SAU PAKS 2, NGA CÒN CÓ THỂ TIẾP TỤC LÀM ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI HUNGARY?
- Thứ sáu - 10/11/2017 03:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hai câu hỏi của ông Ungár Péter, thành viên Đoàn Chủ tịch đảng đối lập LMP (Chính trị có thể khác) nhằm vào “thương vụ thế kỷ” Hung - Nga trong hồ sơ xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở TP. Paks, đã bị Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hungary (NVB) bác bỏ, không cho trở thành chủ đề một cuộc trưng cầu dân ý trương lai vì tính “châm chích” của nó.
Theo mạng index,hu, đó là những câu hỏi như sau:
1. “Anh/chị có đồng ý để xây dựng tiếp các lò phản ứng hạt nhân số 7 và hơn thế nữa tại nhà máy điện nguyên tử TP. Paks?”.
2. “Anh/chị có đồng ý để bên cạnh các lò phản ứng hạt nhân sẽ được xây dựng trên cơ sở các hiệp định quốc tế kỳ kết giữa Hungary và Nga năm 2014, sẽ có thêm các lò phản ứng hạt nhân khác tiếp tục được xây dựng?”.
Dễ thấy, đây là những câu hỏi mang tính châm biếm, nhằm vào một “dự án thế kỷ” của nước này, mà phe đối lập cùng những người phê phán vẫn coi là có thể làm nước Hung khánh kiệt và hoàn toàn lệ thuộc vào Moscow. Đó là dự án nhằm mở rộng nhà máy điện nguyên tử ở TP. Paks, xây thêm hai lò phản ứng hạt nhân bên cạnh bốn lò đã có từ nhiều thập niên nay với nguồn tín dụng Nga và do công ty Nga thực hiện, đa phần với công nghệ Nga.
Như NCTG đã nhiều lần đưa tin, dự án đầu tư lớn nhất trong lịch sử Hungary (trị giá 10-12 tỷ USD) lâu nay vẫn nằm trong tầm ngắm và chỉ trích của Châu Âu và phe đối lập, cùng nhiều tổ chức dân sự, xã hội vì tính khả thi và hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính, độ an toàn và tác hại đến môi trường, sự mù mờ, thiếu minh bạch dẫn tới tham nhũng ở mức độ lớn, v.v... Được biết, không hề có những phân tích và nghiên cứu khả thi cho phi vụ này.
Để phản đối, chính khách đối lập Ungár Péter nghĩ ra “sáng kiến” liên tục đề xuất những câu hỏi làm đề tài trưng cầu dân ý mà ông cũng không giấu giếm, là nhằm “sách nhiễu” Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hungary với thành phần là những nhân vật gần gũi đảng cầm quyền FIDESZ, để lãnh đạo cơ quan này - Chủ tịch NVB Patyi András - “phải phát cuồng mà từ chức”, theo phát biểu của ông Ungár trong cuộc họp báo hôm 8-10 vừa rồi.
Rốt cục, theo đề xuất của ông Patyi András, cả hai câu hỏi nói trên đều bị NVB bác bỏ vì lý do chúng có mục tiêu “ngăn chặn hoạt động của Ủy ban Bầu cử Quốc gia” và “chống đối người đứng đầu cơ quan này”. Trong quyết định đưa ra, NVB còn lý giải, theo Hiến pháp Hungary, không được tổ chức trưng cầu dân ý trong những vấn đề liên quan tới sự thực hiện những bổn phận xuất phát từ những thỏa thuận, hiệp định quốc tế.
Và theo NVB, việc mở rộng nhà máy điện nguyên tử ở Paks đã được Hungary và Liên hoan Nga kế kết trong một hiệp định song phương, và trong đó có điều khoản cho phép đôi bên tiếp tục hợp tác - nếu cần thiết - để thiết kế, xây dựng và đưa vào hoạt động các lò phản ứng hạt nhân khác. Và đây chính là điều mà truyền thông Hung “phát hiện”: nếu có tiếp tục mở rộng Paks trong tương lai, thì Moscow lại vẫn là bên nắm vai trò chủ đạo.
Mạng index.hu nhận xét: hóa ra, không thể trưng cầu dân ý xem cư dân Hungary có muốn tiếp tục xây các lò phản ứng hạt nhân khác hay không, là vì Hung - Nga đã thỏa thuận để hai nước có thể “tự tiện” cùng nhau xây nếu cần. Mà điều cần nhắc tới ở đây là, hiệp định đó đã được hai chính phủ “ký tắt” một cách bất ngờ trong thực tế vào tháng 2-2014 tại Moscow, và Quốc hội Hungary sau nhiều tháng chỉ làm nhiệm vụ thông qua “sự đã rồi”.
1. “Anh/chị có đồng ý để xây dựng tiếp các lò phản ứng hạt nhân số 7 và hơn thế nữa tại nhà máy điện nguyên tử TP. Paks?”.
2. “Anh/chị có đồng ý để bên cạnh các lò phản ứng hạt nhân sẽ được xây dựng trên cơ sở các hiệp định quốc tế kỳ kết giữa Hungary và Nga năm 2014, sẽ có thêm các lò phản ứng hạt nhân khác tiếp tục được xây dựng?”.
Dễ thấy, đây là những câu hỏi mang tính châm biếm, nhằm vào một “dự án thế kỷ” của nước này, mà phe đối lập cùng những người phê phán vẫn coi là có thể làm nước Hung khánh kiệt và hoàn toàn lệ thuộc vào Moscow. Đó là dự án nhằm mở rộng nhà máy điện nguyên tử ở TP. Paks, xây thêm hai lò phản ứng hạt nhân bên cạnh bốn lò đã có từ nhiều thập niên nay với nguồn tín dụng Nga và do công ty Nga thực hiện, đa phần với công nghệ Nga.
Như NCTG đã nhiều lần đưa tin, dự án đầu tư lớn nhất trong lịch sử Hungary (trị giá 10-12 tỷ USD) lâu nay vẫn nằm trong tầm ngắm và chỉ trích của Châu Âu và phe đối lập, cùng nhiều tổ chức dân sự, xã hội vì tính khả thi và hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính, độ an toàn và tác hại đến môi trường, sự mù mờ, thiếu minh bạch dẫn tới tham nhũng ở mức độ lớn, v.v... Được biết, không hề có những phân tích và nghiên cứu khả thi cho phi vụ này.
Để phản đối, chính khách đối lập Ungár Péter nghĩ ra “sáng kiến” liên tục đề xuất những câu hỏi làm đề tài trưng cầu dân ý mà ông cũng không giấu giếm, là nhằm “sách nhiễu” Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hungary với thành phần là những nhân vật gần gũi đảng cầm quyền FIDESZ, để lãnh đạo cơ quan này - Chủ tịch NVB Patyi András - “phải phát cuồng mà từ chức”, theo phát biểu của ông Ungár trong cuộc họp báo hôm 8-10 vừa rồi.
Rốt cục, theo đề xuất của ông Patyi András, cả hai câu hỏi nói trên đều bị NVB bác bỏ vì lý do chúng có mục tiêu “ngăn chặn hoạt động của Ủy ban Bầu cử Quốc gia” và “chống đối người đứng đầu cơ quan này”. Trong quyết định đưa ra, NVB còn lý giải, theo Hiến pháp Hungary, không được tổ chức trưng cầu dân ý trong những vấn đề liên quan tới sự thực hiện những bổn phận xuất phát từ những thỏa thuận, hiệp định quốc tế.
Và theo NVB, việc mở rộng nhà máy điện nguyên tử ở Paks đã được Hungary và Liên hoan Nga kế kết trong một hiệp định song phương, và trong đó có điều khoản cho phép đôi bên tiếp tục hợp tác - nếu cần thiết - để thiết kế, xây dựng và đưa vào hoạt động các lò phản ứng hạt nhân khác. Và đây chính là điều mà truyền thông Hung “phát hiện”: nếu có tiếp tục mở rộng Paks trong tương lai, thì Moscow lại vẫn là bên nắm vai trò chủ đạo.
Mạng index.hu nhận xét: hóa ra, không thể trưng cầu dân ý xem cư dân Hungary có muốn tiếp tục xây các lò phản ứng hạt nhân khác hay không, là vì Hung - Nga đã thỏa thuận để hai nước có thể “tự tiện” cùng nhau xây nếu cần. Mà điều cần nhắc tới ở đây là, hiệp định đó đã được hai chính phủ “ký tắt” một cách bất ngờ trong thực tế vào tháng 2-2014 tại Moscow, và Quốc hội Hungary sau nhiều tháng chỉ làm nhiệm vụ thông qua “sự đã rồi”.