1956 - “CHỈ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN...”
- Thứ tư - 23/11/2011 20:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Trong ca khúc, hình ảnh đọng lại, không phải là đạn bom mà là tiệm bánh ngọt nơi cặp trai gái yêu nhau với mối tình đầu, đã mời nhau lát bánh ga-tô; là bài ca mà cô gái thầm hát trong lòng cả cuộc đời, khi chờ đợi cuộc hẹn hò, khi đạn bom máu chảy và người yêu cô không về, và cả trong những đêm không ngủ mong ngóng hình bóng người tình đầu, khi cuộc đời tưởng đã an bài với một gia đình viên mãn nơi xứ người...”.
1956 - cuộc cách mạng lãng mạn nhất, tinh khôi nhất và trong trắng nhất... - Ảnh tư liệu
Cách mạng dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng lãng mạn nhất, tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đã đi qua và trụ lại trong nền âm nhạc Hung ở ca khúc “Người con gái nhà Kárpáthy” (A Kárpáthyék lánya) của cặp nhạc sĩ tài ba Szörényi Szabolcs - Bródy János.
Trong nhiều năm, bài hát đã bị cấm và chỉ chính thức trở lại với người yêu nhạc vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước, với phần trình diễn lắng đọng của “Người đàn bà hát” Koncz Zsuzsa. Lý do của sự cấm đoán, là bởi ca khúc ca ngợi tình yêu và sức sống của ký ức yêu thương, vượt qua đạn bom và vượt qua cả thử thách của thời gian.
Dung dị, nhưng đẹp và động lòng cả về nhạc điệu và ca từ, “Người con gái nhà Kárpáthy” thuật lại một chuyện tình bi ai thời ly loạn:
Trong lòng Józsefváros, nơi ánh sáng cũng tối tăm, nơi những tòa nhà chen chúc, một thiếu nữ tóc vàng trưởng thành thời thập niên 50. Người con gái nhà Kárpáthy mồ côi cha: cha cô mất tích và cả gia đình chờ trông đợi ông, nhưng vô hiệu. Rồi năm 1956 định mệnh đến, không ai đoán biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai. Nhưng cô gái thì vẫn chờ đợi một cuộc hẹn hò và suốt ngày, cô lẩm nhẩm một bài ca.
Trong cơn bão táp của thời cuộc, trái tim cô đã bùng cháy lửa tình yêu: cô và người bạn trai cùng đến tiệm bánh ngọt bên góc phố, để rồi chàng trai mời cô một lát bánh ga-tô. Và, cô gái vẫn hát thầm trong lòng bài ca ấy, khi bom đạn rơi xuống thành phố, nhà cửa đổ sập lên tiệm bánh ngọt, và cả khi mối tình đầu của cô đã ra đi không về.
Năm tháng trôi qua, trong lòng Józsefváros, nơi nhà cửa đổ nát ngổn ngang trong cuộc chiến, nay đã mọc lên những tòa cao ốc chắn cả ánh dương. Cô gái nhà Kárpáthy di tản sang Mỹ, có xe hơi, có nhà lầu tại New Jersey, có chồng Pháp và hai con trai; cậu lớn chơi trong một ban nhạc New wave. Nhưng có những đêm, khi bầu không khí im lặng bao trùm căn nhà, cô hát thầm bài ca xưa và một lần nữa, cô chờ người yêu đầu.
Tự hát trong lòng, cô nhớ lại tiệm bánh thuở nào và mang trong lòng bài ca ấy, cô về lại thăm nước Hung. Để rồi, đến lại nơi chốn xưa, cô trả tiền mua 33 lát bánh ga-tô để tưởng nhớ mối tình đầu đã xa...
Trong nhiều năm, bài hát đã bị cấm và chỉ chính thức trở lại với người yêu nhạc vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước, với phần trình diễn lắng đọng của “Người đàn bà hát” Koncz Zsuzsa. Lý do của sự cấm đoán, là bởi ca khúc ca ngợi tình yêu và sức sống của ký ức yêu thương, vượt qua đạn bom và vượt qua cả thử thách của thời gian.
