Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


“A HÁBORÚ SZOMORÚSÁGA” - BẢN TIẾNG HUNG CỦA “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” (1)

(NCTG) “Trước khi đến Việt Nam, tìm hiểu về Việt Nam, bạn hãy đọc “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh” (khuyến nghị của NXB Lonely Planet chuyên xuất bản sách hướng dẫn du lịch có trụ sở ở Melbourne, Úc).
Nhà văn Bảo Ninh
Lời Tòa soạn: “Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn”, “một thành quả lao động tuyệt đẹp”, “vượt ra ngoài sức tuởng tượng của người Mỹ”, “đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của Erich Maria Remarque” là những lời ca ngợi mà nhật báo uy tín của Anh, tờ “Independent” đã dành cho tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh.
 
Xuấn bản lần đầu năm 1990 với tiêu đề “Thân phận của tình yêu”, cuốn sách lập tức gây bão với lối viết và cách nhìn hoàn toàn khác về chiến tranh so với những tác phẩm “truyền thống” từ trước đến nay. Trong tiểu thuyết đầy ám ảnh này, cuộc chiến Việt Nam được tái hiện từ góc độ của sự mất mát, tang thương và bi kich của nó, và con người xuất hiện một cách phức tạp, đa chiều, được khai thác và xây dựng trên phương diện tâm lý cá nhân.
 
Theo thống kê mới nhất được công bố tại một hội thảo khoa học tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 7-2019, “Nỗi buồn chiến tranh” đã được dịch ra 15 thứ tiếng, 18 phiên bản (đa phần các bản dịch được chuyển ngữ từ bản tiếng Anh) và trở thành cuốn tiểu thuyết Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Sách đã nhận được nhiều giải thưởng và được nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học trong và ngoài nước tôn vinh.
 
Tại Hungary, một trích đoạn của “Nỗi buồn chiến tranh” đã được ra mắt độc giả nước này trên tạp chí “Ezredvég” số tháng 9/1995 (*). Tuy nhiên, phải đợi đến những ngày gần đây, sách mới được chuyển ngữ hoàn toàn, trực tiếp từ nguyên bản tiếng Việt do NXB Trẻ ấn hành năm 2011, có tham khảo các bản dịch tiếng Pháp và Anh. Người thực hiện công việc tâm huyết ấy là ông Bakos Ferenc, sinh viên Hung học tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam.
 
Bakos Ferenc đã có hơn 60 năm gắn bó với Việt Nam. Trên tư cách Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã có mặt tại Hội đàm Paris và là người dịch Hiệp định Paris ra tiếng Hung. Sau đó, ông cũng là chuyên viên ngoại giao tham gia hoạt động của Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế (ICCS) giám sát sự thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam. Hiện tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu, song ông vẫn chú tâm theo dõi những vấn đề của Việt Nam.
 
Không chuyên sâu trong lĩnh vực văn học, Bakos Ferenc coi bản dịch “Nỗi buồn chiến tranh” của ông là sự thể hiện lòng yêu mến, ngưỡng mộ và cảm thông sâu sắc tới nhân dân và những người lính Việt Nam. Đăng tải nhiều kỳ (song ngữ) bản dịch vừa được dịch giả hoàn tất, NCTG mong mỏi được đông đảo bạn hữu chỉ giáo và nhuận sắc để hoàn thiện bản tiếng Hung của một trong những tiểu thuyết lớn nhất về chiến tranh Việt Nam (NCTG).
 
(*) Bản dịch của Bögős László.
 
Dịch giả Bakos Ferenc với ấn bản Việt ngữ của tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”. Budapest, Tết Kỷ Hợi 2019 - Ảnh: Phạm Khuê
Dịch giả Bakos Ferenc với ấn bản Việt ngữ của tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”. Budapest, Tết Kỷ Hợi 2019 - Ảnh: Phạm Khuê
 
A HÁBORÚ SZOMORÚSÁGA
 
1. Fejezet
 
1. 
A háború utáni első száraz évszak a B3-as Front Északi Szárny hátországi támaszpontjára csöndesen, de késve érkezett. Eltelt a szeptember, az október, majd a november fele is, de a Ya Crong Poco folyása mentén a zöldes esős évszak áradata mégis átcsapott mind a két parton. Az időjárás bizonytalan volt. Nappal forróság. Éjjel eső. Csak kis eső volt, de mégis csak eső. Eső… A hegyek sápadtak, az ösvények sötétek. Az erdő fái átnedvesedtek. Az erdő hallgatag volt. Este az erdő földjéről pára gomolygott. A páratenger zöldes színű volt, rothadt levél szagát árasztotta.
 
