Thư Paris: QUẢNG TRƯỜNG CỘNG HÒA - PLACE RÉPUBLIQUE
- Thứ sáu - 13/05/2016 04:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Quảng trường này, như tên gọi “Cộng hòa” của nó, dường như đang dùng không gian mà nó tạo ra, vẽ nên một bức tranh thu nhỏ của một xã hội tự do - một nơi hội tụ náo nhiệt, muôn màu, gói trong lòng nó tất cả mọi sự đa dạng đến trái ngược, vẫn điềm nhiên và hài hòa đan cài vào nhau”.
Tôi đến làm ở cạnh Place République - Quảng trường Cộng hòa - chỉ sau ngày tòa báo “Charlie Hebdo” bị khủng bố có ba tuần. Quảng trường đã trở thành nơi tưởng niệm và ghi dấu buổi tuần hành lịch sử với sự tham dự của gần hai triệu người, chục ngày sau đó.
Thế nhưng chỉ khi tôi đi làm qua đây, mới có dịp được đến gần tượng đài. Ngày đầu tiên tôi đi làm là ngày Paris đổ tuyết trắng đường, truyền thông khuyến cáo nếu ai muốn bảo vệ những tặng vật, nến và hoa của họ đặt trước tòa soạn hay ở quảng trường thì hãy mang đồ đến che chắn, vì vậy chân tượng đài bọc dán đầy ni-lông, những bức tranh cũng được bọc kín lại. Chỉ đến mấy ngày sau nắng lên, tôi mới được nhìn kỹ từng bó hoa khô, bên cạnh là chi chít những ngọn nến và những tờ giấy viết những dòng tưởng niệm, dán dọc ngang quanh chân tượng đài.
Lần đầu tiên tôi đứng lặng nhìn ngắm bốn bức chân dung biếm họa dán trên cao, đều là những gương mặt đang cười hóm hỉnh. Tôi thấy họ đang nhìn xuống, cười nhẹ tênh vào lũ người chúng tôi đang hối hả dọc ngang trên quảng trường rộng lớn này, cười cả những kẻ đang ngước nhìn họ với khuôn mặt hiếu kỳ, sầu thảm, hoài niệm, nuối tiếc, hay căm giận. Dường như lũ người còn sống đang gánh gồng những lo toan, sợ hãi, sân si của thế tục, còn họ đã rũ bỏ từ lâu rồi.
Sau lần duy nhất tôi đứng “đối thoại” với họ như thế, những lần sau, tôi vẫn đến ngồi ăn trưa dưới những bức chân dung của họ, nhưng thấy lòng thanh thản rất nhiều. Cũng là những ngày xuân sang nắng ấm, tôi và mấy đồng nghiệp thường ra ngồi trên mấy bục gỗ ở tượng đài, duỗi dài ngửa mặt hứng cái nắng ấm lai láng tràn trên quảng trường, đón những đợt gió tung những chiếc khăn nhẹ mùa xuân hay cuốn tròn những làn khói thuốc.
Tôi ngắm nhìn những khuôn mặt, dáng người lướt qua nơi giao nhau của cả chục con phố và đại lộ trung tâm của Paris này. Một quảng trường rộng lớn mới quy hoạch lại để trở thành đi bộ, nơi ranh giới của vỉa hè và lòng đường được xoá mờ. Những tưởng sẽ rất rối ren, khi chẳng có rào chắn giữa nơi lũ thanh niên ngồi gảy đàn sưởi nắng, với hàng tắc-xi đỗ chờ khách nhẫn nại, hay chiếc xe buýt bình thản trờ tới, thả xuống vài người đầu lối xuống tàu điện ngầm, cũng đón vài hành khách bước ra từ cửa hàng đồ nội thất.
Hay những người phụ nữ nhịp gót giày, cười nói sau chuyến mua sắm dọc đại lộ, băng qua đường như chẳng để ý đến xe cộ ngược xuôi, Hỗn tạp thế nhưng lần nào rảo bước qua đây tôi cũng đủ thảnh thơi để nhìn lên những rặng cây, hít một luồng gió mát, gật đầu cảm ơn một chiếc xe moto dừng lại chờ người đi bộ ngang qua. Hay chậm bước nghe nốt một câu hát của ông già hát dạo với giọng opéra vang vọng mà nhiều khi ngồi ở tầng tư trong văn phòng, tôi vẫn nghe rõ tiếng ông.
