YÊN KINH SỢ ĐI GIÀY CAO GÓT
- Thứ bảy - 19/01/2013 00:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Những con đường bát ngát Yên Kinh kiểu gì chả to đùng và dài tít tắp, trồng khá nhiều cây, ngăn nắp... nhưng không hề đẹp. Những thành phố của châu Âu có thể cũ kỹ, lộn xộn, nhưng cảnh và người thường có nét sang trọng nào đó, mà Yên Kinh không bao giờ có được” - cảm nhận của Anh Thư Lê về phố phường Bắc Kinh.
Xem Phần 1 của loạt bài viết.
Thiên Đàn (Bắc Kinh)
Nhờ có Yên Kinh mà tôi không biết đi giày cao gót, đến giờ vẫn sợ. Hồi đầu những năm 2000, nữ sinh Việt thời ấy chưa bị “cuồng” giày cao gót như bây giờ. Sau đó tôi lại sang Yên Kinh học tiếp, những con lộ dài tít tắp đã triệt tiêu tình yêu dành cho giày cao gót của tôi. Phải đi bộ nhiều quá mà, hẳn rồi, khi bạn diện một đôi giày cao gót, thực chất bạn đang bước trên… những chiếc đinh.
Eo ôi những con đường bát ngát Yên Kinh! Sánh được với độ to khủng của chúng, chắc chỉ có New York, Berlin, Moscow. Đường sá chia làm nhiều loại: phố (đọc là giai, hoặc nhai), lộ (to hơn phố), rồi đại lộ, đại nhai... Chúng khác nhau như thế nào, tôi chịu, kiểu gì chả to đùng và dài tít tắp, trồng khá nhiều cây, ngăn nắp... nhưng không hề đẹp. Những thành phố của châu Âu có thể cũ kỹ, lộn xộn, nhưng cảnh và người thường có nét sang trọng nào đó, mà Yên Kinh không bao giờ có được.
Đường phố của Yên Kinh đặt tên theo địa danh mà nó đi qua. Ví dụ con đường mới mở xuyên qua cánh đồng ngày xưa có năm cây thông cổ thụ, thì sẽ được gắn biển đường Năm Cây Thông. Nghe cũng mộc mạc dễ nhớ, ấy thế mà cũng lắm vấn đề! Đô thị mỗi lúc phình to ra bóp nghẹt các làng mạc xưa cũ, đường sá ngày càng thênh thang. Tên đâu cho đủ ngần ấy phố xá đại lộ, nên sẽ phải… đặt trùng, phân biệt bằng cái đuôi Đông - Tây - Nam - Bắc. Ví dụ cái làng (hoặc xóm) cũ tên là Hoa Viên, đã mọc lên 4 con đường là Hoa Viên Bắc, Hoa Viên Nam, Hoa Viên Đông và Hoa Viên Tây. Tìm nhà ai trong vùng này phải hỏi cho kỹ Hoa Viên nào, kẻo mà đi tìm thì mút mùa luôn. Rồi còn phân biệt đường ngoài, đường trong, ví dụ có hai con đường trùng tên nhau, được gọi là đường Triều Dương ngoại và Triều Dương nội.
Yên Kinh có quy hoạch thể hiện rõ cái tư duy đăng đối của người Hoa, phía Đông có quận Đông Thành thì bên Tây có quận Tây Thành. Cứ thế mà triển khai. Một trong những địa danh ưa thích của du khách Việt Nam là công viên Thiên Đàn (đàn tế trời, giống kiểu đàn Nam Giao ở Huế). Nhưng mấy ai biết, với tư duy đăng đối, người Hoa đã cho xây ở Yên Kinh những... bốn cái đàn tế khác nhau: quan trọng nhất là Thiên Đàn, rồi đến Địa Đàn (tế đất), Nhật Đàn (tế mặt trời) và Nguyệt Đàn (tế mặt trăng). Người Hoa theo chế độ phụ hệ, dương trọng âm khinh, nên ưu tiên Thiên Đàn (so với Địa Đàn) và Nhật Đàn (so với Nguyệt Đàn). Mấy thứ tế trời đất này tôi không thực quan tâm lắm, kiến trúc thấy cũng không đặc sắc, chỉ thích cái vườn hoa hồng trong công viên Thiên Đàn. Công viên Nhật Đàn nằm ngay bên tay phải của ĐSQ Việt Nam, đường Quang Hoa - lại có vườn sen và mẫu đơn đẹp tuyệt.