Dung dị, nhưng đẹp và động lòng cả về nhạc điệu và ca từ, “Người con gái nhà Kárpáthy” thuật lại một chuyện tình bi ai thời ly loạn:
Trong lòng Józsefváros, nơi ánh sáng cũng tối tăm, nơi những tòa nhà chen chúc, một thiếu nữ tóc vàng trưởng thành thời thập niên 50. Người con gái nhà Kárpáthy mồ côi cha: cha cô mất tích và cả gia đình chờ trông đợi ông, nhưng vô hiệu. Rồi năm 1956 định mệnh đến, không ai đoán biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai. Nhưng cô gái thì vẫn chờ đợi một cuộc hẹn hò và suốt ngày, cô lẩm nhẩm một bài ca.
Trong cơn bão táp của thời cuộc, trái tim cô đã bùng cháy lửa tình yêu: cô và người bạn trai cùng đến tiệm bánh ngọt bên góc phố, để rồi chàng trai mời cô một lát bánh ga-tô. Và, cô gái vẫn hát thầm trong lòng bài ca ấy, khi bom đạn rơi xuống thành phố, nhà cửa đổ sập lên tiệm bánh ngọt, và cả khi mối tình đầu của cô đã ra đi không về.
Năm tháng trôi qua, trong lòng Józsefváros, nơi nhà cửa đổ nát ngổn ngang trong cuộc chiến, nay đã mọc lên những tòa cao ốc chắn cả ánh dương. Cô gái nhà Kárpáthy di tản sang Mỹ, có xe hơi, có nhà lầu tại New Jersey, có chồng Pháp và hai con trai; cậu lớn chơi trong một ban nhạc New wave. Nhưng có những đêm, khi bầu không khí im lặng bao trùm căn nhà, cô hát thầm bài ca xưa và một lần nữa, cô chờ người yêu đầu.
Tự hát trong lòng, cô nhớ lại tiệm bánh thuở nào và mang trong lòng bài ca ấy, cô về lại thăm nước Hung. Để rồi, đến lại nơi chốn xưa, cô trả tiền mua 33 lát bánh ga-tô để tưởng nhớ mối tình đầu đã xa...
Józsefváros, địa điểm được nhắc tới trong ca khúc, từng là một quận “truyền thống”, bùn lầy nước đọng của thủ đô Budapest, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều trận chiến anh dũng nhất và ác liệt nhất của những chàng trai, cô gái Pest với vũ khí thô sơ, tự làm, trước lực lượng quân đội chính quy mạnh hơn họ gấp bội.
Ấy vậy mà trong ca khúc, hình ảnh đọng lại, không phải là đạn bom mà là tiệm bánh ngọt nơi cặp trai gái yêu nhau với mối tình đầu, đã mời nhau lát bánh ga-tô; là bài ca mà cô gái thầm hát trong lòng cả cuộc đời, khi chờ đợi cuộc hẹn hò, khi đạn bom máu chảy và người yêu cô không về, và cả trong những đêm không ngủ mong ngóng hình bóng người tình đầu, khi cuộc đời tưởng đã an bài với một gia đình viên mãn nơi xứ người...
Và, 33 năm lao khổ của người Hung (1956-1989), từ cuộc cách mạng 1956 bị đè bẹp đến khi xứ sở này chuyển mình theo con đường dân chủ, giản dị và âm thầm, đã được ghi nhận trong ca khúc như 33 lát bánh mà người phụ nữ đã mua để tưởng nhớ tình yêu đầu…
Nhiều cuộc cách mạng đầy bạo lực, nhiều cuộc chiến đẫm máu đã khởi đầu trên tinh thần lãng mạn rất đẹp đẽ, của/với tâm thức yêu thương (tự do, độc lập, nhân quần...). Nhưng cuối cùng, có lẽ, cái còn lại mãi mãi, vẫn chỉ là tình yêu?
Như nhà văn lớn Aleksey Tolstoy đã khẳng định trong tác phẩm “Con đường đau khổ”: “Những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em”.