És egészen december első napjaiig az erdei utak még keservesen latyakosak, lepusztultak voltak, a béke által elhagyatottan. Szinte járhatatlanok. Az ár lassan elsüllyesztette, a nyomok elvesztek az erdő fái között, a burjánzó erdei fűben.
 
Ilyen időjárási körülmények között, ilyen utakkal az utazás leírhatatlanul keserves volt. Csak alig 50 kilométeren, a Sa Thay keleti részén fekvő Krokodil tó völgytől a 67-es járáson keresztül a Poco nyugati partján a Thánh Giá Domb hármas elágazásig, a három hidas Zil elefánterős motorral úgy, hogy teljes erővel, egész nap, pihenés nélkül ment, mégis elhagyott egy szakaszt. Csak estére ért az Üvöltő lelkek (Lélek hívó) dzsungel kapujához. A kocsi egy széles, rothadt fával borított patak partjánál állt meg. A sofőr a vezető fülkében éjszakázott. Kien pedig felmászott a kocsira, felakasztotta a függőágyát és lefeküdt. Az éjszaka közepére megjött az eső. Mint egy könnyű függöny, finoman, mint a harmat, csöndesen hullott, szinte hangtalanul. A kocsi régi, foszladozó ponyvája beázott. Az esővíz lassan lecsöpögött a platón sorba rakott nejlon zsákokra, amikbe a hősi halottak maradványait csavarták bele. A párás, vízzel telített levegő szétáradt, hosszú jéghideg ujjai lassan behatoltak a függőágy takarójának a belsejébe. Kien megrázkódott. Megfordult. Az alvása szaggatott, könnyed, nyugtalan, szendergő, ringató volt. Az út mellett a patak szomorkásan, folytonosan csobogott, mint az idő hangos folyása, félálomban hallgatva. Az alvásban és azon kívül is az éjszaka vaksötét és zavaros, párás volt. A csuromvizes szél sóhajtott. Hirtelen az az érzése támadt, mintha a kocsi hirtelen elindult volna, a kereke csöndesen gurul, lágyan halad, motor nélkül, sofőr nélkül, magában álomutazik az elhagyatott erdei úton. És a patak hangjába csendesen elvegyült a mély erdő világának távolról és kísértetiesen, homályosan hallatszó szomorú panasza, mint a múlt egy idejéből és helyéről érkező visszhang, mint a fű szőnyegre nagyon régen lehullott sárga levelek hangja.
 
Ezt a vidéket Kien nagyon is ismeri. Ez az a hely, ahol 1969 száraz évszakának, az egész B3-as vidék rendkívül nyomorúságos száraz évszakának a végén, a 27-es önálló zászlóaljat,- azt a szerencsétlen zászlóaljat, amelyből ő egyike a tíz szerencsésen élve maradt embernek,- bekerítették, majd megsemmisítették, hogy még a nevük is teljesen elveszett. Egy félelmetes, gonosz és kegyetlen harcban…
 
Abban a száraz évszakban erősen sütött a nap, nagy volt a szél. Az erdőt sűrű benzinnel locsolták, gomolygott a tüzes pokol. A századok már szétestek, igyekeztek visszahúzódni, majd megint szétverték őket. A napalm mindenkit kitépett a lövészárokból. Már se katonák, se tisztek nem voltak. A fülsiketítő zajban őrülten futásnak eredtek a sűrű golyózáporban. A tűz tengerbe zuhanva haltak meg. A fejük fölött helikopterek köröztek a fák koronája magasságában. A géppuska csövét szinte arra szorították, hogy egyenként lője tarkón az embereket. Ömlött, patakzott, bugyogott, áradt szét a vér. A dzsungel közepén, a keskeny tisztáson, azon a tisztáson, amelyről azt hallani, hogy a növényzet mindmáig nem tért magához hogy benője az akkor lemészárolt emberek szétszóródott holttesteit, a szétvert, szanaszéjjel heverő, forró levegőt árasztó testeket.
 
“Inkább meghalunk, de nem adjuk meg magunkat... Testvéreim, inkább meghalunk…!” - ordította a zászlóalj parancsnok, mint egy őrült, sápadt, vad arccal. Rémülten hadonászott a pisztolyával, és Kien szeme láttára fejbe durrantotta magát. Az agyveleje a füléből fröccsent ki. Kien nyelve lebénult, ó ó kiáltás tört ki a torkán. Az amerikaiak rohamozva közeledtek, géppisztolyt markolva az oldalukon. A golyók körös-körül záporoztak, mint egy mérges méh raj. Kien hangosan csuklott, elejtette a fegyverét, az oldalát fogta és térdre esett. Lassan lehemperedett a kiszáradt patak medrébe, forró vérével locsolva a lejtős patak partot.
 
