Hungary: NGÀNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TIẾP TỤC PHẢN KHÁNG
- Thứ sáu - 15/04/2016 14:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Như đã thông báo từ trước, nhiều hành động phản đối chính phủ được tiến hành trong ngày hôm nay, thứ Sáu 15-4, tại các trường sở, bệnh viện và các cơ sở giáo dục, y tế khác.
Nghiệp đoàn giáo dục PDSz (Công đoàn Giáo viên Dân chủ) tổ chức đình công cảnh cáo trong thời gian 8-10 giờ sáng hôm nay để đòi hỏi những thay đổi căn bản trong giáo dục như chấm dứt sự quản lý tập trung và phi hiệu quả của KLIK (cơ quan chủ quản và điều hành ngành Giáo dục Hungary), giảm giờ làm việc cho các thầy cô giáo và giảm những gánh nặng trong chương trình học cho học sinh.
Cuộc đình công này được sự hưởng ứng của phong trào “Chúng tôi muốn được dạy” mà thủ lĩnh là ông Pukli István, Hiệu trưởng một trường trung học tại Budapest. Là nhóm khởi xướng làn sóng “bất tuân dân sự” trong giới giáo viên từ ngày 30-3, những người chủ trương nhóm đề nghị mọi người tham gia hãy thành lập các “nhóm mặc áo ca-rô”, một biểu tượng phản kháng trong ngành Giáo dục.
Cuộc đình công này được sự hưởng ứng của phong trào “Chúng tôi muốn được dạy” mà thủ lĩnh là ông Pukli István, Hiệu trưởng một trường trung học tại Budapest. Là nhóm khởi xướng làn sóng “bất tuân dân sự” trong giới giáo viên từ ngày 30-3, những người chủ trương nhóm đề nghị mọi người tham gia hãy thành lập các “nhóm mặc áo ca-rô”, một biểu tượng phản kháng trong ngành Giáo dục.
Song song với cuộc đình công của các nhà giáo, các nhân viên ngành Y - đứng đầu là bà Sándor Mária, một y tá nổi tiếng với hành động mặc trang phục đen đi làm để phản đối tình cảnh tệ hại của các nhân viên trong ngành - cũng tổ chức “Ngày trang phục đen”.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Quốc vụ khanh Giáo dục Palkovics László cho hay, những nhà giáo đứng trước cửa trường để “biểu dương lực lượng” trong cuộc đình công kéo dài hai tiếng sáng nay có thể sẽ gặp những rắc rối về Luật Lao động, vì theo ông, nếu “chỉ” đình công trong trường thì không sao, còn nếu ra đường “lãn công” thì sẽ có vấn đề.
Như NCTG đã nhiều lần đưa tin, làn sóng phản đối chính quyền vì những vấn nạn trong ngành Giáo dục Hungary bùng lên một cách gay gắt từ trung tuần tháng 2 năm nay, và nhận được sự đồng tình của một bộ phận đáng kể trong dân cư, trở thành vấn đề đau đầu hiện tại cho nội các cánh hữu của Thủ tướng Orbán Viktor.
Sau những dịp xuống đường và biểu tình, nhiều nghiệp đoàn và tổ chức của các nhà giáo chủ trương tổ chức đình công, “bất tuân dân sự” vào những thời điểm khác nhau nhằm gây sức ép và đòi hỏi chính quyền phải thực tâm khi ngồi vào bàn đàm phán, và có những thay đổi tận gốc rễ.