Như Trần Đăng Khoa trong “Matxcơva - mùa đông 1990”:
Ở nơi nào kia, chiến tranh đang gầm rú
Những quốc gia nào đang thay ruột đổi ngôi
Trái đất mỏng manh và đáng thương biết mấy
Trước những mưu mô nghiệt ngã của con người
[...] Tất cả sẽ qua đi. Chỉ tình yêu còn lại
Tình yêu giữ cho ta mãi mãi là Người
Nếu thế giới này không còn tình yêu nữa
Thì biết đâu trái đất đã tan rồi...
Hay như Quang Huy trong thi phẩm “Hư vô”:
Chỉ còn mãi với thời gian
Tình yêu từ thuở hồng hoang dại khờ.
Phải chăng, đó chính là nét đẹp của 1956 - Hungary?
A Kárpáthyék lánya
1. A Józsefváros mélyén, hol sötétek a fények,
Egy szőke lányt neveltek az ötvenes évek.
A Kárpáthyék lánya félig volt csak árva,
Az apja eltűnt, s a család hiába várta.
2. A Józsefváros mélyén, hol a házak összebújtak,
Ki tudta 56-ban, mit hoz a holnap.
A Kárpáthyék lánya a randevúra várva
Egész nap egy dalt dúdolt magába.
3. A Józsefváros mélyén, hol a házak összesúgtak,
A viharban egy lányszív lángra gyulladt.
És együtt mentek el a sarki cukrászdába,
S a fiú befizette egy stefániára.
4. A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdolt magába'
Mikor egy nap a ház rádőlt a cukrászdára.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdolt magába'
Mikor az első szerelmét hiába várta.
5. A Józsefváros mélyén, hol a házak összedőltek,
Ma toronyházak állják útját a fénynek.
A Kárpáthyék lánya kinn él Amerikába,
Van autója és New Jerseyben háza.
6. A férje francia és van két nagy fia,
A nagyobbik egy new wave-banda sztárja.
De vannak bizonyos esték, mikor csend borul a házra,
És ő egy régi dalt dúdol magába.
7. A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És emlékezik a régi cukrászdára.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És az első szerelmét újra várja.
8. A Kárpáthyék lánya ma kinn él Amerikába,
Van autója és New Jerseyben háza.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És látogatóba jön Magyarországra.
9. A Kárpáthyék lánya elmegy a cukrászdába,
És befizet 33 stefániára.
1. A Józsefváros mélyén, hol sötétek a fények,
Egy szőke lányt neveltek az ötvenes évek.
A Kárpáthyék lánya félig volt csak árva,
Az apja eltűnt, s a család hiába várta.
2. A Józsefváros mélyén, hol a házak összebújtak,
Ki tudta 56-ban, mit hoz a holnap.
A Kárpáthyék lánya a randevúra várva
Egész nap egy dalt dúdolt magába.
3. A Józsefváros mélyén, hol a házak összesúgtak,
A viharban egy lányszív lángra gyulladt.
És együtt mentek el a sarki cukrászdába,
S a fiú befizette egy stefániára.
4. A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdolt magába'
Mikor egy nap a ház rádőlt a cukrászdára.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdolt magába'
Mikor az első szerelmét hiába várta.
5. A Józsefváros mélyén, hol a házak összedőltek,
Ma toronyházak állják útját a fénynek.
A Kárpáthyék lánya kinn él Amerikába,
Van autója és New Jerseyben háza.
6. A férje francia és van két nagy fia,
A nagyobbik egy new wave-banda sztárja.
De vannak bizonyos esték, mikor csend borul a házra,
És ő egy régi dalt dúdol magába.
7. A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És emlékezik a régi cukrászdára.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És az első szerelmét újra várja.
8. A Kárpáthyék lánya ma kinn él Amerikába,
Van autója és New Jerseyben háza.
A Kárpáthyék lánya egy dalt dúdol magába,
És látogatóba jön Magyarországra.
9. A Kárpáthyék lánya elmegy a cukrászdába,
És befizet 33 stefániára.