Az ez utáni napokban varjúk és hollók lepték el az eget. És miután az amerikaiak visszavonultak, betört az esős évszak, az erdőt elöntötte az ár. A harctér mocsárrá változott, a sötétbarna vízfelszín sötét vörösen habzott. A víz felszínén hason és hanyatt fekvő holttestek, összeégett állati tetemek, truong sinh úsztak, lövedék által összezúzott gallyakkal, levelekkel, kisebb nagyobb fatörzsekkel összekeveredve. Amikor az ár lement, minden napfényre került nyúlósan, sűrű sárral borítva, olyan szörnyű bűzt árasztva, mint a rothadó hús. Kien a patak mentén vonszolta magát, a száján és a sebhelyén szüntelenül szivárgó vérrel, a halottak hideg és nyúlós vérével. Kígyók és bogarak átmásztak rajta. A halál szelleme tapogatta.
 
Attól kezdve már senki sem említette a 27-es zászlóaljat, bár abban a halálos vesztes csatában számtalan kísértet született, akik még most is ott kóborolnak a parti bokrok, erdő szélek, a patak mente minden zugában. Még mindig nem akarnak elmenni. Ennek a névtelen, sötét, mérges kigőzölgésű hegyes dzsungelnek pedig azóta Üvöltő Lelkek a neve. Olyan név, amit meghallva égnek áll az ember haja. Időnként, valószínűleg a lelkek világának valamilyen áldozati ünnepekor, a zászlóalj meghalt katonái összegyűlnek a tisztáson, mintegy létszám ellenőrzésre. A patak hangja, a hegyi szél zúgása azoknak az elhagyatott katona lelkeknek a hangja, amit a mi világunk embere gyakran hall és megérthet.
 
Kien elbeszélésből hallotta, hogy ezen a vidéken éjszaka hallani lehet, hogy madarak úgy sírnak, mint az ember. És tényleg van ilyen madár, bár még senki sem látta, mivel sohasem repülnek, csak állandóan jajgatnak. És az egész Tay Nguyen-en sehol sem találni olyan ijesztően piros színű bambusz hajtásokat, mint itt. Olyan pirosakat, mint a vérben tocsogó hús darabok. A szentjános bogarak pedig bámulatosan nagyok. Láttak szentjános bogarat, amelynek a fénye akkora volt, mint egy sisak, vagy még attól is nagyobb.
 
Itt, amikor beesteledik, a növények hangja beleolvad a kísértet zenét süvítő szélbe. És senki sem ismerheti fel, mert az erdő egyik sarka sem hasonít az erdő másik sarkához, egyik este sem olyan, mint a másik este. Valószínűleg a hegy, az erdő, és nem az ember szülte meg ezen a vidéken a félelmetes legendákat, a legvadabb, legősibb történeteket az elmúlt háborúból. Általában a kísértettől félők nagyon nehezen élnek meg itt. Az itteni életben meg lehet őrülni, vagy szörnyet halni az ijedtségtől. Éppen ezért az 1974 évi esős évszakban, amikor az ezred visszajött és ezen a vidéken rejtőzködött, Kien-ék felderítő csoportja oltárt alapított és titokban halotti áldozatot szervezett a 27-es zászlóalj lelkeinek, akik a dzsungelben maradtak. A tömjén éjjel nappal pislákolt. De szólni kell a lakosság lelkeiről is. Közel ahhoz a helyhez, ahol a Zil ma este megállt, megvan a nyoma annak az ösvénynek, amely Lepra faluba vezetett. Amikor a 3-as ezred idejött, a falu már elhagyatott volt, egy élő lélek sem volt ott. A szörnyű betegségek és az állandó éhség kipusztították az életet. Azonban a ruhátlan, fekélyes lelkek, úgy hallani, még igen sokan vannak és állandóan bűzt árasztanak az emberek képzeletében. Fertőtlenítés végett az ezred benzinnel lelocsoltatta majd felégette a falut. De katonáink továbbra is nagyon féltek, nem merték megközelíteni, mert féltek a kísértettől és attól, hogy elkapják a leprát. Egyik nap a Thinh “gyerek” az 1-es rajból odamerészkedett és a falu kialudt hamujában lelőtt egy hatalmas gibbont. Négy ember kellett, hogy kihúzza és elvigye az állatot a felderítők barakkjához. De, Egek, amikor darabolták, a szőrzetét levakarták, ó ég és föld, megjelent az állat eredeti formája, egy dagadt kövér öregasszony. Kiütéses bőrrel a színe félig szürke, félig fehéres, kifordult szemekkel. Az egész Kien banda megrémült, felordított, fejvesztetten szétfröccsent, eldobálta az edényeket, késeket, vágódeszkát. Az ezredben senki se hitte el a történetet, de ez igaz történet. Kien-ék eltemették, rendesen elföldelték “annak az embernek” a sírját, de a bosszút csak nem sikerült elkerülniök. Egy idő múlva a Thinh “gyerek”-et megölték. És sorjában egymás után szinte az egész szakasz elpusztult. Csak egyedül Kien maradt meg, így...
 