Con phố đi bộ nổi tiếng của Yên Kinh là Vương Phủ Tỉnh, tên của nó nghĩa là cái giếng trong một vương phủ. Lịch sử của nó cũng đơn giản. Vào những năm cuối triều Thanh, có 10 vương tôn hoàng thân cho đào móng xây biệt phủ ở đây. Và họ phát hiện ra một mạch nước ngọt khá lớn - nên nhớ Bắc Kinh khí hậu bán sa mạc, nguồn nước ngầm khá ít, phải dẫn từ xa về. Đây là điềm may mắn lớn nên khu này được gọi là Vương Phủ Tỉnh.
Đầu tiên chỉ có vài cửa hàng nhỏ bán giấy, bút, nghiên. Sau đó dần dần các thương nhân khác đến mở quầy tơ lụa, đồ da, đăng ten ren móc châu Âu, khiến nơi này trở nên đông vui tấp nập. Nếu bạn xem phim “Danh gia vọng tộc”, cũng có cảnh lão gia Bạch Cảnh Kỳ bắt người phu xe kéo đi Vương Phủ Tỉnh chơi. Những năm Cách mạng Văn hóa thì Vương Phủ Tỉnh xơ xác, nghèo nàn, hoang vắng. Đến thời mở cửa, tư bản Hongkong rót tiền vào đầu tiên, thêm các kiến trúc sư Đức cố vấn, xây nên một Vương Phủ Tỉnh to oành xa hoa ngày nay.
Phố mua sắm Vương Phủ Tỉnh
Đây là khu mua sắm đỉnh cao của vùng Hoa Bắc. Rất nhiều người Việt thực chất chả biết gì về Trung Quốc cả, họ chụp cho Tàu cái mũ hàng nhái, hàng rởm. Đó chỉ là một phần nhỏ. Đừng nhầm. Bạn bè tôi ở Việt Nam rất ngạc nhiên vì dân Tàu biết xài LV, Gucci…! Họ xài còn tốt hơn ta. Thế giới bợ đỡ cái thị trường mới nổi này chứ có ỏ ê quan tâm gì đến Việt Nam đâu, thì đủ biết sức mua ta thế nào.
Nhớ năm đó, lần đầu được thấy Vương Phủ Tỉnh tôi “choáng toàn tập”. Trời ơi cái gì thế này, hàng chục khối nhà tít tắp sáng choang nối đuôi nhau, chắc bằng vài chục cái Vimcom cộng lại. Bạn cần thương hiệu nào, nói tên ra đi, chúng tôi có ngay, chơi không? Nhưng so với các khu mua sắm của Singapore thì Vương Phủ Tỉnh thua, bởi yếu tố con người. Người dân mua sắm ở Sing trông sáng và sang hơn, dù họ có ăn mặc giản dị.
Vương Phủ Tỉnh có dãy phố ẩm thực, bán những món ăn vặt đặc trưng. Nhà hàng bánh bao nổi tiếng Cẩu Bất Lý (nghĩa là… chó nó thèm!) nằm giữa phố, nổi tiếng vậy nhưng ăn cũng thường thôi.
Mặc dù ngày càng nhiều các khu mua sắm tân kỳ xuất hiện ở Yên Kinh, thì Vương Phủ Tỉnh vẫn giữ vị trí “soái”. Nói đến đây tôi mới nhớ, chính người Hoa cũng than thở rằng họ không có một thương hiệu nào đình đám. Người trong nước cũng rất vọng ngoại. Chủ đầu tư các khu thương mại đã từ chối không cho những brand nội địa thuê cửa hàng, vì họ muốn tập trung những thương hiệu quốc tế, nhằm đánh bóng tên tuổi bản thân. Rất nhiều thương hiệu Trung Quốc đã không có sức chen chân vào các khu thương mại đẳng cấp. Nếu không cho một cơ hội, làm sao phát triển được mà đòi “vua biết mặt chúa biết tên”, nhỉ?
