Du lịch Bosnia và Hercegovina: NHỮNG CÂY CẦU HUYỀN THOẠI VÀ ĐỨC MẸ MỄ DU
- Thứ năm - 14/04/2016 17:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Với diện tích hơn 51 ngàn km2 và dân số xấp xỉ 3,8 triệu, Bosnia và Herzegovina là một quốc gia được đánh giá là độc nhất vô nhị về văn hóa tại Châu Âu, vì lịch sử nước này được tạo dựng bởi cư dân thuộc bốn tôn giáo khác nhau: Công giáo La Mã, Hồi giáo, Chính Thống giáo và Do Thái giáo.
Là một trong sáu nước thành viên của Liên bang CHXHCN Nam Tư (cũ) ở vùng Đông - Nam Âu, trên Bán đảo Balkan, đất nước này hầu như nằm kín trong lục địa, và chỉ thừa hưởng được vỏn vẹn 26km bờ biển Adriatic, nhưng nó sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú.
Giành được độc lập trong các cuộc chiến Nam Tư mùa xuân năm 1992, nhưng Bosnia và Herzegovina bất ổn liên miên vì xung đột sắc tộc gay gắt giữa ba sắc dân đông đảo nhất tại nước này: người Bosnia, nhóm dân số đông nhất, người Serbia đứng thứ hai và người Croatia đứng thứ ba.
Sự can thiệp quân sự của nhà độc tài Nam Tư Slobodan Milošević để hỗ trợ sắc dân Serbia tại Bosnia năm 1992 đã dẫn tới cuộc chiến đẫm máu nhất trong khu vực. Vì tội ác này, Milošević đã bị dẫn độ và trao cho Tòa án Hình sự Quốc tế Den Haag, và mất trong tù cách đây tròn mười năm.
Sau khi Hiệp định Dayton chấm dứt chiến tranh được ký kết tháng 12-1995, Bosnia và Herzegovina bình thường hóa quan hệ với các quốc gia láng giềng, nước này được đặt dưới sự giám sát quốc tế, quyền lực nằm trong tay Cao ủy viên Liên Hiệp Quốc, và là một ứng viên tiềm năng của EU.
Du lịch khám phá những giá trị hoang sơ
Cho dù không được biết tới nhiều như Croatia, xứ sở may mắn sở hữu bờ biển dài mấy ngàn cây số với muôn vàn đô thị nhỏ còn giữ nguyên dấu ấn thời Trung Cổ, nhưng Bosnia và Herzegovina cũng đã bắt đầu được du khách quốc tế biết đến với những giá trị thiên nhiên và lịch sử đặc sắc.
Một ước tính của Tổ chức Du lịch Quốc tế được hãng Reuters đăng tải cho hay, đất nước này sẽ có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong giai đoạn 1995-2020. Đặc biệt, những người yêu thiên nhiên hẳn sẽ rất thích thú khi có dịp khám phá mảnh đất còn hoang sơ với du khách này.
Giành được độc lập trong các cuộc chiến Nam Tư mùa xuân năm 1992, nhưng Bosnia và Herzegovina bất ổn liên miên vì xung đột sắc tộc gay gắt giữa ba sắc dân đông đảo nhất tại nước này: người Bosnia, nhóm dân số đông nhất, người Serbia đứng thứ hai và người Croatia đứng thứ ba.
Sự can thiệp quân sự của nhà độc tài Nam Tư Slobodan Milošević để hỗ trợ sắc dân Serbia tại Bosnia năm 1992 đã dẫn tới cuộc chiến đẫm máu nhất trong khu vực. Vì tội ác này, Milošević đã bị dẫn độ và trao cho Tòa án Hình sự Quốc tế Den Haag, và mất trong tù cách đây tròn mười năm.
Sau khi Hiệp định Dayton chấm dứt chiến tranh được ký kết tháng 12-1995, Bosnia và Herzegovina bình thường hóa quan hệ với các quốc gia láng giềng, nước này được đặt dưới sự giám sát quốc tế, quyền lực nằm trong tay Cao ủy viên Liên Hiệp Quốc, và là một ứng viên tiềm năng của EU.
Du lịch khám phá những giá trị hoang sơ
Cho dù không được biết tới nhiều như Croatia, xứ sở may mắn sở hữu bờ biển dài mấy ngàn cây số với muôn vàn đô thị nhỏ còn giữ nguyên dấu ấn thời Trung Cổ, nhưng Bosnia và Herzegovina cũng đã bắt đầu được du khách quốc tế biết đến với những giá trị thiên nhiên và lịch sử đặc sắc.