Bakos Ferenc fordítása eredetiből
 
Một số ẩn bản tiếng ngoại quốc của tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”
Một số ẩn bản tiếng ngoại quốc của tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”
 
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
 
Chương 1
 
1.
Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của mặt trận B3 êm ả nhưng muộn màng. Tháng 9 và tháng 10, rồi tháng 11 nữa đã trôi qua, vậy mà trên dọc dòng Ya-crông-pôcô làn nước mùa mưa xanh ngát vẫn tràn ắp đôi bờ. Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa... Mưa... Núi non nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngùn ngút bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục.
 
Và, cho tới tận những ngày đầu tháng Chạp tất thảy những ngả đường trong rừng vẫn còn đang lầy lội khốn khổ, hư nát, bị hòa bình bỏ hoang, hầu như không thể qua lại được, dần dần tụt chìm xuống, mất dấu tích giữa cây rừng cỏ tốt um tùm.
 
Hành trình trong điều kiện thời tiết như thế, đường sá như thế cực nhọc, vất vả không tả được. Chỉ có non năm chục cây số từ thung lũng hồ Cá Sấu ở đông Sa Thầy ngang qua huyện 67 về ngã ba Đồi thánh giá trên bờ tây Pô-cô mà một chiếc Zil ba cầu vâm váp máy khỏe nhường ấy cật lực chạy cả ngày không nghỉ vẫn để lỡ độ đường. Phải mãi tối mới tới cửa truông Gọi Hồn. Xe đậu lại bên bờ một con suối rộng phủ đầy củi mục.
 
Người lái ngủ trong ca bin, còn Kiên lên thùng xe mắc võng nằm một mình. Nửa đêm mưa xuống. Một màn mờ mỏng, dịu như sương, êm lặng rơi hầu như không thành tiếng. Tấm bạt xe cũ nát lấm tấm dột. Nước mưa rỉ xuống thong thả rỏ giọt lên những bọc ni lông gói hài cốt tử sĩ xếp lát trên sàn xe. Không khí ẩm sánh lại, quánh ướt, từ từ lùa những ngón tay dài ngoằng lạnh toát vào bên trong bọc võng. Chảy rào rào buồn buồn, miên man như là dòng thời gian trôi thành tiếng, nghe nửa tỉnh nửa mơ. Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối như bưng và mịt mùng hơi ẩm. Gió ướt rượi thở dài. Tự nhiên có cảm giác là tuồng như chiếc xe bỗng dưng rời chỗ, im lìm lăn bánh, chạy êm ru, không cần động cơ, không người cầm lái, một mình mộng du trên con đường rừng cô quạnh. Và âm thầm lẫn trong tiếng suối là tiếng thở dài của rừng sâu nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù hư ảo như là âm vang vọng lại từ một thời nào đó, như là tiếng của làn lá vàng rơi trên thảm cỏ từ lâu lắm rồi...
 
Vùng này là vùng Kiên thông thuộc. Chính là ở đây vào cuối mùa khô năm 69, mùa khô cực kỳ cùng khốn của toàn cõi B3, tiểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người may mắn còn được sống đã bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn toàn phiên hiệu. Một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn...
 
Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị na-pan (Bom na-pan, bom lân tinh) tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi, thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng.
 
“Thà chết không hàng... Anh em, thà chết...?” - tiểu đoàn trưởng gào to, như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên, và ngay trước mắt Kiên anh ta tự đọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai, Kiên líu lưỡi, kêu oá oá trong họng. Bọn Mỹ xông tới, tiểu liên kẹp bên sườn.
 
Đạn dày đặc tủa tới như đàn ong lửa. Kiên nấc to, buông súng ôm lấy một bên hông và khuỵu ngã; thong thả lăn từng vòng, từng vòng xuống lòng suối cạn, máu nóng hổi rưới đẫm bờ dốc thoải.
 
Những ngày sau đó quạ bay rợp trời, và sau khi bọn Mỹ rút thì mưa mùa ập xuống, lụt rừng. Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm. Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối, Kiên lết dọc suối mồm và vết thương không ngừng nhỏ máu, thứ máu của xác chết, lạnh và nhớt. Rắn rết bò qua người anh. Thần chết sờ soạng.
 
Từ đó chẳng còn ai nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa, mặc dù vô khối hồn ma ra đời trong trận bại vong ấy hiện vẫn lang thang khắp các xó xỉnh bụi bờ ven rừng, dọc suối chưa chịu chầu trời. Còn cái truông núi vô danh mịt mù lam chướng này thì từ bấy có tên là Gọi Hồn, cái tên nghe dựng cả tóc gáy. Đôi khi, có lẽ là vào những kỳ lễ lạt nào đó của giới các âm hồn, các toán quân đã chết của tiểu đoàn lại tụ họp trên trảng như là để điểm danh. Tiếng suối chảy, tiếng gió núi hú lên chính là tiếng nói của những hồn hoang binh lính mà người cõi dương ta thường nghe thấy và có thể thấu hiểu.
 
Kiên nghe kể đi đêm ở vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người. Mà đúng là có loài chim như thế thật dù rằng chưa ai nhìn thấy chúng vì chúng chẳng hề bay mà chỉ một mực kêu thôi. Và tìm - khắp Tây Nguyên cũng không thể thấy ở đâu như ở đây các loại măng lại nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ au như những tảng thịt ròng ròng máu. Còn đom đóm thì to kinh dị. Đã có người nom thấy những quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn.
 
Ở đây khi trời tối cây cối hòa giọng với gió rên những bản nhạc ma. Và không một ai có thể quen được vì chẳng góc rừng nào giống góc rừng nào, chẳng tối nào như tối nào. Có lẽ là núi là rừng chứ không phải con người đã làm nảy sinh ra ở vùng này những huyền thoại rùng rợn, những truyền thuyết man rợ, nguyên thủy nhất về cuộc chiến tranh vừa qua. Nói chung những kẻ yếu bóng vía rất khó sống ở đây. Sống ở đây có thể điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ. Chính vì thế nên vào mùa mưa năm 74 khi trung đoàn về náu quân ở vùng này, đám trinh sát bọn Kiên đã phải lo lập bàn thờ và bí mật tổ chức cầu khấn, cúng giỗ cho các hồn tiểu đoàn 27 còn tồn đọng trong truông. Lửa nhang ngày đêm lập lòe. Mà cũng còn phải kể tới hồn ma của các dân thường nữa. ở gần ngay chỗ chiếc Zil này đêm nay đang đỗ trước có dấu tích của con đường mòn dẫn vào làng Hủi. Hồi trung đoàn 3 về đây làng đã hoang tàn, tuyệt không một bóng người còn sống. Bệnh tật khủng khiếp và đói khổ triền miên đã tận diệt cuộc sống nơi đây. Tuy nhiên những linh hồn lở loét không manh áo che mình thì thấy bảo là vẫn đầy rẫy và vẫn không ngừng làm bốc lên mùi hôi thối trong tưởng tượng của mọi người. Trung đoàn đã cho người rưới xăng rồi phóng hỏa đốt sạch làng đó để diệt trùng tẩy uế, song lính ta vẫn rất hãi, không dám bén mảng tới gần vì sợ ma và sợ nhiễm hủi. Một hôm, Thịnh “con” ở tiểu đoàn một đã liều mò tới đấy và giữa tro tàn của ngôi làng cậu ta đã bắn chết một con vượn rất to, phải bốn người kéo ra mới khiêng nổi con thú về chỗ lán của đội trinh sát. Nhưng, lạy Chúa tôi, đến khi ngả nó ra, cạo sạch được bộ lông thì ôi giời đất ôi, con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược. Cả lũ bọn Kiên thất kinh, rú lên, ù té quẳng tiệt nồi niêu dao thớt. ở trung đoàn chẳng ai người ta tin chuyện đó, nhưng chuyện đó là có thật. Bọn Kiên đã chôn cất, đắp điếm tử tế mồ mả cho “người ấy”, nhưng sự báo oán vẫn chẳng tránh được. Một thời gian sau, Thịnh “con” bị giết. Và lần lượt, kế tiếp nhau hầu hết trung đội đã bỏ mình. Còn sót lại có mình Kiên, như vậy đấy…
 
Bảo Ninh