Nước nào gia công nhiều hàng hiệu thì nơi đó lắm hàng nhái. Cái này đúng như theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Thời đại Internet khiến thế giới phẳng tè le, ta xúm vào chỉ trích Trung Quốc làm nhái mà quên đi đầu thế kỷ trước, nước Mỹ đã nhái không biết bao nhiêu hàng của mẫu quốc Đại Anh. Rồi khi Mỹ giàu lên, thì lại đến lượt Ý nhái “nhiệt tình” các mặt hàng xa xỉ phẩm của Pháp, và Nhật Bản. Rồi đến Hàn, Sing, Đài Loan, Hongkong…, v.v... - ông xã tôi nói rằng ngày ổng còn nhỏ (thập niên 70), hàng nhái Đài Loan nhiều lắm. Và rồi đến lượt Trung Quốc lên ngôi. Bạn tin tôi đi, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, chắc chắn chục năm nữa sẽ là Việt Nam ta.
Phố bán lẻ hàng nhái nổi tiếng ở Bắc Kinh là phố Tú Thủy, gần ĐSQ Mỹ, các tòa lãnh sự và công ty đa quốc gia. Người nước ngoài đến đây rất đông, hai từ “OK” được nói đến rất nhiều, nên dần nó có biệt hiệu “phố OK”. Toàn hàng nhái, chả hiểu sao thiên hạ mê được, xấu mù. Nói thách thì điên đảo, có thể nâng gấp... hai chục lần giá trị món hàng. Hình như những xứ sở nào tồn tại lệ nói thách điêu ngoa, thì vẫn còn đang mông muội lắm. Đại nhảy vọt à, còn mơ đi cưng! Nếu bạn chê đắt, không mua, có vấn đề gì đâu, họ rít răng lại và gọi bạn là chó, lợn…, đại loại là những con vật nuôi dễ thương !
Yên Kinh không phải đất gia công. Các xưởng gia công (cả hàng xịn lẫn nhái) thường nằm ở vùng duyên hải phía Nam, như Quảng Đông, Thâm Quyến, Sơn Đầu, Nghệ Ô. Nhiều xưởng sản xuất hàng nhái có quy mô tới ba ngàn công nhân, bạn có tưởng tượng được không? Ba ngàn, cũng chia ca y như... thật. Mà thật chứ còn gì, nếu có được hợp đồng gia công với các thương hiệu lớn trên thế giới thì người lao động sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe. Tiền gia công chả đáng là bao, nguồn lợi thu được là học hỏi được kinh nghiệm. Lúc “nông nhàn“, chủ tớ lại may hàng nhái, hàng chợ nhanh nhiều tốt rẻ rào rào. Tiền từ đó mà ra chứ đâu.
(*) Câu hát trong phim “Hoàng Kim Giáp”.
Thiên Đàn (Bắc Kinh)
Giang sơn của ai mà tiếng vó ngựa vang lên cuồng loạn*
Nhờ có Yên Kinh mà tôi không biết đi giày cao gót, đến giờ vẫn sợ. Hồi đầu những năm 2000, nữ sinh Việt thời ấy chưa bị “cuồng” giày cao gót như bây giờ. Sau đó tôi lại sang Yên Kinh học tiếp, những con lộ dài tít tắp đã triệt tiêu tình yêu dành cho giày cao gót của tôi. Phải đi bộ nhiều quá mà, hẳn rồi, khi bạn diện một đôi giày cao gót, thực chất bạn đang bước trên… những chiếc đinh.
Eo ôi những con đường bát ngát Yên Kinh! Sánh được với độ to khủng của chúng, chắc chỉ có New York, Berlin, Moscow. Đường sá chia làm nhiều loại: phố (đọc là giai, hoặc nhai), lộ (to hơn phố), rồi đại lộ, đại nhai... Chúng khác nhau như thế nào, tôi chịu, kiểu gì chả to đùng và dài tít tắp, trồng khá nhiều cây, ngăn nắp... nhưng không hề đẹp. Những thành phố của châu Âu có thể cũ kỹ, lộn xộn, nhưng cảnh và người thường có nét sang trọng nào đó, mà Yên Kinh không bao giờ có được.
