THẮC MẮC ĐẦU ĐỜI VỀ CHÍNH TRỊ CỦA BUBA 6 TUỔI
- Chủ nhật - 03/07/2016 13:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Con đã biết đặt những câu hỏi khi mẹ chưa từng bao giờ lăn tăn hỏi bà ngoại về luật bầu cử. Đã biết tìm tòi những điều cần biết về nguyên tắc bỏ phiếu từ rất sớm, trong khi chính mẹ, cả tuổi trẻ của mình chỉ đi bỏ phiếu với một tư duy mặc định trong đầu: đến để bầu cho một người đã được chỉ định, bầu cho một đảng duy nhất đã được chọn sẵn”.
Cuối tuần này nước Úc có bầu cử.
Sáng qua, vừa mở mắt Buba đã hét toáng lên: “Election day today”. Mẹ nghe thông báo của Buba thấy sao mà hờ hững, bởi với mẹ, ngày này chẳng gì đặc biệt. Mẹ đã quá quen với sự kiện chính trị ba năm một lần này ở Úc.
Thế nhưng, cuộc hội thoại tiếp theo giữa mẹ và Buba đã khiến mẹ không còn thấy “Election Day” năm nay là quá bình thường nữa, khi Buba bắt đầu “tấn công” mẹ bởi hàng loạt các câu hỏi về chủ đề bầu bán, buộc mẹ phải vận dụng toàn bộ cả vốn tiếng Việt, tiếng Anh để giải thích cho Buba hiểu.
Cuộc hội thoại bắt đầu:
Buba thỏ thẻ: “Mum, Election Day là ngày gì vậy?”.
Mẹ thờ ơ trả lời: “À, là ngày người dân Úc đi bỏ phiếu bầu ra Prime Minister (PM - Thủ tướng) cho nước mình”.
Buba tiếp tục: “Tại sao lại phải bầu PM, ông ấy đã... die đâu?”.
Mẹ: “À không phải cứ chết mới cần người thay thế, nếu trong thời gian được bầu ông thủ tướng ấy làm không tốt nhiệm vụ của mình thì sẽ không được bầu tiếp trong kỳ tiếp theo” (chắc tối thứ Sáu cả nhà xem phim “London has fallen”, Buba thấy Tổng thống Mỹ bị tấn công tưởng chết , Phó Tổng thống phải lên thay nên cu cậu nghĩ vậy).
Buba dấn tới: “Làm sao biết được ông PM đã làm tốt hay không trong thời gian đã được bầu để còn bầu tiếp?”.
Mẹ: “Thì mọi người sẽ theo dõi xem ông ấy có làm cho australian's life get better hay không?” (mẹ bắt đầu ngạc nhiên về câu hỏi của Buba).
Buba (giọng khảng khái): “Con sẽ bầu cho ông Malcolm Turnbull là Thủ tướng vì con thấy ông ấy đang là Thủ tướng và con chỉ biết mỗi ông ấy”.
Mẹ (bắt đầu suy nghĩ kỹ hơn về các câu hỏi của Buba và trả lời một cách nghiêm túc): “Con chưa được đi bầu đâu. Con cần phải chờ đến khi tròn 18 tuổi mới được đi bầu. Khi ấy con mới đủ lớn và đủ kiến thức để biết rõ hơn những người trong danh sách đề cử là ai, họ như thế nào và biết lựa chọn trong số họ một người con thấy giỏi nhất để bầu làm Thủ tướng”.
Buba lại chuyển hướng: “Thế người ta làm cách nào để chọn ra được ông PM trong Election Day?”.
Mẹ: “Khi đến địa điểm bầu cử mỗi người sẽ được phát tờ phiếu gọi là balott để bầu”.
Buba: “À, con đã nhìn thấy tờ phiếu xanh và trắng họ chiếu trên tivi, nhưng làm sao viết vào tờ giấy mà người ta chọn được ra ai là Thủ tướng?”.
Me: “Trong tờ giấy có danh sách những người sẽ được chọn. Ai được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được làm PM”.
Buba giọng phấn khởi: “À con đã hiểu tại sao tivi họ nói “paper is good on Election Day” và những người kiểm tra kết quả phiếu sẽ phải work very hard and honestly. Vậy nếu được vote con sẽ chọn number one trong list vì đó là my favourite number”.
Mẹ: “Vấn đề không nằm ở con số con yêu thích mà ở người con chọn có giỏi nhất, xứng đáng nhất hay không” (mẹ giải thích nhưng thực sự không chắc Buba có hiểu mẹ nói gì hay không).
Buba hỏi giọng cực kỳ nghiêm túc: “Sao cô hiệu trưởng trường con lại không được bầu làm PM. Cô ấy giỏi và xứng đáng đấy”.
