Bạn có biết: CÂY ĐÀN DƯƠNG CẦM ĐƯỢC CẢ BEETHOVEN VÀ LISZT SỬ DỤNG
- Thứ hai - 11/03/2024 07:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Bị thôi thúc từ những bài học tìm hiểu văn hóa, lịch sử và chính trị nước Hungary, tôi đã có cơ duyên bước vào tòa nhà chính Bảo tàng Quốc gia Hungary (tọa lạc tại trung tâm thủ đô Budapest) vào một ngày đặc biệt 8/3.
Bảo tàng Quốc gia Hungary được thành lập vào năm 1802, khi Bá tước Széchényi Ferenc tặng bộ sưu tập cá nhân của mình gồm hơn 20.000 bộ sưu tập, bản đồ, tiền xu và các phát hiện khảo cổ cho nhà nước. Hiện nay, đây là nơi lưu giữ những kỷ vật quý giá, những di tích lịch sử vô cùng quan trọng của Hungary.
Điểm nổi bật và ấn tượng nhất của bảo tàng mà tôi được chiêm ngưỡng, có lẽ là chiếc áo choàng - Hoàng bào Đăng quang (Koronázási Palást) - cả ngàn năm tuổi bằng gấm lụa màu xanh lục từ thời vị vua lập quốc I. (Szent) István với những đường thêu tỉ mỉ bằng sợi vàng, sợi bạc và một cây đàn piano Broadwood từng được cả Beethoven và Liszt sử dụng.
Câu chuyện về cây đàn dương cầm đặc biệt, chắc không phải ai cũng biết. Trở lại năm 1817, Thomas Broadwood - chủ của hãng đàn piano cổ nhất còn lại tới ngày nay - đã gặp thiên tài Beethoven ở tuổi 47 tại Vienna. Khi phát hiện ra nhà soạn nhạc nổi tiếng gần như bị điếc và có phần nghèo khó, Broadwood quyết định tặng Beethoven một cây đàn mới.
Điểm nổi bật và ấn tượng nhất của bảo tàng mà tôi được chiêm ngưỡng, có lẽ là chiếc áo choàng - Hoàng bào Đăng quang (Koronázási Palást) - cả ngàn năm tuổi bằng gấm lụa màu xanh lục từ thời vị vua lập quốc I. (Szent) István với những đường thêu tỉ mỉ bằng sợi vàng, sợi bạc và một cây đàn piano Broadwood từng được cả Beethoven và Liszt sử dụng.
Câu chuyện về cây đàn dương cầm đặc biệt, chắc không phải ai cũng biết. Trở lại năm 1817, Thomas Broadwood - chủ của hãng đàn piano cổ nhất còn lại tới ngày nay - đã gặp thiên tài Beethoven ở tuổi 47 tại Vienna. Khi phát hiện ra nhà soạn nhạc nổi tiếng gần như bị điếc và có phần nghèo khó, Broadwood quyết định tặng Beethoven một cây đàn mới.
Vào thời điểm đó, đàn piano của Anh sản xuất to, hiện đại hơn rất nhiều so với bất kỳ nhạc cụ nào mà Beethoven đã sử dụng. Một cây đàn quý, một món quà vô giá mà khi đón nhận, nhà soạn nhạc đã rất xúc động và trút tâm tình vào những dòng thư đong đầy cảm xúc mà ông mở đầu bằng lời lẽ rất trọng thị: "Gửi người bạn thân nhất của tôi, Broadwood".
"Tôi chưa bao giờ cảm thấy niềm vui nào lớn hơn thế khi tôi chờ đợi sự xuất hiện của cây đàn piano mà bạn dành tặng tôi như một món quà vô giá. Tôi sẽ coi nó như một nơi thờ tự thiêng liêng để tôi đặt những lễ vật đẹp đẽ nhất của tâm hồn mình lên vị thần Apollo", Beethoven nói về cây đàn tân kỳ và chất lượng nhất của hãng Broadwood mà ông được tặng.
"Ngay sau khi nhận được cây đàn tuyệt vời của bạn, tôi sẽ gửi cho bạn thành quả từ những khoảnh khắc cảm hứng đầu tiên mà tôi dành cho nó, như một sự tri ân biết ơn dành cho bạn. Bạn thân yêu của tôi ơi, tôi hy vọng rằng chúng sẽ xứng đáng với cây đàn của bạn", nhạc sĩ viết tiếp. Cần biết là tên ông và lời đề tặng cũng được khắc lên cây đàn quý này.
"Thưa ngài và thưa người bạn thân mến của tôi, xin hãy vui lòng nhận sự quan tâm nồng nhiệt nhất của tôi, từ người bạn và người hầu khiêm tốn nhất của ngài!", Beethoven kết thúc lá thư với cảm xúc biết ơn tràn ngập. Sau 7 tháng vận chuyển từ London đến kinh đô Vienna, Beethoven đã nhận được món quà vô giá ấy năm 1818 trong sự vui mừng khôn xiết.
Tiếc là căn bệnh quái ác đã không cho phép ông được sử dụng cây đàn mà ông hết mực yêu mến đó trong một thời gian dài, từ 1824 ông đã không thể dùng được nó. Đàn được cất giữ tại nhà riêng ở Vienna cho đến khi ông qua đời vào năm 1827. Sau đó cây đàn được bán cho C. Anton Spina, một nhà xuất bản âm nhạc và sưu tầm cổ vật trong một kỳ đấu giá.
Năm 1845, để thể hiện sự mến mộ, Spina đã tặng lại cây đàn này cho Liszt Ferenc, nhà soạn nhạc đại tài Hungary, được xem như một trong những danh cầm vĩ đại nhất của mọi thời đại. Là một tín đồ cuồng nhiệt của Beethoven, Liszt đã sử dụng và gìn cây đàn trong phòng thư viện của ông tại Weimar (Đức) như báu vật quý giá nhất mà ông được sở hữu.
Năm 1873, nhân nửa thế kỷ hoạt động nghệ thuật, bậc thầy trường phái Lãng mạn Châu Âu thế kỷ 19 có ý nguyện tặng những bảo vật mà ông trân quý nhất cho Bảo tàng Quốc gia trên tư cách "một người yêu nước Hung", "rất tự hào nếu có thể cống hiến tài năng nghệ thuật nhỏ bé của mình cho dân tộc Hungary", như trong thư đề tặng của ông cho bảo tàng.
Tuy nhiên, cùng các di vật khác của ông, chiếc đàn rốt cục chỉ được chuyển về Bảo tàng Quốc gia vào tháng 9/1887 sau khi Liszt Ferenc qua đời, và kể từ đó đàn là một trong những hiện vật được trân trọng nhất của bảo tàng. Cần phải nói thêm đây là cây đàn cổ "còn sống" được phục chế năm 1991 và vẫn được mang đi lưu diễn vào những dịp rất đặc biệt.
Chùm ảnh về Bảo tàng Quốc gia Hungary: