Quan hệ Hung - Nga: CHỈ HỮU HẢO TRÊN BỀ NỔI
- Thứ bảy - 04/02/2017 02:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến công du Hungary vào ngày hôm qua, 2-2-2017, mà báo chí nước này bình luận là ông Putin “sang Hung như đi chợ”, ám chỉ tần suất tương đối dày của những chuyến thăm này.
Nghe bản audio tại đây.
An ninh ở thủ đô Budapest đã được tăng cường một cách hiếm có, hầu như tất cả các tuyến đường chính đều bị chặn. Một cuộc biểu tình phản đối ông Putin của đảng đối lập “Cùng nhau”, cho dù đã được cấp phép từ cảnh sát trước đó, nhưng rốt cục cũng bị ngăn cản và chỉ tiến hành được ở một địa điểm khác cách quảng trường nơi tọa lạc Nhà Quốc hội Hungary hơn 1km.
Một số nội dung chính của cuộc gặp mặt giữa ông Putin và Thủ tướng Hungary Orbán Viktor đã được “rò rỉ” trước đó: hai nước muốn thắt chặt mối quan hệ kinh tế, đặc biệt trong hồ sơ năng lượng, mà tới giờ Hungary vẫn phụ thuộc nặng nề vào Nga, và khẳng định một số điểm tương đồng trong quan điểm chính trị mang tính đối đầu với Liên Âu và Phương Tây.
Cuộc họp báo của hai vị lãnh đạo diễn ra sau đó được đặc trưng bởi những tuyên bố nhất trí và lịch sự với nhau, tuy nhiên, theo một nhóm các nhà bình luận, đây chỉ là bề nổi của vấn đề: trên cương vị và suy nghĩ của một cựu điệp viên mật vụ, ông Putin chỉ tận dụng Hungary như một công cụ để chống lại Phương Tây, chứ không hề có chuyện đôi bên tin tưởng lẫn nhau.
Nhất trí toàn diện
Có thể nhận xét bằng một từ như thế, về những phát biểu của ông Putin và chủ nhà Orbán, trong cuộc họp báo sau khi hai vị lãnh đạo này có cuộc hội đàm tại Budapest. Đáng chú ý là trong cuộc họp báo này, chỉ các cơ quan truyền thông thân Nga và thân chính quyền mới được đặt câu hỏi, báo chí đối lập của Hung hoặc có chiều hướng thân Phương Tây đều phải im lặng.
Tổng thống Nga Putin cho hay chuyến công du đối với ông quan trọng là vì Hungary là thành viên Liên Âu và NATO, và ở Châu Âu, nước này ngày càng được quan tâm vì quan điểm khác biệt trong vấn đề tỵ nạn. Ngược lại, với chính phủ Hungary, nước Nga là một siêu cường và ông Orbán hy vọng có thể trở thành đồng minh và có những lợi ích kinh tế trong mối quan hệ này.
Do đó, trong họp báo ông Putin chủ yếu nói về các sự kiện quốc tế, còn Orbán thì tập trung vào các mối quan hệ kinh tế. Thủ tướng Hungary đã rất “thiếu tế nhị” khi nói về nước láng giềng Ukraine, theo báo chí Hung, vì ông chỉ nhắc tới Hiệp ước Minsk thứ 2 ký kết năm 2015, mà theo đó nước Nga không có bất cứ trách nhiệm gì, và không có một lời nào về tương lai Ukraine.
An ninh ở thủ đô Budapest đã được tăng cường một cách hiếm có, hầu như tất cả các tuyến đường chính đều bị chặn. Một cuộc biểu tình phản đối ông Putin của đảng đối lập “Cùng nhau”, cho dù đã được cấp phép từ cảnh sát trước đó, nhưng rốt cục cũng bị ngăn cản và chỉ tiến hành được ở một địa điểm khác cách quảng trường nơi tọa lạc Nhà Quốc hội Hungary hơn 1km.
Một số nội dung chính của cuộc gặp mặt giữa ông Putin và Thủ tướng Hungary Orbán Viktor đã được “rò rỉ” trước đó: hai nước muốn thắt chặt mối quan hệ kinh tế, đặc biệt trong hồ sơ năng lượng, mà tới giờ Hungary vẫn phụ thuộc nặng nề vào Nga, và khẳng định một số điểm tương đồng trong quan điểm chính trị mang tính đối đầu với Liên Âu và Phương Tây.
Cuộc họp báo của hai vị lãnh đạo diễn ra sau đó được đặc trưng bởi những tuyên bố nhất trí và lịch sự với nhau, tuy nhiên, theo một nhóm các nhà bình luận, đây chỉ là bề nổi của vấn đề: trên cương vị và suy nghĩ của một cựu điệp viên mật vụ, ông Putin chỉ tận dụng Hungary như một công cụ để chống lại Phương Tây, chứ không hề có chuyện đôi bên tin tưởng lẫn nhau.
Nhất trí toàn diện
Có thể nhận xét bằng một từ như thế, về những phát biểu của ông Putin và chủ nhà Orbán, trong cuộc họp báo sau khi hai vị lãnh đạo này có cuộc hội đàm tại Budapest. Đáng chú ý là trong cuộc họp báo này, chỉ các cơ quan truyền thông thân Nga và thân chính quyền mới được đặt câu hỏi, báo chí đối lập của Hung hoặc có chiều hướng thân Phương Tây đều phải im lặng.
Tổng thống Nga Putin cho hay chuyến công du đối với ông quan trọng là vì Hungary là thành viên Liên Âu và NATO, và ở Châu Âu, nước này ngày càng được quan tâm vì quan điểm khác biệt trong vấn đề tỵ nạn. Ngược lại, với chính phủ Hungary, nước Nga là một siêu cường và ông Orbán hy vọng có thể trở thành đồng minh và có những lợi ích kinh tế trong mối quan hệ này.
Do đó, trong họp báo ông Putin chủ yếu nói về các sự kiện quốc tế, còn Orbán thì tập trung vào các mối quan hệ kinh tế. Thủ tướng Hungary đã rất “thiếu tế nhị” khi nói về nước láng giềng Ukraine, theo báo chí Hung, vì ông chỉ nhắc tới Hiệp ước Minsk thứ 2 ký kết năm 2015, mà theo đó nước Nga không có bất cứ trách nhiệm gì, và không có một lời nào về tương lai Ukraine.
“Không thể xử lý một vấn đề chính trị bằng công cụ kinh tế”, đó là ý kiến của ông Orbán về những biện pháp trừng trị Nga của Phương Tây, và cũng là quan điểm mà lâu này chính phủ Hung vẫn hay nhấn mạnh. Tuy nhiên, Châu Âu không muốn chiến tranh và không còn công cụ nào khác để chế ngự mối hiểm nguy đến từ nước Nga, là theo chiều hướng mà Đức và Pháp đề xướng.
Thủ tướng Hung cũng nói thêm rằng theo ông, chính sách đối đầu với Nga đã trở nên một cái mốt ở Phương Tây, còn nước Hung cần biết vị trí của mình trong các vấn đề địa chính trị. “Chúng ta ai cũng cảm thấy rằng thế giới đang có một biến chuyển”, ông Orbán nói, và cho rằng biến chuyển đó đặt tiền đề thuận lợi cho quan hệ Nga - Châu Âu và quan hệ Nga - Hung.
Ông Orbán khẳng định, một mối quan hệ cân bằng giữa Nga và Châu Âu là điều kiện tiên quyết cho nền hòa bình ở châu lục này. Quan hệ Hung - Nga sẽ được đôi bên gìn giữ và bảo vệ tất cả những gì có thể, vì nó ở “một tầm kích khác”, và nếu thế giới trở lại bình thường (tức là khi những trừng phạt kinh tế với Nga được hủy nỏ) thì Hung sẽ có khởi động tốt ở thị trường Nga.
Phụ thuộc năng lượng và tài chính
Những vấn đề kinh tế là tâm điểm của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Hungary và Nga, và tất nhiên chủ đề chính vẫn là “thương vụ thế kỷ” của Hungary, khi nước này muốn xây thêm hai tổ máy tại Nhà máy điện nguyên tử ở TP Paks bằng nguồn vốn tín dụng 10 tỷ Euro của Nga và công nghệ Nga, với một hợp đồng được ký tắt trước khi đưa ra Quốc hội, và được mật hóa trong mấy thập kỷ.
Đây chính là nguồn cơn chính của những phản đối dữ dội của nhiều tổ chức dân sự, cùng phe đối lập Hungary, rằng nó sẽ khiến Hung phụ thuộc vào Moscow cả về tài chính lẫn chính trị, chưa kể, việc thiếu minh bạch sẽ khiến trị giá thực của hợp đồng sẽ bị đội giá lên đáng kể. Việc Nga có thể độc quyền trong một thương vụ lớn về năng lượng tại một nước thành viên EU cũng đang bị Liên Âu xem xét.
Thủ tướng Orbán Viktor cho hay, Hungary tiếp tục muốn sử dụng nguồn tín dụng Nga chứ không hợp tác với Phương Tây trong vấn đề này, thậm chí ông Putin còn đề nghị có thể cho mượn thêm 2 tỷ Euro cần thiết còn lại. Theo ông Orbán, Hungary sẽ được cung cấp đủ khí đốt cho tới năm 2021, và hiện đang chuẩn bị cho một thỏa thuận với Liên bang Nga về thời kỳ sau năm 2021.
Bình luận về vấn đề này, báo chí Hung cho rằng, hiện tại Hung phụ thuộc 60% về năng lượng với Nga, và những thỏa thuận tiếp tới, cùng việc hợp tác với Nga trong thương vụ xây nhà máy điện nguyên tử chỉ khiến nước này càng lệ thuộc vào Moscow. Điều mà khi còn là đảng đối lập, phe ông Orbán gọi là “phản quốc”, thì hiện tại lại được khẳng định là “lợi ích quốc gia”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Nga cũng sẵn sàng để Hung tham gia những dự án khí đốt của Nga, chẳng hạn Hungary có thể nhận khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Balkans, hoặc theo hệ thống Hải lưu Phía Bắc, tức là không còn liên quan tới hệ thống khí đốt qua Ukraine, vẫn bị Nga coi là rủi ro. Nếu điều này diễn ra, Hungary có thể mất thêm một láng giềng là Ukraine, trong trận chiến với Nga.
Quan hệ hữu hảo chỉ trên bề nổi
Đó là ý kiến đồng nhất của bốn chuyên gia nghiên cứu về Nga, phát biểu ngay sau cuộc gặp gỡ Orbán - Putin. Theo đó, hai vị lãnh đạo này thực chất cũng chẵng tin cậy nhau và câu hỏi lớn nhất là khi nào nước Nga cảm thấy rằng đã “đầu tư” đủ vào Hungary, để quyết định là đã tới lúc gặt hái thành quả của “thương vụ đầu tư” chính trị đó.
Từng là một điệp viên KGB trung thành, Putin không bao giờ quên, Thủ tướng Hung Orbán Viktor khởi nghiệp chính trị thời trẻ bằng hoạt động chống Liên Xô, và cả sự nghiệp của ông được xây dựng trên căn bản đó, nên không thể có chuyện tin tưởng. Một bình luận viên khác đặt vấn đề, Orbán có thể đấu trí kịch liệt với Thủ tướng Đức Merkel, nhưng vẫn có thể tin tưởng vào bà.
Là bởi, ở Merkel không có quan niệm “một mất một còn” kiểu thời Chiến tranh lạnh, như ở Putin. Đôi bên có thể bắt tay nhau, cười nói và phát biểu hữu hảo, nhưng khó mà có được lòng tin tưởng tương hỗ. Những trang mạng thân Nga, mà đứng sau có thể là chính quyền Nga, vẫn thường xuyên loan những tin giả mạo có lợi cho Nga, và khó có thể nói là “hữu nghị” đối với Hung.
Đó là chưa kể, cơ quan mật vụ Nga có quan hệ mật thiết với một tổ chức bán vũ trang của Hungary, và chưa thể biết cụ thể là họ muốn gì. Tuy nhiên, việc Nga muốn bao trùm các tổ chức dân tộc cực đoan thân Nga - hiện đã trở thành một mạng lưới trong vùng Trung Âu - để một khi nào đó có thể sử dụng, gây bất ổn, là điều hết sức nguy hiểm đối với Hungary, theo các nhà phân tích.
Ở một góc độ khác, nội các Orbán bấy lâu nay chủ trương đường lối ngoại giao “Hướng Đông”, tìm mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và Nga để kiếm lợi về kinh tế, nhưng Putin thì không nghĩ như vậy. Một nhà bình luận cho rằng, Putin quan niệm mối tương giao với Hung là một sự đầu tư chính trị, và khi Hung đã đủ rời xa Mỹ và Phương Tây, thì Nga sẽ phải “tiếp quản”.
Bởi lẽ, thứ văn hóa KGB chỉ biết một khái niệm trắng đen rõ rệt, “của anh hay của tôi”, kể cả trong vấn đề kinh tế, chẳng hạn, Hungary sẽ không thể rút khỏi sự phụ thuộc Nga trong hồ sơ nhà máy điện nguyên tử Paks. Thêm nữa, “có hàng tỉ những vụ việc nho nhỏ mà mật vụ Nga biết về Ban lãnh đạo Hung, và do đó, tới giờ lãnh đạo Hung vẫn phải sợ lãnh đạo Nga”.
Bề ngoài, chuyến thăm Hungary của Putin có lợi cho nước Nga, vì nó cho thấy dù bị tẩy chay nhưng Moscow vẫn có đồng minh trong Liên Âu và NATO, cho dù sự đánh giá Hungary ở Châu Âu không mấy tốt đẹp. Chính quyền Hung cũng đạt được một số thỏa thuận kinh tế, nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn là, có bõ hay không, kể cả về kinh tế và chính trị, khi chọn thân Nga và đối đầu Liên Âu?
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.