Thế nhưng chỉ khi tôi đi làm qua đây, mới có dịp được đến gần tượng đài. Ngày đầu tiên tôi đi làm là ngày Paris đổ tuyết trắng đường, truyền thông khuyến cáo nếu ai muốn bảo vệ những tặng vật, nến và hoa của họ đặt trước tòa soạn hay ở quảng trường thì hãy mang đồ đến che chắn, vì vậy chân tượng đài bọc dán đầy ni-lông, những bức tranh cũng được bọc kín lại. Chỉ đến mấy ngày sau nắng lên, tôi mới được nhìn kỹ từng bó hoa khô, bên cạnh là chi chít những ngọn nến và những tờ giấy viết những dòng tưởng niệm, dán dọc ngang quanh chân tượng đài.
Lần đầu tiên tôi đứng lặng nhìn ngắm bốn bức chân dung biếm họa dán trên cao, đều là những gương mặt đang cười hóm hỉnh. Tôi thấy họ đang nhìn xuống, cười nhẹ tênh vào lũ người chúng tôi đang hối hả dọc ngang trên quảng trường rộng lớn này, cười cả những kẻ đang ngước nhìn họ với khuôn mặt hiếu kỳ, sầu thảm, hoài niệm, nuối tiếc, hay căm giận. Dường như lũ người còn sống đang gánh gồng những lo toan, sợ hãi, sân si của thế tục, còn họ đã rũ bỏ từ lâu rồi.
Sau lần duy nhất tôi đứng “đối thoại” với họ như thế, những lần sau, tôi vẫn đến ngồi ăn trưa dưới những bức chân dung của họ, nhưng thấy lòng thanh thản rất nhiều. Cũng là những ngày xuân sang nắng ấm, tôi và mấy đồng nghiệp thường ra ngồi trên mấy bục gỗ ở tượng đài, duỗi dài ngửa mặt hứng cái nắng ấm lai láng tràn trên quảng trường, đón những đợt gió tung những chiếc khăn nhẹ mùa xuân hay cuốn tròn những làn khói thuốc.
Tôi ngắm nhìn những khuôn mặt, dáng người lướt qua nơi giao nhau của cả chục con phố và đại lộ trung tâm của Paris này. Một quảng trường rộng lớn mới quy hoạch lại để trở thành đi bộ, nơi ranh giới của vỉa hè và lòng đường được xoá mờ. Những tưởng sẽ rất rối ren, khi chẳng có rào chắn giữa nơi lũ thanh niên ngồi gảy đàn sưởi nắng, với hàng tắc-xi đỗ chờ khách nhẫn nại, hay chiếc xe buýt bình thản trờ tới, thả xuống vài người đầu lối xuống tàu điện ngầm, cũng đón vài hành khách bước ra từ cửa hàng đồ nội thất.
Hay những người phụ nữ nhịp gót giày, cười nói sau chuyến mua sắm dọc đại lộ, băng qua đường như chẳng để ý đến xe cộ ngược xuôi, Hỗn tạp thế nhưng lần nào rảo bước qua đây tôi cũng đủ thảnh thơi để nhìn lên những rặng cây, hít một luồng gió mát, gật đầu cảm ơn một chiếc xe moto dừng lại chờ người đi bộ ngang qua. Hay chậm bước nghe nốt một câu hát của ông già hát dạo với giọng opéra vang vọng mà nhiều khi ngồi ở tầng tư trong văn phòng, tôi vẫn nghe rõ tiếng ông.
Quảng trường này, như tên gọi “Cộng hòa” của nó, dường như đang dùng không gian mà nó tạo ra, vẽ nên một bức tranh thu nhỏ của một xã hội tự do - một nơi hội tụ náo nhiệt, muôn màu, gói trong lòng nó tất cả mọi sự đa dạng đến trái ngược, vẫn điềm nhiên và hài hòa đan cài vào nhau. Những dòng người và xe với những lộ trình độc lập, tốc độ khác nhau, mục đích tách rời, vẫn đi cạnh nhau, tương tác với nhau trong một sự tôn trọng vừa đủ để cùng sung sướng hưởng thụ mảnh đất chung tươi đẹp này.
Vậy mà chỉ cách đây vài con phố, người ta vẫn muốn chặn đứng con đường tự do của nhau, vì cho rằng chỉ có lộ trình của mình là hợp lý nhất. Để tôi nhìn lên trên cao kia, những nụ cười nhẹ tênh đang đồng hành trên một con đường khác, cao hơn, rộng hơn. Khiến những kẻ đi dưới đất bằng, bỗng thấy không muốn chấp nhận uốn mình đi theo những con đường hẹp tối tăm, vẽ ra vì lợi ích của một thiểu số.
Liệu có ai không muốn được bước trên những con đường thênh thang và đầy nắng, do chính mình lựa chọn?