Đường phố của Yên Kinh đặt tên theo địa danh mà nó đi qua. Ví dụ con đường mới mở xuyên qua cánh đồng ngày xưa có năm cây thông cổ thụ, thì sẽ được gắn biển đường Năm Cây Thông. Nghe cũng mộc mạc dễ nhớ, ấy thế mà cũng lắm vấn đề! Đô thị mỗi lúc phình to ra bóp nghẹt các làng mạc xưa cũ, đường sá ngày càng thênh thang. Tên đâu cho đủ ngần ấy phố xá đại lộ, nên sẽ phải… đặt trùng, phân biệt bằng cái đuôi Đông - Tây - Nam - Bắc. Ví dụ cái làng (hoặc xóm) cũ tên là Hoa Viên, đã mọc lên 4 con đường là Hoa Viên Bắc, Hoa Viên Nam, Hoa Viên Đông và Hoa Viên Tây. Tìm nhà ai trong vùng này phải hỏi cho kỹ Hoa Viên nào, kẻo mà đi tìm thì mút mùa luôn. Rồi còn phân biệt đường ngoài, đường trong, ví dụ có hai con đường trùng tên nhau, được gọi là đường Triều Dương ngoại và Triều Dương nội.
Yên Kinh có quy hoạch thể hiện rõ cái tư duy đăng đối của người Hoa, phía Đông có quận Đông Thành thì bên Tây có quận Tây Thành. Cứ thế mà triển khai. Một trong những địa danh ưa thích của du khách Việt Nam là công viên Thiên Đàn (đàn tế trời, giống kiểu đàn Nam Giao ở Huế). Nhưng mấy ai biết, với tư duy đăng đối, người Hoa đã cho xây ở Yên Kinh những... bốn cái đàn tế khác nhau: quan trọng nhất là Thiên Đàn, rồi đến Địa Đàn (tế đất), Nhật Đàn (tế mặt trời) và Nguyệt Đàn (tế mặt trăng). Người Hoa theo chế độ phụ hệ, dương trọng âm khinh, nên ưu tiên Thiên Đàn (so với Địa Đàn) và Nhật Đàn (so với Nguyệt Đàn). Mấy thứ tế trời đất này tôi không thực quan tâm lắm, kiến trúc thấy cũng không đặc sắc, chỉ thích cái vườn hoa hồng trong công viên Thiên Đàn. Công viên Nhật Đàn nằm ngay bên tay phải của ĐSQ Việt Nam, đường Quang Hoa - lại có vườn sen và mẫu đơn đẹp tuyệt.
Con phố đi bộ nổi tiếng của Yên Kinh là Vương Phủ Tỉnh, tên của nó nghĩa là cái giếng trong một vương phủ. Lịch sử của nó cũng đơn giản. Vào những năm cuối triều Thanh, có 10 vương tôn hoàng thân cho đào móng xây biệt phủ ở đây. Và họ phát hiện ra một mạch nước ngọt khá lớn - nên nhớ Bắc Kinh khí hậu bán sa mạc, nguồn nước ngầm khá ít, phải dẫn từ xa về. Đây là điềm may mắn lớn nên khu này được gọi là Vương Phủ Tỉnh.
Đầu tiên chỉ có vài cửa hàng nhỏ bán giấy, bút, nghiên. Sau đó dần dần các thương nhân khác đến mở quầy tơ lụa, đồ da, đăng ten ren móc châu Âu, khiến nơi này trở nên đông vui tấp nập. Nếu bạn xem phim “Danh gia vọng tộc”, cũng có cảnh lão gia Bạch Cảnh Kỳ bắt người phu xe kéo đi Vương Phủ Tỉnh chơi. Những năm Cách mạng Văn hóa thì Vương Phủ Tỉnh xơ xác, nghèo nàn, hoang vắng. Đến thời mở cửa, tư bản Hongkong rót tiền vào đầu tiên, thêm các kiến trúc sư Đức cố vấn, xây nên một Vương Phủ Tỉnh to oành xa hoa ngày nay.
Phố mua sắm Vương Phủ Tỉnh
Đây là khu mua sắm đỉnh cao của vùng Hoa Bắc. Rất nhiều người Việt thực chất chả biết gì về Trung Quốc cả, họ chụp cho Tàu cái mũ hàng nhái, hàng rởm. Đó chỉ là một phần nhỏ. Đừng nhầm. Bạn bè tôi ở Việt Nam rất ngạc nhiên vì dân Tàu biết xài LV, Gucci…! Họ xài còn tốt hơn ta. Thế giới bợ đỡ cái thị trường mới nổi này chứ có ỏ ê quan tâm gì đến Việt Nam đâu, thì đủ biết sức mua ta thế nào.