Ô là lá, mẹ thở ra nhẹ nhõm, tức là Buba đã hiểu những gì mẹ giải thích so far.
Mẹ cũng đáo lại vô cùng nghiêm túc: “Thủ tướng phải giỏi toàn diện. Cô hiệu trưởng chỉ cần giỏi trong việc dậy dỗ học trò, nhưng Thủ tướng phải giỏi cả về các vấn đề khác như việc chăm sóc sức khỏe, ăn ở của người dân Úc...” (mẹ không dám dùng các cụm từ văn hóa, kinh tế, chính trị... vì sợ Buba không hiểu).
Buba gật gù ra chiều tâm đắc: “Con hiểu rồi, cô hiệu trưởng chính là PM của trường con”.
Mẹ “yeahhhh” rõ dài đầy hân hoan, hưởng ứng phát kiến của Buba, tin tưởng rằng cuộc hội thoại về chủ đề chính trị đầu đời của Buba sẽ kết thúc tốt đẹp tại đây.
Nhưng không, mắt Buba chợt sáng lên tinh nghịch: “Sao ba không được bầu làn PM, vì năm ngoái ba nói ba know every thing and he can do every thing?”.
Wow, câu hỏi này khó nhất cho tới giờ. Mẹ bật cười thành tiếng, đánh lạc hướng Buba bằng một câu hỏi lại: “Thế Buba có tin thế không?”.
Buba liền trả lời tức khắc: “Last year I believed it, but this year I don't believe it any more” (cười tinh quái).
Mẹ lặng im trong phút chốc, không thốt được lời nào. Và rồi mẹ choàng tay ôm Buba của mẹ vào lòng. Mẹ không giận, càng không buồn dẫu Buba đã “hạ bệ” thần tượng Ba một cách chóng vánh đến vậy. Đơn giản, bởi lúc này đây, mẹ hiểu con trai mẹ đang dần lớn. Con cũng đã biết nhìn nhận chính xác hơn sự việc, không thần thánh hóa con người, dù đó là người con yêu quý.
Con đã biết đặt những câu hỏi khi mẹ chưa từng bao giờ lăn tăn hỏi bà ngoại về luật bầu cử. Đã biết tìm tòi những điều cần biết về nguyên tắc bỏ phiếu từ rất sớm, trong khi chính mẹ, cả tuổi trẻ của mình chỉ đi bỏ phiếu với một tư duy mặc định trong đầu: đến để bầu cho một người đã được chỉ định, bầu cho một đảng duy nhất đã được chọn sẵn.
Để rồi, như rất nhiều đồng bào của mình, mẹ đã thản nhiên chấp nhận một sự thật đầy mỉa mai: “Trong bầu cử, quan trọng không phải là ở người đi bầu mà là ở thằng kiểm phiếu”.
Với những gì mẹ nghe được từ con hôm nay, mẹ muốn lưu giữ như một kỷ niệm đẹp, một mốc đáng nhớ trong bước tiến nhận thức đầu đời của con. Mẹ hiểu sẽ không còn xa ngày ấy, khi những thắc mắc hôm nay sẽ biến thành trăn trở nơi con, những câu hỏi con dành cho mẹ hôm nay sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức qua chương trình giảng dậy sau này, hay con tiếp tục tìm hiểu, học hỏi, thu nạp kiến thức từ xã hội, từ mắt thất tai nghe để tự giải toả mọi thắc mắc của chính mình.
Để rồi mai này, đến tuổi đi bầu, con sẽ đủ trưởng thành, đủ tự tin khi cầm lá phiếu trên tay, sẽ biết lựa chọn chính xác người đại diện mình lãnh đạo đất nước, sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong những lần đi bầu, và hiểu rõ, bằng lá phiếu ấy con sẽ góp phần quyết định tương lại của đất nước mình, và của chính mình.
Viết thêm: Kỳ lạ thay ở xứ sở này, khi các ông nghị không ngừng lôi nhau ra cãi vã mỗi ngày trên bàn nghị sự, khi những cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra không mệt mỏi mỗi cuối tuần vì quyền lợi của người dân, khi hầu như hàng ngày, đặc biệt trong những kỳ bầu cử, ngài thủ tướng đương nhiệm luôn bị trương mặt, lôi lên đài, lên báo, bị chỉ trích, bị gọi tên là “kẻ thực sự vô cảm” do cắt giảm các khoản chi ngân sách trong nhiệm kỳ mình, khi cho tới hôm nay, sau gần 24h kiểm phiếu, số lượng phiếu hai đảng đối lập mạnh nhất tại Úc vẫn đang ở thế giằng co, gay cấn, bất phân thắng bại do chỉ lệch nhau vài phần trăm phiếu (thật nằm mơ mới đạt đươc chiến thắng áp đảo với 99% phiếu thuận như “thiên tài Đảng ta”), thì người dân Úc vẫn thấy cuộc sống ở nơi đây thật bình yên và hạnh phúc.
