTG: ANH TRẦN CÔNG TÂM
- Thứ năm - 31/10/2019 06:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mạng FB nhiều khi như một cái chợ khổng lồ, nhộm nhoạm và xô bồ, lắm lúc vô duyên và lắm chuyện. Nhưng nếu để tâm, chúng ta có thể tìm được những người thầy ở đó theo đúng nghĩa, về nhiều mặt...”.
Sáng dậy, bật máy tính để làm việc, tiện thể lướt chút FB xem sự kiện 39 nạn nhân tử nạn tại Anh “đi về đâu”, bỗng đập vào mắt một tin buồn (*) hết sức bất ngờ đối với mình...
Như đã thành một tập quán, mỗi khi có ai qua đời, thì avatar các thân bằng quyến thuộc của họ lại đổi thành màu đen tang tóc. Lần này, chính avatar của chính người đã khuất được đổi màu như vậy...
Bần thần, mình đọc những lời chia buồn của bạn bè quen biết trên mạng: “Thế là một người bạn lớn, một người hiếm hoi am hiểu không chỉ không gian Xô-viết và hậu Xô-viết, русский мир mà cả новые русские...”.
Anh Trần Công Tâm (nick Tam Tran) thực sự là một con người như thế. Sẽ không hề quá lời khi nhận xét về anh là “một người luôn nhìn nhận vấn đề bằng phương pháp luận dễ hiểu, hợp lý và khoa học”, “một học giả, một nhà trí thức, một người bạn lớn...”.
Những note của anh trên trang FB cá nhân mà mình vẫn lẳng lặng theo dõi từ lâu nay, luôn là “những bài viết sâu sắc, ngồn ngộn tư liệu, kiến thức uyên bác cùng sự phân tích hết sức khoa học và tỉnh táo”. Hiếm ai sử dụng FB một cách trân trọng và lịch lãm như thế.
Thời buổi công nghiệp, “thế giới phẳng”, cái gì cũng phiên phiến, người đọc cũng thường có tâm lý ngại đọc những gì dài dài, lắm khi đọc mươi dòng đã quên trước đó nói gì. Các “ngôi sao” trên mạng chỉ cần post tấm hình và nhả “con” icon, là đủ làm dấy lên vài cơn “bão”.
Rất ít người làm như anh. Bài viết nào của anh, nội dung và câu chữ cũng hết sức chỉn chu, đẹp cả hoàn mỹ cả về nội dung lẫn cách thể hiện. Và hầu như bài nào cũng được “cư dân mạng” chú tâm đọc, và bình luận rôm rả, dù đề tài bao giờ cũng nghiêm túc, thậm chí “nặng”.
Nghiêm cẩn nhưng nhẹ nhàng, đầy đủ ở mức cao nhất nhưng luôn diễn đạt trong sáng là cách viết của anh. Kể cả ở những bài phức tạp và cần phải viết dài, anh luôn duy trì được “sợi chỉ đỏ” nhất quán và logic, dẫn dắt người đọc và truyền bá tri thức qua những gập ghềnh của con chữ.
Du học và lấy bằng Tiến sĩ ở Liên Xô (cũ), nhưng khác (nhiều khi, trái ngược) với rất nhiều người cùng và thuộc thế hệ sau anh, anh mang trong lòng và tâm niệm tư duy dân chủ và khai phóng, và điều đó thấm đẫm trong những trang viết của anh, khiến chúng mang giá trị phổ quát.
Không hiểu sao, đọc những bài của anh, mình luôn có cảm giác, sau những con chữ là một trí thức/ quý tộc kinh điển của nước Nga cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, lớp người đã gần như bị “tuyệt diệt” từ đầu thập niên 20 với sự hình thành của thứ “nhà nước vô sản” Lenin - Stalin.
Về mặt cá nhân, mình không hề quen biết anh, cũng như không có được hạnh ngộ cùng chung những kỷ niệm với anh về Liên Xô thuở trước, và Liên bang Nga bây giờ. Duy nhất, chỉ một lần, mình rụt rè xin phép anh cho đăng 1 bài trên NCTG, vì nội dung của nó mình thấy lý thú.
