ƯỚC NGUYỆN TRONG CUNG ĐIỆN HÒA BÌNH
- Thứ ba - 12/07/2016 12:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đúng vào những ngày mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị ra phán quyết về Biển Đông, đoàn chúng tôi đã có mặt tại Cung Điện Hòa Bình nơi đặt trụ sở của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Cung điện nằm trên phố Carnegieplein của thành phố Den Haag (Hà Lan) khá xa lạ với nhiều người Việt, nhưng nếu theo phiên âm tiếng Anh là “The Hague” hay tiếng Pháp “La Haye” thì có lẽ ai cũng biết.
Cung Điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào năm 1907, đúng vào ngày Công ước La Haye II được ký kết, và khánh thành vào năm 1913, thiết kế của một kiến trúc sư Pháp và kinh phí do vị tỉ phú người Mỹ Andrew Carnegie đóng góp. Hiện nay tại phòng truyền thống của Cung điện vẫn còn trưng bày tờ séc 1,5 triệu đô-la do chính tay Carnegie ký cùng chân dung nhà tỉ phú - ông đã mất trước khi cung điện được khánh thành nhưng các đóng góp của ông cho hòa bình thế giới thì không thể phai mờ.
Cung Điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào năm 1907, đúng vào ngày Công ước La Haye II được ký kết, và khánh thành vào năm 1913, thiết kế của một kiến trúc sư Pháp và kinh phí do vị tỉ phú người Mỹ Andrew Carnegie đóng góp. Hiện nay tại phòng truyền thống của Cung điện vẫn còn trưng bày tờ séc 1,5 triệu đô-la do chính tay Carnegie ký cùng chân dung nhà tỉ phú - ông đã mất trước khi cung điện được khánh thành nhưng các đóng góp của ông cho hòa bình thế giới thì không thể phai mờ.
Cung điện được thiết kế hai tầng với bề ngang khoảng hơn 80 mét, với mái ngói đen và dốc theo truyền thống của Hà Lan cùng hai ngọn tháp ở hai bên hồi tòa nhà. Du khách có thể vào thăm bên trong cung điện hoàn toàn miễn phí vào các ngày nghỉ, chỉ cần đăng ký trước. Bên trong cung điện được giữ nguyên như đã từng được các quốc gia trên thế giới đóng góp từ 100 năm trước, với các bình gốm sứ của Trung Quốc, tượng điêu khắc từ Mỹ... và thảm từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Đằng trước tòa nhà là một vườn hoa được bao quanh từ những viên đá được đưa từ Brazil trên đó có ghi dòng chữ HÒA BÌNH bằng tất cả các thứ tiếng. Các cháu bé trong đoàn khá thích thú khi tìm ra tiếng Việt và những gì liên quan đến Việt Nam ở trong toà cung điện này. Tượng đài Ngọn Lửa Hòa Bình Thế giới được xây dựng bởi các hòn đá từ khắp các quốc gia, và hòn đá của Việt Nam được đặt ngay dưới chân ngọn đài mang số thứ tự 193, còn dòng chữ quốc gia Việt Nam thì ở ngay lối vào của tượng đài.
Toà nhà truyền thống luôn mở cửa đón du khách và tất nhiên việc thăm quan cũng là miễn phí. Bên trong tòa nhà tái hiện lại toàn bộ lịch sử của cung điện từ hơn 100 năm nay, những chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, của Đức Giáo hoàng từ Vatican, của Nữ hoàng Anh... Bên trong nhà truyền thống cũng lưu giữ những thời khắc quan trọng của hòa bình thế giới như tấm ảnh chụp việc bức tường Berlin sụp đổ đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra còn có các tác phẩm kinh điển của thế giới như Chiến Tranh Và Hòa Bình, Giã Từ Vũ Khí...
Ngay trước cửa của nhà truyền thống có hàng chữ KÍNH CHÀO bằng tất cả các thứ tiếng trên thế giới và tiếng Việt ở phía gần cuối. Cạnh đó là một cây ước nguyện, tất cả các du khách nếu muốn có thể viết những dòng chữ cầu nguyện cho HÒA BÌNH treo lên cây này. Rất nhiều các thứ tiếng được viết vào đây như những thông điệp gửi tới tất cả mọi người. Đoàn chúng tôi ghi dòng chữ HÒA BÌNH BIỂN ĐÔNG - HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM như một ước mơ mỏng manh trước sự hiếu chiến của Trung Quốc.
Trước tham vọng và chính sách bành trướng của người Hán từ hàng nghìn năm nay, dân tộc Việt vẫn kiên cường giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ để có một đất nước hình chữ S. Thế nhưng với sự ngang ngược của Trung Quốc hiện nay, những cột biên giới đang lùi vào trong lãnh thổ Việt Nam, những hòn đảo đang mất dần, những vùng trời, vùng biển đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Không thỏa mãn, Trung Quốc còn ngang ngược đòi tới hơn 80% diện tích Biển Đông, án ngữ toàn bộ lối ra biển của Việt Nam; tự ý ra lệnh cấm biển và đâm chìm tàu thuyền các nước, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước trong khu vực, mà bị ảnh hưởng nhiều nhất là Việt Nam.
Thế nhưng không hiểu vì Công hàm năm 1958, vì Hội nghị Thành Đô, vì tình đồng chí hay ý thức hệ chung, hoặc bởi lý do nào khác mà lãnh đạo Việt Nam cho tới giờ vẫn không kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế?
Vào những ngày đầu tháng 7, tại Hà Lan có những ngày LỄ HỘI TRẮNG và rất nhiều người trên thế giới cũng đến trước Cung Điện Hòa Bình mặc những bộ đồ trắng để thả những quả bóng trắng cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
“Dù ở đâu Tổ Quốc vẫn trong lòng
Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”
(“Nhìn từ xa... Tổ quốc!”, Nguyễn Duy)
Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”
(“Nhìn từ xa... Tổ quốc!”, Nguyễn Duy)
Cả đoàn người Việt chúng tôi cũng mặc những bộ đồ trắng cùng chung ước nguyện với mọi người và hy vọng rằng, những phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế trong ngày 12-7-2016 này sẽ có lợi cho hòa bình ở Biển Đông, có lợi cho Việt Nam mặc dù Việt Nam không phải là nguyên đơn. Kết luận của Tòa, theo đó Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong “đường chín đoạn” không chỉ là thắng lợi bước đầu đảo quốc Philippines, mà là của tất cả những ai mong muốn cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông, trước những tham vọng đen tối của nhà cầm quyền Trung Quốc.