“MỘT TỜ BÁO ĐA DẠNG, ĐA CHIỀU, HÀI HÒA VÀ KHÔNG CỰC ĐOAN…”
- Thứ ba - 14/12/2021 04:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chính vì tính trung lập, sự khả tín của tờ báo/ diễn đàn mà thu hút được những chia sẻ của người Việt trong nước cũng như người Việt hải ngoại” - nhận xét của tác giả Michael Nguyễn Minh từ Singapore về NCTG.
Tôi vẫn thầm ao ước một ngày nào đó cộng đồng người Việt ở Singapore có được mối liên kết chung, có sự gắn bó đùm bọc, có sự chia sẻ về tinh thần đủ lớn để ra được một tờ báo, một tiếng nói đại diện cộng đồng, một diễn đàn chung cho cộng đồng, như “Nhịp cầu Thế giới” (NCTG) và người chủ bút, anh Nguyễn Hoàng Linh đã làm được ở Hungary, cho cộng đồng ở Hungary và xa hơn là kết nối người Việt ở khắp năm châu.
Nếu so sánh về cộng đồng người Việt ở Singapore và Hungary, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều điểm tương đồng thú vị. Những người Việt Nam đầu tiên đến hai đất nước này (nếu không kể một giai đoạn buồn của lịch sử và hơn 32 ngàn thuyền nhân Việt Nam được chính quyền Singapore cho phép tỵ nạn chờ đi định cư tại quốc gia thứ ba), thì đều là những tri thức, học sinh, hay công nhân lành nghề được cử đi học. Nhóm cộng đồng ưu tú này đã hòa nhập khá thành công vào xã hội nước sở tại, nhờ đó tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để chia sẻ, giúp đỡ nhóm cộng đồng Việt Nam đến sau. Hiện tại, theo tờ NCTG, hơn 6 ngàn Việt kiều đang sinh sống học tập và làm việc dài hạn tại Hungary. Con số này ở Singapore cũng là khoảng 6 ngàn người, trong đó có vài trăm người Việt đã chuyển sang quốc tịch Singapore.
Tuy nhiên khác với Hungary và Châu Âu, cộng đồng người Việt ở Singapore chưa có một diễn đàn chung, một cầu nối giữa cộng đồng và xã hội sở tại. Từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, các nhóm cộng đồng Người Việt ở Singapore phát triển khá đa dạng. Nhóm “quốc doanh” do Đại sứ quán Việt Nam công nhận và ủng hộ, gồm một số trí thức có quan hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước. Nhóm sinh viên đang du học tại các trường đại học công lập Singapore. Nhóm người lao động thời vụ. Nhóm các cô dâu Việt Nam lấy chồng người bản địa. Cuối cùng, kín tiếng hơn là nhóm những công dân Singapore gốc Việt, hoặc thường trú nhân người Việt đã hòa nhập gần như đầy đủ với xã hội nước sở tại, có quyền và nghĩa vụ gắn với Singapore hơn là với Việt Nam. Nhóm cuối này có thái độ bình thường với chính quyền trong nước, hay ủng hộ các chương trình thiện nguyện, ủng hộ đồng bào trong nước khi cần thiết. Họ có khả năng tiếp cận nhiều kênh thông tin, nhiều diễn đàn trao đổi của người Việt trên khắp thế giới chứ không chỉ bị hạn chế trong các tờ tin, báo mạng trong nước.
Nếu so sánh về cộng đồng người Việt ở Singapore và Hungary, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều điểm tương đồng thú vị. Những người Việt Nam đầu tiên đến hai đất nước này (nếu không kể một giai đoạn buồn của lịch sử và hơn 32 ngàn thuyền nhân Việt Nam được chính quyền Singapore cho phép tỵ nạn chờ đi định cư tại quốc gia thứ ba), thì đều là những tri thức, học sinh, hay công nhân lành nghề được cử đi học. Nhóm cộng đồng ưu tú này đã hòa nhập khá thành công vào xã hội nước sở tại, nhờ đó tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để chia sẻ, giúp đỡ nhóm cộng đồng Việt Nam đến sau. Hiện tại, theo tờ NCTG, hơn 6 ngàn Việt kiều đang sinh sống học tập và làm việc dài hạn tại Hungary. Con số này ở Singapore cũng là khoảng 6 ngàn người, trong đó có vài trăm người Việt đã chuyển sang quốc tịch Singapore.