Đơn giản bởi họ tin, đảng nào giờ lên cũng được, vì đảng nào nơi đây họ cũng đủ tài năng và đang làm việc thực sự vì nước, vì dân.
Sáng qua, vừa mở mắt Buba đã hét toáng lên: “Election day today”. Mẹ nghe thông báo của Buba thấy sao mà hờ hững, bởi với mẹ, ngày này chẳng gì đặc biệt. Mẹ đã quá quen với sự kiện chính trị ba năm một lần này ở Úc.
Thế nhưng, cuộc hội thoại tiếp theo giữa mẹ và Buba đã khiến mẹ không còn thấy “Election Day” năm nay là quá bình thường nữa, khi Buba bắt đầu “tấn công” mẹ bởi hàng loạt các câu hỏi về chủ đề bầu bán, buộc mẹ phải vận dụng toàn bộ cả vốn tiếng Việt, tiếng Anh để giải thích cho Buba hiểu.
Cuộc hội thoại bắt đầu:
Buba thỏ thẻ: “Mum, Election Day là ngày gì vậy?”.
Mẹ thờ ơ trả lời: “À, là ngày người dân Úc đi bỏ phiếu bầu ra Prime Minister (PM - Thủ tướng) cho nước mình”.
Buba tiếp tục: “Tại sao lại phải bầu PM, ông ấy đã... die đâu?”.
Mẹ: “À không phải cứ chết mới cần người thay thế, nếu trong thời gian được bầu ông thủ tướng ấy làm không tốt nhiệm vụ của mình thì sẽ không được bầu tiếp trong kỳ tiếp theo” (chắc tối thứ Sáu cả nhà xem phim “London has fallen”, Buba thấy Tổng thống Mỹ bị tấn công tưởng chết , Phó Tổng thống phải lên thay nên cu cậu nghĩ vậy).
Buba dấn tới: “Làm sao biết được ông PM đã làm tốt hay không trong thời gian đã được bầu để còn bầu tiếp?”.
Mẹ: “Thì mọi người sẽ theo dõi xem ông ấy có làm cho australian's life get better hay không?” (mẹ bắt đầu ngạc nhiên về câu hỏi của Buba).
Buba (giọng khảng khái): “Con sẽ bầu cho ông Malcolm Turnbull là Thủ tướng vì con thấy ông ấy đang là Thủ tướng và con chỉ biết mỗi ông ấy”.
Mẹ (bắt đầu suy nghĩ kỹ hơn về các câu hỏi của Buba và trả lời một cách nghiêm túc): “Con chưa được đi bầu đâu. Con cần phải chờ đến khi tròn 18 tuổi mới được đi bầu. Khi ấy con mới đủ lớn và đủ kiến thức để biết rõ hơn những người trong danh sách đề cử là ai, họ như thế nào và biết lựa chọn trong số họ một người con thấy giỏi nhất để bầu làm Thủ tướng”.
Buba lại chuyển hướng: “Thế người ta làm cách nào để chọn ra được ông PM trong Election Day?”.
Mẹ: “Khi đến địa điểm bầu cử mỗi người sẽ được phát tờ phiếu gọi là balott để bầu”.
Buba: “À, con đã nhìn thấy tờ phiếu xanh và trắng họ chiếu trên tivi, nhưng làm sao viết vào tờ giấy mà người ta chọn được ra ai là Thủ tướng?”.
Me: “Trong tờ giấy có danh sách những người sẽ được chọn. Ai được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được làm PM”.
Buba giọng phấn khởi: “À con đã hiểu tại sao tivi họ nói “paper is good on Election Day” và những người kiểm tra kết quả phiếu sẽ phải work very hard and honestly. Vậy nếu được vote con sẽ chọn number one trong list vì đó là my favourite number”.
Mẹ: “Vấn đề không nằm ở con số con yêu thích mà ở người con chọn có giỏi nhất, xứng đáng nhất hay không” (mẹ giải thích nhưng thực sự không chắc Buba có hiểu mẹ nói gì hay không).
Buba hỏi giọng cực kỳ nghiêm túc: “Sao cô hiệu trưởng trường con lại không được bầu làm PM. Cô ấy giỏi và xứng đáng đấy”.
Ô là lá, mẹ thở ra nhẹ nhõm, tức là Buba đã hiểu những gì mẹ giải thích so far.
Mẹ cũng đáo lại vô cùng nghiêm túc: “Thủ tướng phải giỏi toàn diện. Cô hiệu trưởng chỉ cần giỏi trong việc dậy dỗ học trò, nhưng Thủ tướng phải giỏi cả về các vấn đề khác như việc chăm sóc sức khỏe, ăn ở của người dân Úc...” (mẹ không dám dùng các cụm từ văn hóa, kinh tế, chính trị... vì sợ Buba không hiểu).