Nhớ năm đó, lần đầu được thấy Vương Phủ Tỉnh tôi “choáng toàn tập”. Trời ơi cái gì thế này, hàng chục khối nhà tít tắp sáng choang nối đuôi nhau, chắc bằng vài chục cái Vimcom cộng lại. Bạn cần thương hiệu nào, nói tên ra đi, chúng tôi có ngay, chơi không? Nhưng so với các khu mua sắm của Singapore thì Vương Phủ Tỉnh thua, bởi yếu tố con người. Người dân mua sắm ở Sing trông sáng và sang hơn, dù họ có ăn mặc giản dị.
Vương Phủ Tỉnh có dãy phố ẩm thực, bán những món ăn vặt đặc trưng. Nhà hàng bánh bao nổi tiếng Cẩu Bất Lý (nghĩa là… chó nó thèm!) nằm giữa phố, nổi tiếng vậy nhưng ăn cũng thường thôi.
Mặc dù ngày càng nhiều các khu mua sắm tân kỳ xuất hiện ở Yên Kinh, thì Vương Phủ Tỉnh vẫn giữ vị trí “soái”. Nói đến đây tôi mới nhớ, chính người Hoa cũng than thở rằng họ không có một thương hiệu nào đình đám. Người trong nước cũng rất vọng ngoại. Chủ đầu tư các khu thương mại đã từ chối không cho những brand nội địa thuê cửa hàng, vì họ muốn tập trung những thương hiệu quốc tế, nhằm đánh bóng tên tuổi bản thân. Rất nhiều thương hiệu Trung Quốc đã không có sức chen chân vào các khu thương mại đẳng cấp. Nếu không cho một cơ hội, làm sao phát triển được mà đòi “vua biết mặt chúa biết tên”, nhỉ?
Nước nào gia công nhiều hàng hiệu thì nơi đó lắm hàng nhái. Cái này đúng như theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Thời đại Internet khiến thế giới phẳng tè le, ta xúm vào chỉ trích Trung Quốc làm nhái mà quên đi đầu thế kỷ trước, nước Mỹ đã nhái không biết bao nhiêu hàng của mẫu quốc Đại Anh. Rồi khi Mỹ giàu lên, thì lại đến lượt Ý nhái “nhiệt tình” các mặt hàng xa xỉ phẩm của Pháp, và Nhật Bản. Rồi đến Hàn, Sing, Đài Loan, Hongkong…, v.v... - ông xã tôi nói rằng ngày ổng còn nhỏ (thập niên 70), hàng nhái Đài Loan nhiều lắm. Và rồi đến lượt Trung Quốc lên ngôi. Bạn tin tôi đi, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, chắc chắn chục năm nữa sẽ là Việt Nam ta.
Phố bán lẻ hàng nhái nổi tiếng ở Bắc Kinh là phố Tú Thủy, gần ĐSQ Mỹ, các tòa lãnh sự và công ty đa quốc gia. Người nước ngoài đến đây rất đông, hai từ “OK” được nói đến rất nhiều, nên dần nó có biệt hiệu “phố OK”. Toàn hàng nhái, chả hiểu sao thiên hạ mê được, xấu mù. Nói thách thì điên đảo, có thể nâng gấp... hai chục lần giá trị món hàng. Hình như những xứ sở nào tồn tại lệ nói thách điêu ngoa, thì vẫn còn đang mông muội lắm. Đại nhảy vọt à, còn mơ đi cưng! Nếu bạn chê đắt, không mua, có vấn đề gì đâu, họ rít răng lại và gọi bạn là chó, lợn…, đại loại là những con vật nuôi dễ thương !
Yên Kinh không phải đất gia công. Các xưởng gia công (cả hàng xịn lẫn nhái) thường nằm ở vùng duyên hải phía Nam, như Quảng Đông, Thâm Quyến, Sơn Đầu, Nghệ Ô. Nhiều xưởng sản xuất hàng nhái có quy mô tới ba ngàn công nhân, bạn có tưởng tượng được không? Ba ngàn, cũng chia ca y như... thật. Mà thật chứ còn gì, nếu có được hợp đồng gia công với các thương hiệu lớn trên thế giới thì người lao động sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe. Tiền gia công chả đáng là bao, nguồn lợi thu được là học hỏi được kinh nghiệm. Lúc “nông nhàn“, chủ tớ lại may hàng nhái, hàng chợ nhanh nhiều tốt rẻ rào rào. Tiền từ đó mà ra chứ đâu.
(*) Câu hát trong phim “Hoàng Kim Giáp”.