Một ước tính của Tổ chức Du lịch Quốc tế được hãng Reuters đăng tải cho hay, đất nước này sẽ có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong giai đoạn 1995-2020. Đặc biệt, những người yêu thiên nhiên hẳn sẽ rất thích thú khi có dịp khám phá mảnh đất còn hoang sơ với du khách này.
Thủ đô Sarajevo cũng được Lonely Planet xếp hạng cao hơn nhiều thành phố nổi tiếng khác thuộc các quốc gia Nam Tư (cũ) như “viên ngọc bích của biển Adriatic” Dubrovnik (Croatia), trung tâm du lịch Bled (Slovenia), hay ba thủ đô Zagrab (Croatia), Belgrade (Serbia) và Ljubljana (Slovenia).
Tuy nhiên, nhắc tới du lịch Bosnia và Herzegovina, không thể bỏ qua hai địa điểm được UNESCO ghi nhận trong danh sách Di sản Thế giới: thành phố cổ Mostar cùng cây cầu cổ Stari Most và cây cầu Mehmed Paša Sokolović trên con sông Drina ở vùng Višegrad đã đi vào văn chương thế giới.
“Cầu trên sông Drina”
Giải Nobel Văn chương năm 1961 được trao cho văn hào, chính trị gia người Nam Tư Ivo Andrić vì tài năng nghệ thuật sử thi “cho phép đặt ra những vấn đề và những số phận con người gắn với lịch sử đất nước một cách đầy đủ nhất”, theo lý giải của Ủy ban Giải thưởng Nobel của Thụy Điển.
Tác phẩm nổi tiếng và có lẽ là tiêu biểu nhất của nhà văn gốc Bosnia này - “Cầu trên sông Drina” (На Дрини ћуприја, 1945), đã được học giả Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt - rất đặc biệt, thuật lại những biến động tại Višegrad kể từ khi cây cầu được xây, cho tới đầu Thế chiến thứ nhất 1914.
Thông qua những chuyển biến của một cây cầu, một đô thị, Ivo Andrić đã khắc họa một cách thiên tài lịch sử vài trăm năm của đất nước Bosnia, luôn phải chứng kiến những đụng độ, thậm chí những cuộc chiến dai dẳng giữa ba sắc dân chiếm đa số tại đây là Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Là tâm điểm trong tiểu thuyết mang tính sử thi này, cây cầu danh tiếng này mang tên vị Tổng trấn Mehmed Paša Sokolović và được xây dựng trong thời gian 1571-1577. Với chiều dài gần 180m và có 11 vòm xây bằng vữa, đây là một kiệt tác kiến trúc thế kỷ 16 thời Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).
Chứng kiến những thăng trầm của đất nước, cầu Mehmed Paša Sokolović đã thực sự “khóc cười theo vận nước nổi trôi” khi nó từng bị phá hỏng 3 vòm cầu trong Đệ nhất Thế chiến, và toàn bộ 5 vòm cầu trong Thế chiến thứ hai. Cầu cũng đã phải chịu nhiều lần nước lụt, lũ khắc nghiệt.
Cho dù đã đuợc tu sửa, nhưng thời gian và chiến tranh khắc nghiệt đã làm mất đi nhiều nét huy hoàng của một công trình kiến trúc rực rỡ thời Phục Hưng tại Bosnia. Năm 2007, UNESCO đã đưa cây cầu vào danh sách di sản văn hóa như một sự vinh danh xứng đáng dành cho di tích này.
“Cầu trên dòng nước xoáy”
Không ít du khách khi chiêm ngưỡng cây cầu cổ tại Mostar, thành phố miền Nam của Bosnia và Herzegovina, trung tâm văn hóa và chính trị của người Croatia ở vùng Hercegovia, đã bất giác nghĩ tới ca khúc “Bridge Over Troubled Water” của cặp ca - nhạc sĩ tài danh “Simon and Garfunkel”.
Stari Most là một trong những cây cầu bắc qua dòng Neretva, được xây dựng bởi chỉ thị năm 1557 của Quốc vương Suleiman Đệ nhất, người đưa Đế chế Ottoman lên tột đỉnh vinh quang trong quân sự, chính trị và kinh tế. Trước đó, tại đây đã có một cây cầu gỗ, nhưng hệ thống xích đã mòn.
