Từ những chuyến đi: ANDRZEJ WAJDA VÀ “KATYN”
- Thứ hai - 10/10/2016 08:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Vượt qua được thảm kịch gia đình, sáng tạo để ghi nhận lịch sử như vốn dĩ nó có mà không cần hàm ý chửi bới, rủa xả là điều Andrzej Wajda đã làm được, một cách bi thương, trầm hùng và cảm động, với trải nghiệm của một người lính từng cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương thời kỳ 1942-45”.
Trưa hôm qua tản bộ ở gần Thành Cổ Warsaw, đoạn Krakowskie Przedmieście thì thấy một triển lãm ảnh về Andrzej Wajda. Do không có thời gian nên chỉ chụp quấy quá hai tấm ảnh, định bụng sẽ trở lại chụp kỹ để về tra cứu nội dung (có lẽ liên quan tới Liên quan phim Warsaw, khai cuộc hôm 7-10).
Nhưng tối bật máy tính, giật mình vì nghe tin Andrzej Wajda vừa từ trần, hưởng thọ 90 tuổi... Cảm giác rất kỳ lạ, như thể mình vừa gặp một ai, và sau đó dăm bảy tiếng thì người ấy đã về cõi âm.
Andrzej Wajda đương nhiên là một trong những gương mặt kỳ vĩ của điện ảnh thế giới, điều đó miễn bàn. Nhưng với mình, có lẽ là do tạng người và sở thích, vẫn ấn tượng nhất với ông qua bộ phim “Katyń” (2007), một đề tài mà mình quan tâm tìm hiểu tới giờ có lẽ cũng đã được gần 25 năm...
Đó không phải là bộ phim duy nhất về đề tài chiến tranh của Andrzej Wajda (ngược lại, nhà đạo diễn có rất nhiều tác phẩm mổ xẻ và đi sâu vào đề tài Đệ nhị Thế chiến), và thoạt nhìn thì phim cũng không quá đặc biệt, nhưng bằng một cách nào đó, “Katyń” rất gần với trái tim và sự cảm nhận của mình.
Cũng có thể, Andrzej Wajda đã dồn hết tâm huyết vào đó, để tưởng nhớ thân phụ ông (cũng bị giết hại ở Katyń), và như một sự tưởng thưởng, ghi danh xứng đáng cho “đại gia đình Katyń” - toàn thể người dân Ba Lan, đã tranh đấu cho nền độc lập dân tộc và cho một sự thật không bị bóp méo (lời cố tổng thống Lech Kaczyński).
Nhưng tối bật máy tính, giật mình vì nghe tin Andrzej Wajda vừa từ trần, hưởng thọ 90 tuổi... Cảm giác rất kỳ lạ, như thể mình vừa gặp một ai, và sau đó dăm bảy tiếng thì người ấy đã về cõi âm.
Andrzej Wajda đương nhiên là một trong những gương mặt kỳ vĩ của điện ảnh thế giới, điều đó miễn bàn. Nhưng với mình, có lẽ là do tạng người và sở thích, vẫn ấn tượng nhất với ông qua bộ phim “Katyń” (2007), một đề tài mà mình quan tâm tìm hiểu tới giờ có lẽ cũng đã được gần 25 năm...
Đó không phải là bộ phim duy nhất về đề tài chiến tranh của Andrzej Wajda (ngược lại, nhà đạo diễn có rất nhiều tác phẩm mổ xẻ và đi sâu vào đề tài Đệ nhị Thế chiến), và thoạt nhìn thì phim cũng không quá đặc biệt, nhưng bằng một cách nào đó, “Katyń” rất gần với trái tim và sự cảm nhận của mình.
Cũng có thể, Andrzej Wajda đã dồn hết tâm huyết vào đó, để tưởng nhớ thân phụ ông (cũng bị giết hại ở Katyń), và như một sự tưởng thưởng, ghi danh xứng đáng cho “đại gia đình Katyń” - toàn thể người dân Ba Lan, đã tranh đấu cho nền độc lập dân tộc và cho một sự thật không bị bóp méo (lời cố tổng thống Lech Kaczyński).
Andrzej Wajda được nhận Tượng vàng Oscar cho toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của mình, điều đó không có gì đáng bàn. Riêng mình, nếu có thể, sẵn lòng trao cho ông Oscar cho “Katyń”, một trong bốn tác phẩm của ông được đề cử Tượng vàng, mà rốt cục không lần nào ông được nhận. Tiếc thay...
“Mẹ tôi thì đến tận khi mất, năm 1950, vẫn tin là sẽ có ngày cha tôi về” - mình còn nhớ Andrzej Wajda từng chia sẻ như vậy khi mang “Katyń” đi dự Liên hoan phim Quốc tế Berlin năm 2008. Và ông cũng nói, ông làm phim để thương khóc và để tang các nạn nhân, chứ không nhằm gây hấn với “gấu Nga”.
Vượt qua được thảm kịch gia đình, sáng tạo để ghi nhận lịch sử như vốn dĩ nó có mà không cần hàm ý chửi bới, rủa xả là điều Andrzej Wajda đã làm được, một cách bi thương, trầm hùng và cảm động, với trải nghiệm của một người lính từng cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương thời kỳ 1942-45.
Và giờ thì người khai mào cho “làn sóng mới” trong điện ảnh Ba Lan đã đi xa. Vĩnh biệt ông...