Tuy nhiên khác với Hungary và Châu Âu, cộng đồng người Việt ở Singapore chưa có một diễn đàn chung, một cầu nối giữa cộng đồng và xã hội sở tại. Từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, các nhóm cộng đồng Người Việt ở Singapore phát triển khá đa dạng. Nhóm “quốc doanh” do Đại sứ quán Việt Nam công nhận và ủng hộ, gồm một số trí thức có quan hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước. Nhóm sinh viên đang du học tại các trường đại học công lập Singapore. Nhóm người lao động thời vụ. Nhóm các cô dâu Việt Nam lấy chồng người bản địa. Cuối cùng, kín tiếng hơn là nhóm những công dân Singapore gốc Việt, hoặc thường trú nhân người Việt đã hòa nhập gần như đầy đủ với xã hội nước sở tại, có quyền và nghĩa vụ gắn với Singapore hơn là với Việt Nam. Nhóm cuối này có thái độ bình thường với chính quyền trong nước, hay ủng hộ các chương trình thiện nguyện, ủng hộ đồng bào trong nước khi cần thiết. Họ có khả năng tiếp cận nhiều kênh thông tin, nhiều diễn đàn trao đổi của người Việt trên khắp thế giới chứ không chỉ bị hạn chế trong các tờ tin, báo mạng trong nước.
Ở đây, tôi xin được phép cám ơn NCTG, vì tờ báo/ diễn đàn này chính là một địa chỉ thân thuộc cho nhiều công dân Singapore gốc Việt, những thường trú nhân người Việt thăm viếng và giới học sinh du học ở Singapore. Những người tôi quen biết trong nhóm cộng đồng này cho biết họ đánh giá cao tính đa dạng, đa chiều, hài hòa, không cực đoan của tờ NCTG. Chính vì tính trung lập, sự khả tín của tờ báo/ diễn đàn mà thu hút được những chia sẻ của người Việt trong nước cũng như người Việt hải ngoại.
Tôi quan tâm hơn đến một vấn đề khác mà cá nhân tôi, cũng như đa số những gia đình Singapore gốc Việt coi trọng, là cách chia sẻ của NCTG về những tình cảm của người Việt nơi xa xứ đối với quê nhà, cách họ gìn giữ, bảo tồn và phát huy được văn hóa Việt Nam cho con cháu.
Tôi có vài dịp được NCTG ưu ái cho đăng những bài viết nhỏ. Con gái tôi hay hỏi: “Bố viết làm gì thế?”. Tôi trả lời: “Bố viết để bố không quên tiếng Việt, bố viết để đọc lại cho con nghe về Hà Nội nơi bố sinh ra, lớn lên, để con biết tại sao con có họ Nguyễn, và người Hà Nội đi đâu cũng mang theo quê hương thế nào. Có rất nhiều người Hà Nội cũ đang sống ở bên ngoài Hà Nội, bên ngoài Việt Nam, ở nhiều nơi trên thế giới. Bố viết để họ đọc, họ biết chúng ta ở Singapore sống ra sao, rồi một ngày nào đó rất có thể con sẽ được gặp họ và nhận ra, chúng ta có cùng quê hương Hà Nội”.
Nhân dịp NCTG tròn 20 tuổi, trân trọng gửi lời chúc mừng từ Singapore tới Ban biên tập tờ báo, tới người Chủ bút đầy nhiệt huyết, và cám ơn tấm lòng quý báu của anh dành cho cộng đồng người Việt.
Cám ơn NCTG! Happy 20th Birthday!
(*) Tiêu đề do NCTG tạm đặt. Tác giả là doanh nhân Singapore gốc Hà Nội, Chủ tịch điều hành hãng Singapore Overseas Investment Holdings, định cư tại Singapore hơn 20 năm nay.