Nhảy cầu Stari Most: BƯỚC NHẢY QUẢ CẢM CỦA MỘT LỊCH SỬ ĐẦY KHỔ ĐAU
- Thứ sáu - 22/04/2016 04:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Những chàng trai cởi trần, thân hình cường tráng, đứng cheo leo trên thành cây cầu cổ Stari Most lừng danh ở thành phố Mostar (Cộng hòa Bosnia và Herzegovina) và sẵn sàng thả mình xuống lòng sông, không chỉ để kiếm tiền mà còn tiếp nối một phong tục đặc biệt và lâu đời tại mảnh đất này.
Dịch vụ “nhảy cầu” ngoạn mục và đầy nguy hiểm tại cây cầu Di sản Thế giới UNESCO Stari Most (Cầu cũ) đem lại sự ngạc nhiên và thích thú cho du khách, nhưng cũng tạo trong lòng người đến thăm Mostar từ những miền xa trên thế giới sự thương cảm, xót xa trước những kẻ liều mình kiếm sống, nếu chúng ta không biết nguồn gốc của hành động can trường ấy.
Đã tồn tại từ gần năm thế kỷ nay một tập quán cổ xưa, theo đó một người Mostar đích thực phải biết nhảy “cắm đầu” xuống con sông Neretva. Thậm chí, một chàng trai Mostar chưa thể làm lễ thành hôn chừng nào chưa chứng tỏ được lòng can đảm bằng cách “nhảy cầu”. Stari Most được xây năm 1566 và ngay năm đó, đã diễn ra những “thử nghiệm” nhảy cầu đầu tiên.
Năm 1664, nhảy cầu được ghi nhận trong “chính sử”. “Tập đi trước, rồi sẽ tập nhảy” là câu nói cửa miệng của cha với con trai ở Mostar. Thời Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), các chàng trai Mostar hay nhảy cầu để tiêu khiển cho tướng lĩnh Thổ ngồi cà phê trong tháp canh hai bên cầu. Uy tín họ cũng lên cao trong mắt các cô gái với hành động đòi hỏi lòng dũng cảm ấy.
Truyền thống đầy nam tính này được tiếp diễn không ngừng và từ năm 1968, cứ vào ngày cuối tháng 7, Mostar lại chính thức tổ chức thi nhảy cầu. Đây đồng thời cũng là một ngày hội: lễ hội của chiếc cầu có độ cao hơn hai chục mét trên mực nước, và của lòng tự hào của cư dân Mostar. Kể từ đó, nó được tổ chức thường niên và thu hút sự tham dự của đông đảo thanh niên.
Đầu thập niên 90, cuộc nội chiến Nam Tư diễn ra, và riêng cuộc chiến ở Bosnia thì càng phức tạp và đẫm máu vì nó có sự đụng độ của mọi sắc dân và tôn giáo tại xứ sở này. Ngày 9-11-1993, sau nhiều thánh đường và các di tích văn hóa, lịch sử của khu phố cổ Mostar, đến lượt Stari Most - một tuyệt tác kiến trúc Hồi giáo thời Trung đại bị tàn phá trong vòng vài giờ.
Tương truyền, khi xây cầu, các nghệ nhân Hồi giáo đã dùng cả lông dê, mật ong và 300 ngàn quả trứng làm vữa để xây nên chiếc cầu gồm 456 phiến đá, dài 30m, với hy vọng nó sẽ trụ lại được với thời gian. Tuy nhiên, dù Stari Most chịu được sự khắc nghiệt của thời gian trong hơn bốn thế kỷ, nhưng trước sức mạnh của những vũ khí hạng nặng thì nó đã phải đầu hàng.
Khi thấy cây cầu tan tác sau khi bị chiến xa Croatia oanh tạc dữ dội, ông Emir Balić, nhà nhảy cầu huyền thoại - người đã 13 lần đoạt vương miện (và hai lần về nhì, hai lần thứ ba) trong 20 lần tham gia thi nhảy cầu, và đã có hơn ngàn lần thả mình xuống dòng sông Neretva - đã òa khóc. “Tôi có cảm giác như mất một người thân trong gia đình”, ông đau đớn hồi tưởng.
Vào thời điểm năm 1993, ông Emir Balić không còn trẻ: người đàn ông này sinh năm 1935 và lần đầu ông nhảy cầu là khi 15 tuổi. Năm 1996, nhà quán quân cựu trào “nhảy cầu” lần cuối rồi giải nghệ, khi đó chiến sự vừa chấm dứt và quốc tế quyết định chung tay xây lại nhịp cầu nối hai bờ sông Neretva, đồng thời cũng kết nối hai cộng đồng, hai nền văn hóa tại Bosnia (*).
