CÒN TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP, SẼ KHÔNG ĐƯỢC BẦU CỬ VÀ TRƯNG CẦU DÂN Ý
- Thứ hai - 23/03/2020 03:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đây chỉ là hai trong nhiều nội dung “nổi cộm” trong một dự thảo luật mà chính phủ Hungary đã gửi cho phe đối lập để đề nghị ủng hộ. Đạo luật này, trên nguyên tắc, quy định về sự “gia hạn” tình trạng khẩn cấp được ban bố hôm 11-3, và chỉ có thời hạn trong hai tuần.
Khả năng, Quốc hội Hungary sẽ tiến hành biểu quyết về dự luật này vào ngày thứ Ba tuần sau, 24-3-2020.
Theo mạng index.hu, thật ra, theo hệ thống luật pháp Hung, việc ban bố và đình chỉ tình trạng khẩn cấp là thẩm quyền riêng của chính phủ, nên các dân biểu sẽ bỏ phiếu về chuyện khác: đó là, những nghị định chính phủ được đưa ra trong tình trạng khẩn cấp có tự động được gia hạn tới khi nào tình trạng khẩn cấp chấm dứt hay không?
Đạo luật sắp được đưa ra biểu quyết, theo Hiến pháp Hungary, sẽ được coi là mang tính trọng yếu, và do đó sẽ cần lá phiếu thuận của 2/3 số ĐBQH, điều mà liên minh cầm quyền hiện thời đang có. Như vậy, nếu không xảy ra điều gì quá bất thường, nó sẽ được Quốc hội Hung thông qua, và như thế, sẽ trao toàn quyền quyết định vào tay chính phủ.
Những điểm quan trọng nhất của dự luật gồm:
- Chính phủ có quyền ra các nghị định có nội dung tạm đình chỉ một số đạo luật, có thể trái ngược với một số quy định pháp luật, cũng như có thể ra những biện pháp bất thường khác.
- Chừng nào trạng thái khẩn cấp còn tồn tại, không được tổ chức bầu cử giữa kỳ, không được tổ chức trưng cầu dân ý cấp quốc gia và địa phương.
- Khi nào tình trạng khẩn cấp chấm dứt, Quốc hội sẽ ra quyết định về việc chấm dứt thời hiệu của đạo luật này.
Điều hành đất nước thông qua các sắc lệnh, nghị định... là điều sẽ xảy ra sau khi đạo luật được thông qua, và chính phủ Hung cũng không giấu giếm ý định là nếu Quốc hội không hội họp được do dịch bệnh, thì cơ quan hành pháp vẫn có thể thiết lập và duy trì vô thời hạn những biện pháp bất thường được thể hiện trong các sắc lệnh, nghị định.
Chính tính chất “vô thời hạn” của những nghị định này khiến phe đối lập và nhiều tổ chức dân sự, bảo vệ nhân quyền tại Hungary cảm thấy lo ngại, cho dù trong thực tế, nếu vì lý do nào đó chính phủ không nhận được sự ủy nhiệm để gia hạn các nghị định, thì họ vẫn có thể tái ban bố các nghị định đó sau khi chúng hết thời hiệu mà không gặp khó khăn gì về mặt lý thuyết.
Mặc dù gần như chắc chắn dự luật sẽ được thông qua, bất kể phản ứng của phe đối lập ra sao, nhưng các đảng đối lập - tuy đồng ý việc gia hạn tình trạng khẩn cấp, nhưng vẫn muốn phải có một thời hạn nào đó, chứ không thể chấp nhận việc “cầm quyền” thông qua các sắc lệnh, nghị định, bởi lẽ không có sự đảm bảo hiến định nào rằng cơ quan hành pháp sẽ không lạm quyền.
Theo mạng index.hu, thật ra, theo hệ thống luật pháp Hung, việc ban bố và đình chỉ tình trạng khẩn cấp là thẩm quyền riêng của chính phủ, nên các dân biểu sẽ bỏ phiếu về chuyện khác: đó là, những nghị định chính phủ được đưa ra trong tình trạng khẩn cấp có tự động được gia hạn tới khi nào tình trạng khẩn cấp chấm dứt hay không?
Đạo luật sắp được đưa ra biểu quyết, theo Hiến pháp Hungary, sẽ được coi là mang tính trọng yếu, và do đó sẽ cần lá phiếu thuận của 2/3 số ĐBQH, điều mà liên minh cầm quyền hiện thời đang có. Như vậy, nếu không xảy ra điều gì quá bất thường, nó sẽ được Quốc hội Hung thông qua, và như thế, sẽ trao toàn quyền quyết định vào tay chính phủ.
Những điểm quan trọng nhất của dự luật gồm:
- Chính phủ có quyền ra các nghị định có nội dung tạm đình chỉ một số đạo luật, có thể trái ngược với một số quy định pháp luật, cũng như có thể ra những biện pháp bất thường khác.
- Chừng nào trạng thái khẩn cấp còn tồn tại, không được tổ chức bầu cử giữa kỳ, không được tổ chức trưng cầu dân ý cấp quốc gia và địa phương.
- Khi nào tình trạng khẩn cấp chấm dứt, Quốc hội sẽ ra quyết định về việc chấm dứt thời hiệu của đạo luật này.
Điều hành đất nước thông qua các sắc lệnh, nghị định... là điều sẽ xảy ra sau khi đạo luật được thông qua, và chính phủ Hung cũng không giấu giếm ý định là nếu Quốc hội không hội họp được do dịch bệnh, thì cơ quan hành pháp vẫn có thể thiết lập và duy trì vô thời hạn những biện pháp bất thường được thể hiện trong các sắc lệnh, nghị định.
Chính tính chất “vô thời hạn” của những nghị định này khiến phe đối lập và nhiều tổ chức dân sự, bảo vệ nhân quyền tại Hungary cảm thấy lo ngại, cho dù trong thực tế, nếu vì lý do nào đó chính phủ không nhận được sự ủy nhiệm để gia hạn các nghị định, thì họ vẫn có thể tái ban bố các nghị định đó sau khi chúng hết thời hiệu mà không gặp khó khăn gì về mặt lý thuyết.
Mặc dù gần như chắc chắn dự luật sẽ được thông qua, bất kể phản ứng của phe đối lập ra sao, nhưng các đảng đối lập - tuy đồng ý việc gia hạn tình trạng khẩn cấp, nhưng vẫn muốn phải có một thời hạn nào đó, chứ không thể chấp nhận việc “cầm quyền” thông qua các sắc lệnh, nghị định, bởi lẽ không có sự đảm bảo hiến định nào rằng cơ quan hành pháp sẽ không lạm quyền.