Thậm chí cho tới lúc ấy, mình còn chưa biết tên thật của anh, và trên nguyên tắc mình phải hỏi, nhưng thế thì... “quê” quá. Rất may cho mình, anh đã tự động nhắn ngay, lịch sự và nhã nhặn. Anh còn hứa sẽ tìm ảnh và clip để mình đưa vào bài như một minh họa “người thật việc thật”.
Háo hức, mình đã đăng bài (mà không cần sửa một chữ, điều rất hiếm có ở mình, phàm cái tay “đả tự” thôi mà nhiều khi cứ có máu “chỉnh lý”) chứ không chờ được tới khi anh gửi. Tới lúc nhận được ảnh và clip, hối hận quá, mình đã rắp tâm sẽ bổ sung vào bài, nhưng rồi bận nên cũng bỏ qua...
Sau đó, mình còn trao đổi đôi dòng về một bài khác của anh - đề tài lịch sử và chính trị, rất cặn kẽ - mà anh đã cho phép đăng, nhưng tới giờ mình vẫn chưa “xử lý” được. Mối “giao tình” của mình với anh chỉ dừng ở mức rất sơ giao như vậy...
Những bài viết khác của anh đều hoàn hảo, công tâm và đều là những nguồn tư liệu, thông tin và gợi mở rất quý báu cho mình. Cho dù anh bảo không đăng ở báo nào, nhưng mình nghĩ là anh đã có độc giả ở FB cá nhân nên không bao giờ dám nghĩ xin làm “của riêng” cho NCTG.
Mạng FB nhiều khi như một cái chợ khổng lồ, nhộm nhoạm và xô bồ, lắm lúc vô duyên và lắm chuyện. Nhưng nếu để tâm, chúng ta có thể tìm được những người thầy ở đó theo đúng nghĩa, về nhiều mặt, và... miễn phí.
Với mình, anh Trần Công Tâm là một người thầy như vậy, mặc dù có lẽ anh không bao giờ biết điều đó. Vĩnh biệt anh!
(*) Anh Trần Công Tâm mất ngày 31-10-2019, hưởng thọ 72 tuổi.
Như đã thành một tập quán, mỗi khi có ai qua đời, thì avatar các thân bằng quyến thuộc của họ lại đổi thành màu đen tang tóc. Lần này, chính avatar của chính người đã khuất được đổi màu như vậy...
Bần thần, mình đọc những lời chia buồn của bạn bè quen biết trên mạng: “Thế là một người bạn lớn, một người hiếm hoi am hiểu không chỉ không gian Xô-viết và hậu Xô-viết, русский мир mà cả новые русские...”.
Anh Trần Công Tâm (nick Tam Tran) thực sự là một con người như thế. Sẽ không hề quá lời khi nhận xét về anh là “một người luôn nhìn nhận vấn đề bằng phương pháp luận dễ hiểu, hợp lý và khoa học”, “một học giả, một nhà trí thức, một người bạn lớn...”.
Những note của anh trên trang FB cá nhân mà mình vẫn lẳng lặng theo dõi từ lâu nay, luôn là “những bài viết sâu sắc, ngồn ngộn tư liệu, kiến thức uyên bác cùng sự phân tích hết sức khoa học và tỉnh táo”. Hiếm ai sử dụng FB một cách trân trọng và lịch lãm như thế.
Thời buổi công nghiệp, “thế giới phẳng”, cái gì cũng phiên phiến, người đọc cũng thường có tâm lý ngại đọc những gì dài dài, lắm khi đọc mươi dòng đã quên trước đó nói gì. Các “ngôi sao” trên mạng chỉ cần post tấm hình và nhả “con” icon, là đủ làm dấy lên vài cơn “bão”.