Được xây trong vòng chục năm, Stari Most được coi là một nỗ lực kỹ thuật vượt bậc trong hoàn cảnh thời bấy giờ, và trở thành cây cầu đá một vòm lớn nhất đương thời, với độ cao 24m trên mực nước trung bình. Cây cầu trở nên nổi tiếng cùng những huyền thoại về các giải pháp kiến trúc kỳ bí.
Nhưng rồi, cũng như trong trường hợp cây cầu Mehmed Paša Sokolović, Stari Most cũng không tránh khỏi số phận hẩm hiu: trong nội chiến Serbia - Bosnia nổ ra ngay sau khi Sosnia và Herzegovina tuyên bố độc lập năm 1992, trung tâm lịch sử của thành phố Mostar bị tàn phá hết sức nặng nề.
Vào cái ngày 9-11-1993 định mệnh, quân đội Croatia sau khi hỗ trợ Bosnia chống lại Serbia, đã quay lại tấn công Bosnia và trong vài giờ, một chiến xa Croatia đã bắn tan tành chiếc cầu Stari Most khi đó đã có 450 tuổi này. Những mảnh đá xây cầu chìm sâu dưới lòng sông Neretva cuộn sóng...
Khi đó, không ai dám hy vọng còn được thấy bóng dáng huyền thoại của cây cầu, từng được không ít họa sĩ - trong đó có danh họa Hungary Csontváry Kosztka Tivadar khắc họa trong một họa phẩm đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, điều diệu kỳ đã xảy ra với sự chung tay của UNESCO và quốc tế.
Sau khi chiến tranh kết thúc (1995), Ngân hàng Thế giới đã cấp tín dụng để tái thiết cây cầu dưới sự giám sát của UNESCO và góp sức của Đức, Hungary và Ý. Những mảnh cầu được vớt từ dưới làn nước đục, và giới kiến trúc đã tái thiết kế cây cầu với những dữ liệu kỹ thuật hết sức ít ỏi.
Rốt cục, Stari Most được hồi sinh hè 2004 với sự chứng kiến của đại diện sáu quốc gia và một năm sau, được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới. Mostar, đô thị có nhiệt độ cao nhất của đất nước (có thể tới 45 độ vào mùa hè) cũng trở thành một điểm đến của du khách.
Thị kiến Nữ Vương Hòa Bình
Tuy nhiên, với dân du lịch, Mostar không chỉ có cây cầu cổ và những di tích lịch sử đáng nể. Vùng quê này còn là nơi mà không ít người tin rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra với sáu đứa trẻ ở làng nhỏ Mễ Du (Medjugorje) nằm giữa hai ngọn núi, hiện đã trở thành một địa điểm hành hương có tiếng.
Sự việc diễn ra vào ngày 24-6-1981 trong lễ Thánh Gioan Baotixita (Thánh Gioan Tẩy Trần), sáu trẻ em địa phương ở độ tuổi 10-17 thuật lại rằng họ nhìn thấy một người phụ nữ bồng con với hào quang sáng chói, và ban thông điệp về hòa bình, đức tin, sự ăn năn hối cải, ăn chay và cầu nguyện.
Điểm đặc biệt là các thị nhân này, trong nhiều năm sau đó, vẫn cho rằng họ thấy người phụ nữ - mà họ gọi bằng danh hiệu Nữ Vương Hòa Bình - hiện ra và trò chuyện hàng ngày với họ, kể cả việc trao cho họ những bí mật và sứ mệnh mà họ chỉ được tiết lộ với công luận khi Đức Mẹ cho phép.
Kể từ đó, dòng người hành hương bắt đầu đổ về nơi hiện diện của Đức Mẹ Mễ Du, khiến ngôi làng nhỏ vài ngàn cư dân trở nên nơi hội ngộ của vài trăm ngàn du khách thời kỳ cao điểm. Cho dù, tới giờ, Tòa Thánh mới chỉ tiến hành điều tra, chứ chưa kết luận bác bỏ hay xác nhận sự kiện này.
Một điều kỳ diệu: dường như bom đạn và chiến tranh đã tránh ngôi làng được Gospa (Bà Lạ, cách dân địa phương gọi Đức Mẹ) hiển linh. Và một trong những mệnh lệnh để lại, “hãy thương yêu các anh em Hồi giáo của các con” có thể là thông điệp hết sức thời sự tính trong hoàn cảnh hiện tại.