Covid-19: TẠI SAO HUNGARY CÓ TỶ LỆ TỬ VONG KỶ LỤC THẾ GIỚI?
- Thứ bảy - 08/05/2021 07:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tại sao chính quyền Hungary luôn tự hào với tỷ lệ tiêm chủng vào hàng đứng đầu Châu Âu, nhưng nước này lại có tỷ lệ tử vong trên đầu người tồi tệ nhất thế giới là câu hỏi được truyền thông Pháp đặt ra, và câu trả lời là: bởi tình trạng của hệ thống y tế có nhiều vấn đề.
Bài phân tích đăng trên mạng LCI (Pháp*) ngày 3-5-2021 nhắc lại việc vào 24-4, người dân Hungary vui mừng vì các tiệm ăn được mở phần bên ngoài (sân thượng, vườn, vỉa hè...) và tới 1-5, những người đã sở hữu “thẻ miễn dịch” được trở lại các nhà hàng, nhà hát, rạp chiếu phim hoặc phòng thể thao... Như vậy, sự sôi động dần dần trở lại tại Hungary sau khi cuộc sống ở đất nước này đã bị đình trệ do làn sóng thứ 3 của dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 5/2021, chưa thể nói là dịch đã được kiềm chế tại Hungary, nơi một vài tuần trước đó ghi nhận những kỷ lục về số ca tử vong tính theo dân số. Quốc gia nhỏ bé ở vùng Trung Âu với chừng 9,7 triệu cư dân này, trong nhiều ngày, đã chứng kiến trên dưới 300 ca tử vong và tính trên 100.000 dân số thì đây là một kỷ lục thế giới. Do đó, “vì sao nên nỗi?” là câu hỏi mà ký giả Pháp Caroline Quevrain muốn tìm lời giải đáp.
Được xác lập và kéo dài từ trung tuần tháng 3-2021, có thể giải thích kỷ lục tử vong đáng buồn này trước hết là do việc điều hành cuộc khủng hoảng y tế của Thủ tướng Orbán Viktor. TS. Sinkó Eszter, nhà kinh tế học, chuyên gia phân tích y tế của Trung tâm Đào tạo Quản lý (Đại học Y khoa Semmelweis, Budapest) nói với tờ “Hungary Today” rằng trong đợt dịch thứ 2, chính quyền đã không kiềm chế được sự lan truyền của virus.
Cạnh đó, phản ứng của chính quyền đối với làn sóng thứ 3 là chậm. Khi biến thể Anh hoành hành vào tháng Hai, do không kiểm dịch đối với du khách nước ngoài, chính phủ Hungary đã chậm ban hành các biện pháp hạn chế mới, không đóng cửa ngay các trường tiểu học và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu cho đến ngày 8-3. Từ giữa tháng Hai 2021, số ca nhiễm mới tăng vọt, tăng 23% trong 1 tuần và sau đó, 42% trong tuần tiếp theo.
Một điểm “bất cập” khác là trong khi Hungary tiến hành tiêm chủng với một tốc độ khiến Châu Âu phải “xanh mặt” vì ghen tỵ - do theo con đường riêng là đặt hàng các loại vaccine của Nga và Trung Quốc vốn chưa được Liên Âu chấp thuận - thì nước này lại tụt hậu trong việc chích ngừa cho người cao tuổi. Đến ngày 24-3, trong khi phần lớn người trên 50 tuổi đã được tiêm liều đầu, mới chỉ có 53,3% người cao niên trên 80 tuổi được tiêm.
Đầu tháng 5/2021, Hungary đã vượt xa các nước láng giềng Châu Âu trong chiến dịch tiêm chủng, vì 42,2% dân số Hung đã được tiêm một liều và 21,5% cả hai liều, theo mnạg “Our World in Data” liệt kê dữ liệu của các cơ quan y tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao so với dân số vẫn là câu hỏi của nhiều bác sĩ chuyên khoa. Có điều, theo phân tích, chính phủ Hung không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những con số thảm khốc này.
Có vẻ như dân số Hungary đang già đi và sức khỏe kém hơn tại những nơi khác ở Châu Âu. Thống kê vào năm 2017 cho thấy, có tới 2/3 số người trên 65 tuổi ở Hungary mắc bệnh mãn tính, cao hơn 12% so với mức trung bình ở Liên Âu, theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Đài Quan sát Châu Âu về Hệ thống và Chính sách Y tế (EOHSP, trực thuộc Văn phòng Châu Âu của Tổ chức y tế Thế giới).
Tuy nhiên, vào đầu tháng 5/2021, chưa thể nói là dịch đã được kiềm chế tại Hungary, nơi một vài tuần trước đó ghi nhận những kỷ lục về số ca tử vong tính theo dân số. Quốc gia nhỏ bé ở vùng Trung Âu với chừng 9,7 triệu cư dân này, trong nhiều ngày, đã chứng kiến trên dưới 300 ca tử vong và tính trên 100.000 dân số thì đây là một kỷ lục thế giới. Do đó, “vì sao nên nỗi?” là câu hỏi mà ký giả Pháp Caroline Quevrain muốn tìm lời giải đáp.
