TÂN THỊ TRƯỞNG BUDAPEST MUỐN CẤM BÁO “DƯ LUẬN VIÊN”
- Thứ năm - 17/10/2019 03:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Một trong “những việc cần làm ngay” của tân Thị trưởng Budapest Karácsony Gergely, là làm sao giảm thiểu “độc hại” của một tờ báo “dư luận viên” cho chính quyền, thậm chí có thể tìm cách cấm nó xuất hiện tại các khu vực công cộng trên địa bàn Budapest.
Đó là tờ báo miễn phí “Lokál”, bị ông Karácsony gọi là “ấn phẩm dối trá”. Trong cuộc phỏng vấn do mạng tin độc lập index.hu thực hiện, nói về những kế hoạch sẽ làm trước mắt, vị tân thị trưởng cho hay, ông sẽ làm tất cả để không thể phát tát “những điều dối trá” tại nơi công cộng.
Với lượng ấn bản 150.000 bản hàng ngày, “Lokál” được phát hành tại các điểm giao thông công cộng đông đúc nhất, cũng như tại các bến xe buýt, tàu điện, metro và đường sắt. Trước đây, vai trò này thuộc về tờ nhật báo “Metropol”, phục vụ độc giả với những tin vắn và thông tin ngắn gọn, bổ ích.
Từ năm 2016, theo một quyết định của chính quyền, “Lokál” thay thế “Metropol” và tờ báo này có hợp đồng với Trung tâm Giao thông Budapest (BKK), cơ quan quản lý và hoạch định giao thông công cộng của thủ đô Budapest, được thành lập năm 2010 theo quyết định của Hội đồng Thành phố.
Chưa biết bản hợp đồng hàm chứa những điều kiện như thế nào liên quan tới việc chấm dứt thỏa thuận và để tờ báo không còn “đất dụng võ” tại những nơi thuộc quyền quản lý của BKK, nhưng tân thị trưởng Budapest cho hay, ông sẽ chỉ thị cho BKK xem xét khả năng để “đoạn tuyệt” với “Lokál”.
Là một ấn bản được ấn hành bởi một nhóm có thể coi là “sân sau” của chính quyền, “Lokál” không còn là một tờ báo giải trí đơn thuần để phục vụ độc giả tranh thủ thời gian khi đi các phương tiện công cộng, mà nó đã trở thành một “chiến binh” hữu hiệu thuộc bộ máy tuyên truyền của chính quyền.
Những chiến dịch bêu xấu phe đối lập, bài dịch người nhập cư và tỵ nạn, chống đối đường lối chung của Liên Âu (thông qua các khẩu hiệu “Hãy chặn đứng Brussels!”, v.v...) luôn được sự tiếp tay rất nhiệt tình, có hệ thống và nhiều khi ở dạng thô thiển nhất trên tờ nhật báo lá cải miễn phí này.
Với lượng ấn bản 150.000 bản hàng ngày, “Lokál” được phát hành tại các điểm giao thông công cộng đông đúc nhất, cũng như tại các bến xe buýt, tàu điện, metro và đường sắt. Trước đây, vai trò này thuộc về tờ nhật báo “Metropol”, phục vụ độc giả với những tin vắn và thông tin ngắn gọn, bổ ích.
Từ năm 2016, theo một quyết định của chính quyền, “Lokál” thay thế “Metropol” và tờ báo này có hợp đồng với Trung tâm Giao thông Budapest (BKK), cơ quan quản lý và hoạch định giao thông công cộng của thủ đô Budapest, được thành lập năm 2010 theo quyết định của Hội đồng Thành phố.
Chưa biết bản hợp đồng hàm chứa những điều kiện như thế nào liên quan tới việc chấm dứt thỏa thuận và để tờ báo không còn “đất dụng võ” tại những nơi thuộc quyền quản lý của BKK, nhưng tân thị trưởng Budapest cho hay, ông sẽ chỉ thị cho BKK xem xét khả năng để “đoạn tuyệt” với “Lokál”.
Là một ấn bản được ấn hành bởi một nhóm có thể coi là “sân sau” của chính quyền, “Lokál” không còn là một tờ báo giải trí đơn thuần để phục vụ độc giả tranh thủ thời gian khi đi các phương tiện công cộng, mà nó đã trở thành một “chiến binh” hữu hiệu thuộc bộ máy tuyên truyền của chính quyền.
Những chiến dịch bêu xấu phe đối lập, bài dịch người nhập cư và tỵ nạn, chống đối đường lối chung của Liên Âu (thông qua các khẩu hiệu “Hãy chặn đứng Brussels!”, v.v...) luôn được sự tiếp tay rất nhiệt tình, có hệ thống và nhiều khi ở dạng thô thiển nhất trên tờ nhật báo lá cải miễn phí này.
Đặc biệt, “Lokál” khét tiếng với sự tuyên truyền bịa đặt, bịa chuyện: đã nhiều lần tờ báo thua kiện và phải bồi thường, đăng đính chính (điều này không khiến tờ báo “chùn tay”, vì hậu quả mà nó gây ra khi phao “tin vịt” nặng hơn nhiều so với việc phải trả tiền phạt và đăng xin lỗi sau đó một thời gian).
Mạng index.hu cho hay, đã có trường hợp chỉ nội trong một bài báo, “Lokál” đưa ra 15 khẳng định, và 11 khẳng định trong đó là bịa đặt. Vì thế, dễ hiểu là tại sao, tân thị trưởng Budapest lại mong muốn “diệt trừ” loại ấn phẩm “dư luận viên” này, nhưng điều đó không chắc đã đơn giản!
Bởi lẽ, tờ báo có “hậu phương” rất vững chắc là các nguồn thu đến từ quảng cáo của chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước, đến mức nó đã phải nhận nhiều chỉ trích rằng tại sao một sản phẩm truyền thông độc hại như vậy lại được duy trì, trên thực tế, bằng tiền thuế của người dân...
Sự tồn tại của “Lokál” càng đáng phẫn nộ, khi báo chí độc lập của Hungary - như index.hu hay hvg.hu - đều phải tìm cách tồn tại bằng kêu gọi độc giả và người hảo tâm ủng hộ, vì bị mất hết các khoản doanh thu từ quảng cáo của chính quyền và các doanh nghiệp lệ thuộc bộ máy nhà nước.