Gần mười năm ròng rã với nhiều nỗ lực vượt bậc trong các giải pháp kỹ thuật, chiếc cầu được tái thiết với hình dạng tinh tế và đặc biệt như cũ. Thú vị là mọi loại vữa hiện đại đều không đủ bền để kết nối các tảng đá như gần 500 năm trước, và các kỹ sư đều phải “choáng” khi loại vữa cổ sơ ban đầu do các thợ làm đá Thổ Nhĩ Kỳ “chế biến” vẫn tuyệt hảo và phù hợp hơn cả.
Ngay sau khi hồi sinh, ngày 31-7-2004, cuộc thi nhảy cầu lần thứ 438 trong lịch sử Stari Most đã được tổ chức. 75 đại diện của “phái mạnh” cầm những cành hoa ly vàng khoan thai đi lên cầu - cùng một lúc, họ thả xuống sông để tưởng nhớ gần một trăm ngàn nạn nhân của cuộc nội chiến Bosnia, trong số đó có không ít nhà nhảy cầu. Một cảnh tượng hết sức động lòng!
Rồi, những chàng trai quả cảm ấy lại lũ lượt lao xuống sông như cha anh họ, và trong giây lát lại chìm mình dưới dòng nước xanh biếc và lạnh buốt (nhiệt độ con sông Neretva ngay cả những ngày hè nóng nực nhất cũng không quá 10 độ C), và không ít hiểm nguy vì bom mìn còn lại sau cuộc chiến tương tàn. Một truyền thống đã được phục hưng sau hơn mười năm đứt quãng!
Ngày nay, du khách tới thăm Mostar vào ngày cuối tháng 7, vẫn được chứng kiến cuộc thi nhảy cầu Stari Most với sự hiện hiện của những “kình ngư” tới từ nhiều miền trên cả nước Bosnia và Herzegovina. Đa số đều là dân thợ lặn và bơi lội chuyên nghiệp, với kỹ thuật nhà nghề, kỹ năng và kinh nghiệm biểu diễn hoàn hảo, cùng lòng dũng cảm và nghị lực đáng khâm phục.
Và như thế, khi cho tiền những chàng trai biểu diễn trò nhảy cầu, bạn không chỉ “trả công” cho họ vì một màn biểu diễn đẹp mắt. Sự thực, đó là cách vinh danh một truyền thống lâu đời của người dân Mostar, một phong tục mang theo sự bi hùng và cả bi thảm của mảnh đất Bosnia, nơi lịch sử 4-5 thế kỷ qua không mấy khi tránh được những xung đột sắc tộc và tôn giáo đẫm máu...
Chùm ảnh về Khu vực Stari Most của Khu phố cổ Mostar - Di sản Thế giới UNESCO thuộc hạng mục Văn hóa (2005):
Đã tồn tại từ gần năm thế kỷ nay một tập quán cổ xưa, theo đó một người Mostar đích thực phải biết nhảy “cắm đầu” xuống con sông Neretva. Thậm chí, một chàng trai Mostar chưa thể làm lễ thành hôn chừng nào chưa chứng tỏ được lòng can đảm bằng cách “nhảy cầu”. Stari Most được xây năm 1566 và ngay năm đó, đã diễn ra những “thử nghiệm” nhảy cầu đầu tiên.
Năm 1664, nhảy cầu được ghi nhận trong “chính sử”. “Tập đi trước, rồi sẽ tập nhảy” là câu nói cửa miệng của cha với con trai ở Mostar. Thời Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), các chàng trai Mostar hay nhảy cầu để tiêu khiển cho tướng lĩnh Thổ ngồi cà phê trong tháp canh hai bên cầu. Uy tín họ cũng lên cao trong mắt các cô gái với hành động đòi hỏi lòng dũng cảm ấy.
Truyền thống đầy nam tính này được tiếp diễn không ngừng và từ năm 1968, cứ vào ngày cuối tháng 7, Mostar lại chính thức tổ chức thi nhảy cầu. Đây đồng thời cũng là một ngày hội: lễ hội của chiếc cầu có độ cao hơn hai chục mét trên mực nước, và của lòng tự hào của cư dân Mostar. Kể từ đó, nó được tổ chức thường niên và thu hút sự tham dự của đông đảo thanh niên.
Đầu thập niên 90, cuộc nội chiến Nam Tư diễn ra, và riêng cuộc chiến ở Bosnia thì càng phức tạp và đẫm máu vì nó có sự đụng độ của mọi sắc dân và tôn giáo tại xứ sở này. Ngày 9-11-1993, sau nhiều thánh đường và các di tích văn hóa, lịch sử của khu phố cổ Mostar, đến lượt Stari Most - một tuyệt tác kiến trúc Hồi giáo thời Trung đại bị tàn phá trong vòng vài giờ.