Được xác lập và kéo dài từ trung tuần tháng 3-2021, có thể giải thích kỷ lục tử vong đáng buồn này trước hết là do việc điều hành cuộc khủng hoảng y tế của Thủ tướng Orbán Viktor. TS. Sinkó Eszter, nhà kinh tế học, chuyên gia phân tích y tế của Trung tâm Đào tạo Quản lý (Đại học Y khoa Semmelweis, Budapest) nói với tờ “Hungary Today” rằng trong đợt dịch thứ 2, chính quyền đã không kiềm chế được sự lan truyền của virus.
Cạnh đó, phản ứng của chính quyền đối với làn sóng thứ 3 là chậm. Khi biến thể Anh hoành hành vào tháng Hai, do không kiểm dịch đối với du khách nước ngoài, chính phủ Hungary đã chậm ban hành các biện pháp hạn chế mới, không đóng cửa ngay các trường tiểu học và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu cho đến ngày 8-3. Từ giữa tháng Hai 2021, số ca nhiễm mới tăng vọt, tăng 23% trong 1 tuần và sau đó, 42% trong tuần tiếp theo.
Một điểm “bất cập” khác là trong khi Hungary tiến hành tiêm chủng với một tốc độ khiến Châu Âu phải “xanh mặt” vì ghen tỵ - do theo con đường riêng là đặt hàng các loại vaccine của Nga và Trung Quốc vốn chưa được Liên Âu chấp thuận - thì nước này lại tụt hậu trong việc chích ngừa cho người cao tuổi. Đến ngày 24-3, trong khi phần lớn người trên 50 tuổi đã được tiêm liều đầu, mới chỉ có 53,3% người cao niên trên 80 tuổi được tiêm.
Đầu tháng 5/2021, Hungary đã vượt xa các nước láng giềng Châu Âu trong chiến dịch tiêm chủng, vì 42,2% dân số Hung đã được tiêm một liều và 21,5% cả hai liều, theo mnạg “Our World in Data” liệt kê dữ liệu của các cơ quan y tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao so với dân số vẫn là câu hỏi của nhiều bác sĩ chuyên khoa. Có điều, theo phân tích, chính phủ Hung không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những con số thảm khốc này.
Có vẻ như dân số Hungary đang già đi và sức khỏe kém hơn tại những nơi khác ở Châu Âu. Thống kê vào năm 2017 cho thấy, có tới 2/3 số người trên 65 tuổi ở Hungary mắc bệnh mãn tính, cao hơn 12% so với mức trung bình ở Liên Âu, theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Đài Quan sát Châu Âu về Hệ thống và Chính sách Y tế (EOHSP, trực thuộc Văn phòng Châu Âu của Tổ chức y tế Thế giới).
Tuổi thọ người dân Hung cũng thấp hơn: 79,3 tuổi đối với phụ nữ và 72,5 tuổi đối với nam giới, tức là thấp hơn 5 năm so với người Âu theo số liệu vào năm 2017. Tiếp đó đó, béo phì - được biết đến như một yếu tố nguy cơ của Covid-19 - là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở Hungary: cứ 5 người trẻ thì có 1 người dưới 15 tuổi mắc chứng thừa cân hoặc béo phì (năm 2013), và đây là vấn đề của 22% người dưới 7 tuổi (năm 2017).
Trên thực tế, 28% số ca tử vong trong năm 2017 có thể là do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, một hiện tượng cao hơn tới 10% so với mức trung bình của Châu Âu. 21% trong số này có liên quan đến hút thuốc (17% ở EU) và 10% liên quan đến việc uống rượu (6% ở EU). Thêm vào đó, tình trạng của hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng đã tiếp tục xấu đi trong vòng hơn 30 năm sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại nước này.
Ngày nay, Hungary chi tiêu cho y tế ít hơn nhiều so với mức trung bình của Châu Âu, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, và các bệnh viện đang thiếu nhân viên và trang thiết bị. Bác sĩ chuyên khoa Márkus László tại một phòng khám tư nhân ở Budapest - người đã làm việc 26 năm trong một bệnh viện công ở tỉnh lẻ - phát biểu với trang tin azonnali.hu hôm 25-3 rằng “có thể nói trong 1 câu: việc chăm sóc sức khỏe trong thực tế đã sụp đổ”.
So với mức trung bình của Châu Âu, Hungary có ít bác sĩ hơn (3,3 bác sĩ trên 1.000 dân so với 3,6 ở Liên Âu) và y tá (6,5 trên 1.000 dân so với 8,5 ở Liên Âu), theo số liệu của OECD. Có thể giải thích sự thiếu hụt nhân lực này bởi 2 nguyên nhân: nhân lực trong y tế già đi, và hàng chuc ngàn bác sĩ Hungary - đặc biệt là các chuyên gia - đã ra nước ngoài làm việc kể từ khi nước này gia nhập Liên Âu năm 2004, theo Hội Bác sĩ Hungary (MOK).
Sự thiếu hụt nhân lực có trình độ này đang gây ra thiệt hại đáng kể trong cuộc chiến chống dịch bệnh hiện tại. Cũng theo tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi của giới bác sĩ tại Hungary này, 95% bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc tích cực và phải thở máy rốt cục đã tử vong vì Covid-19. Tính đến thời điểm bài báo Pháp được đăng tải, trong một năm rưỡi, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cái chết của 27.802 bệnh nhân tại Hungary!
Ghi chú:
(*) LCI (La Chaîne Info) là kênh tin tức truyền hình của Pháp, thuộc tập đoàn truyền thông quốc gia TF1 Group.