Rất ít người làm như anh. Bài viết nào của anh, nội dung và câu chữ cũng hết sức chỉn chu, đẹp cả hoàn mỹ cả về nội dung lẫn cách thể hiện. Và hầu như bài nào cũng được “cư dân mạng” chú tâm đọc, và bình luận rôm rả, dù đề tài bao giờ cũng nghiêm túc, thậm chí “nặng”.
Nghiêm cẩn nhưng nhẹ nhàng, đầy đủ ở mức cao nhất nhưng luôn diễn đạt trong sáng là cách viết của anh. Kể cả ở những bài phức tạp và cần phải viết dài, anh luôn duy trì được “sợi chỉ đỏ” nhất quán và logic, dẫn dắt người đọc và truyền bá tri thức qua những gập ghềnh của con chữ.
Du học và lấy bằng Tiến sĩ ở Liên Xô (cũ), nhưng khác (nhiều khi, trái ngược) với rất nhiều người cùng và thuộc thế hệ sau anh, anh mang trong lòng và tâm niệm tư duy dân chủ và khai phóng, và điều đó thấm đẫm trong những trang viết của anh, khiến chúng mang giá trị phổ quát.
Không hiểu sao, đọc những bài của anh, mình luôn có cảm giác, sau những con chữ là một trí thức/ quý tộc kinh điển của nước Nga cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, lớp người đã gần như bị “tuyệt diệt” từ đầu thập niên 20 với sự hình thành của thứ “nhà nước vô sản” Lenin - Stalin.
Về mặt cá nhân, mình không hề quen biết anh, cũng như không có được hạnh ngộ cùng chung những kỷ niệm với anh về Liên Xô thuở trước, và Liên bang Nga bây giờ. Duy nhất, chỉ một lần, mình rụt rè xin phép anh cho đăng 1 bài trên NCTG, vì nội dung của nó mình thấy lý thú.
Thậm chí cho tới lúc ấy, mình còn chưa biết tên thật của anh, và trên nguyên tắc mình phải hỏi, nhưng thế thì... “quê” quá. Rất may cho mình, anh đã tự động nhắn ngay, lịch sự và nhã nhặn. Anh còn hứa sẽ tìm ảnh và clip để mình đưa vào bài như một minh họa “người thật việc thật”.
Háo hức, mình đã đăng bài (mà không cần sửa một chữ, điều rất hiếm có ở mình, phàm cái tay “đả tự” thôi mà nhiều khi cứ có máu “chỉnh lý”) chứ không chờ được tới khi anh gửi. Tới lúc nhận được ảnh và clip, hối hận quá, mình đã rắp tâm sẽ bổ sung vào bài, nhưng rồi bận nên cũng bỏ qua...
Sau đó, mình còn trao đổi đôi dòng về một bài khác của anh - đề tài lịch sử và chính trị, rất cặn kẽ - mà anh đã cho phép đăng, nhưng tới giờ mình vẫn chưa “xử lý” được. Mối “giao tình” của mình với anh chỉ dừng ở mức rất sơ giao như vậy...
Những bài viết khác của anh đều hoàn hảo, công tâm và đều là những nguồn tư liệu, thông tin và gợi mở rất quý báu cho mình. Cho dù anh bảo không đăng ở báo nào, nhưng mình nghĩ là anh đã có độc giả ở FB cá nhân nên không bao giờ dám nghĩ xin làm “của riêng” cho NCTG.
Mạng FB nhiều khi như một cái chợ khổng lồ, nhộm nhoạm và xô bồ, lắm lúc vô duyên và lắm chuyện. Nhưng nếu để tâm, chúng ta có thể tìm được những người thầy ở đó theo đúng nghĩa, về nhiều mặt, và... miễn phí.
Với mình, anh Trần Công Tâm là một người thầy như vậy, mặc dù có lẽ anh không bao giờ biết điều đó. Vĩnh biệt anh!
(*) Anh Trần Công Tâm mất ngày 31-10-2019, hưởng thọ 72 tuổi.