Tương truyền, khi xây cầu, các nghệ nhân Hồi giáo đã dùng cả lông dê, mật ong và 300 ngàn quả trứng làm vữa để xây nên chiếc cầu gồm 456 phiến đá, dài 30m, với hy vọng nó sẽ trụ lại được với thời gian. Tuy nhiên, dù Stari Most chịu được sự khắc nghiệt của thời gian trong hơn bốn thế kỷ, nhưng trước sức mạnh của những vũ khí hạng nặng thì nó đã phải đầu hàng.
Khi thấy cây cầu tan tác sau khi bị chiến xa Croatia oanh tạc dữ dội, ông Emir Balić, nhà nhảy cầu huyền thoại - người đã 13 lần đoạt vương miện (và hai lần về nhì, hai lần thứ ba) trong 20 lần tham gia thi nhảy cầu, và đã có hơn ngàn lần thả mình xuống dòng sông Neretva - đã òa khóc. “Tôi có cảm giác như mất một người thân trong gia đình”, ông đau đớn hồi tưởng.
Vào thời điểm năm 1993, ông Emir Balić không còn trẻ: người đàn ông này sinh năm 1935 và lần đầu ông nhảy cầu là khi 15 tuổi. Năm 1996, nhà quán quân cựu trào “nhảy cầu” lần cuối rồi giải nghệ, khi đó chiến sự vừa chấm dứt và quốc tế quyết định chung tay xây lại nhịp cầu nối hai bờ sông Neretva, đồng thời cũng kết nối hai cộng đồng, hai nền văn hóa tại Bosnia (*).
Gần mười năm ròng rã với nhiều nỗ lực vượt bậc trong các giải pháp kỹ thuật, chiếc cầu được tái thiết với hình dạng tinh tế và đặc biệt như cũ. Thú vị là mọi loại vữa hiện đại đều không đủ bền để kết nối các tảng đá như gần 500 năm trước, và các kỹ sư đều phải “choáng” khi loại vữa cổ sơ ban đầu do các thợ làm đá Thổ Nhĩ Kỳ “chế biến” vẫn tuyệt hảo và phù hợp hơn cả.
Ngay sau khi hồi sinh, ngày 31-7-2004, cuộc thi nhảy cầu lần thứ 438 trong lịch sử Stari Most đã được tổ chức. 75 đại diện của “phái mạnh” cầm những cành hoa ly vàng khoan thai đi lên cầu - cùng một lúc, họ thả xuống sông để tưởng nhớ gần một trăm ngàn nạn nhân của cuộc nội chiến Bosnia, trong số đó có không ít nhà nhảy cầu. Một cảnh tượng hết sức động lòng!
Rồi, những chàng trai quả cảm ấy lại lũ lượt lao xuống sông như cha anh họ, và trong giây lát lại chìm mình dưới dòng nước xanh biếc và lạnh buốt (nhiệt độ con sông Neretva ngay cả những ngày hè nóng nực nhất cũng không quá 10 độ C), và không ít hiểm nguy vì bom mìn còn lại sau cuộc chiến tương tàn. Một truyền thống đã được phục hưng sau hơn mười năm đứt quãng!
Ngày nay, du khách tới thăm Mostar vào ngày cuối tháng 7, vẫn được chứng kiến cuộc thi nhảy cầu Stari Most với sự hiện hiện của những “kình ngư” tới từ nhiều miền trên cả nước Bosnia và Herzegovina. Đa số đều là dân thợ lặn và bơi lội chuyên nghiệp, với kỹ thuật nhà nghề, kỹ năng và kinh nghiệm biểu diễn hoàn hảo, cùng lòng dũng cảm và nghị lực đáng khâm phục.
Và như thế, khi cho tiền những chàng trai biểu diễn trò nhảy cầu, bạn không chỉ “trả công” cho họ vì một màn biểu diễn đẹp mắt. Sự thực, đó là cách vinh danh một truyền thống lâu đời của người dân Mostar, một phong tục mang theo sự bi hùng và cả bi thảm của mảnh đất Bosnia, nơi lịch sử 4-5 thế kỷ qua không mấy khi tránh được những xung đột sắc tộc và tôn giáo đẫm máu...
Chùm ảnh về Khu vực Stari Most của Khu phố cổ Mostar - Di sản Thế giới UNESCO thuộc hạng mục Văn hóa (2005):
(*) Hai cộng đồng của người Hồi giáo (Bosnia) và Công giáo (Croatia) ở hai bên bờ con sông Neretva, phân cách với nhau bởi chiếc cầu cổ.