Buba gật gù ra chiều tâm đắc: “Con hiểu rồi, cô hiệu trưởng chính là PM của trường con”.
Mẹ “yeahhhh” rõ dài đầy hân hoan, hưởng ứng phát kiến của Buba, tin tưởng rằng cuộc hội thoại về chủ đề chính trị đầu đời của Buba sẽ kết thúc tốt đẹp tại đây.
Nhưng không, mắt Buba chợt sáng lên tinh nghịch: “Sao ba không được bầu làn PM, vì năm ngoái ba nói ba know every thing and he can do every thing?”.
Wow, câu hỏi này khó nhất cho tới giờ. Mẹ bật cười thành tiếng, đánh lạc hướng Buba bằng một câu hỏi lại: “Thế Buba có tin thế không?”.
Buba liền trả lời tức khắc: “Last year I believed it, but this year I don't believe it any more” (cười tinh quái).
Mẹ lặng im trong phút chốc, không thốt được lời nào. Và rồi mẹ choàng tay ôm Buba của mẹ vào lòng. Mẹ không giận, càng không buồn dẫu Buba đã “hạ bệ” thần tượng Ba một cách chóng vánh đến vậy. Đơn giản, bởi lúc này đây, mẹ hiểu con trai mẹ đang dần lớn. Con cũng đã biết nhìn nhận chính xác hơn sự việc, không thần thánh hóa con người, dù đó là người con yêu quý.
Con đã biết đặt những câu hỏi khi mẹ chưa từng bao giờ lăn tăn hỏi bà ngoại về luật bầu cử. Đã biết tìm tòi những điều cần biết về nguyên tắc bỏ phiếu từ rất sớm, trong khi chính mẹ, cả tuổi trẻ của mình chỉ đi bỏ phiếu với một tư duy mặc định trong đầu: đến để bầu cho một người đã được chỉ định, bầu cho một đảng duy nhất đã được chọn sẵn.
Để rồi, như rất nhiều đồng bào của mình, mẹ đã thản nhiên chấp nhận một sự thật đầy mỉa mai: “Trong bầu cử, quan trọng không phải là ở người đi bầu mà là ở thằng kiểm phiếu”.
Với những gì mẹ nghe được từ con hôm nay, mẹ muốn lưu giữ như một kỷ niệm đẹp, một mốc đáng nhớ trong bước tiến nhận thức đầu đời của con. Mẹ hiểu sẽ không còn xa ngày ấy, khi những thắc mắc hôm nay sẽ biến thành trăn trở nơi con, những câu hỏi con dành cho mẹ hôm nay sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức qua chương trình giảng dậy sau này, hay con tiếp tục tìm hiểu, học hỏi, thu nạp kiến thức từ xã hội, từ mắt thất tai nghe để tự giải toả mọi thắc mắc của chính mình.
Để rồi mai này, đến tuổi đi bầu, con sẽ đủ trưởng thành, đủ tự tin khi cầm lá phiếu trên tay, sẽ biết lựa chọn chính xác người đại diện mình lãnh đạo đất nước, sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong những lần đi bầu, và hiểu rõ, bằng lá phiếu ấy con sẽ góp phần quyết định tương lại của đất nước mình, và của chính mình.
Viết thêm: Kỳ lạ thay ở xứ sở này, khi các ông nghị không ngừng lôi nhau ra cãi vã mỗi ngày trên bàn nghị sự, khi những cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra không mệt mỏi mỗi cuối tuần vì quyền lợi của người dân, khi hầu như hàng ngày, đặc biệt trong những kỳ bầu cử, ngài thủ tướng đương nhiệm luôn bị trương mặt, lôi lên đài, lên báo, bị chỉ trích, bị gọi tên là “kẻ thực sự vô cảm” do cắt giảm các khoản chi ngân sách trong nhiệm kỳ mình, khi cho tới hôm nay, sau gần 24h kiểm phiếu, số lượng phiếu hai đảng đối lập mạnh nhất tại Úc vẫn đang ở thế giằng co, gay cấn, bất phân thắng bại do chỉ lệch nhau vài phần trăm phiếu (thật nằm mơ mới đạt đươc chiến thắng áp đảo với 99% phiếu thuận như “thiên tài Đảng ta”), thì người dân Úc vẫn thấy cuộc sống ở nơi đây thật bình yên và hạnh phúc.
Đơn giản bởi họ tin, đảng nào giờ lên cũng được, vì đảng nào nơi đây họ cũng đủ tài năng và đang làm việc thực sự vì nước, vì dân.