CHUYỆN MỘT CHUYẾN ĐI (Phần 2)
- Thứ năm - 15/11/2012 23:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đi chơi đâu thì đi phần thưởng thức ẩm thực vẫn rất quan trọng, mình nghĩ không được ăn ngon có khi con mắt ngắm cảnh cũng thấy bớt đẹp ấy chứ.
Xem Phần 1 của bài viết.
Những món ăn cũng nói lên rất nhiều về truyền thống và tập tục văn hóa của một đất nước (ảnh chụp tại nhà hàng tự chọn ở Budapest)
Chuyện ăn uống
Cho tận đến ngày mình đi, bạn bè vẫn lo mình sẽ không quen ăn đồ Tây và gợi ý nhớ tham khảo trước quán Châu Á ở những nơi sẽ đến. Nhưng thực tế, vừa sang đến Pháp, hôm đầu tiên, không biết có phải sợ mình nhớ nhà, bạn mình đã rủ đi ăn món… Nhật. Mình cũng hơi ngạc nhiên vì ở Aix en Provence, ngay gần khách sạn nhỏ mình trọ có đến mấy quán Nhật.
Thú vị hơn nữa khi các bạn Pháp của mình rất thích sushi và wasabi, lại thích cả món chiên tempura và lẩu thịt bò sukiyaki. Các bạn vừa khen ngon vừa hỏi mình có giống món gốc ở Nhật không, và tất nhiên mình phải lắc đầu. Cũng phải thôi, món ăn ở đâu mang ra nước ngoài cũng cần gia giảm để hợp khẩu vị từng nơi. Quán mình đang ăn cũng thế, tên quán và tên món rất Nhật nhưng khi ăn thì không Nhật lắm - không biết có phải vì điều hành và nấu bếp là người Trung Quốc?
Sushi Nhật tại Pháp
Món Tempura tại Aix en Provence
Sau này, ở Budapest mình cũng gặp chuyện tương tự. Đúng hôm trời mưa lạnh, tình cờ tìm thấy một quán ramen (tên một món mì nước của Nhật), nhìn qua cửa sổ thấy bên trong có vẻ ấm cúng, phía ngoài lại treo vài cái đèn lồng Nhật màu trắng trên có chữ Nhật viết tên quán, một cái tên rất Nhật: MOMOTARO. Mình mừng quá, trời này ăn ramen là nhất! Vội vàng chạy vào hỏi thì hóa ra cũng là quán ăn Tàu và không bán gì liên quan đến mì ramen cả, rõ là thất vọng!
Ở Pháp, mình nhớ nhất là buổi sáng, ngồi trong căn phòng rất xinh và ấm cúng, vừa trò chuyện, vừa nhâm nhi cà phê bằng cốc to (có khi còn thấy các bạn Pháp uống bằng bát to, mình ngạc nhiên lắm) và ăn bánh mì nóng hổi bạn mình mới mua về. Nghe nói các cửa hàng bánh mì mở cửa từ sớm lắm, đấy cũng là điều không hình dung được ở Nhật - bánh mì gì cũng phải 9 hay 10 giờ sáng mới nướng xong chứ!
Hàng bánh mì ở Pháp
Pate gan ngỗng ở Paris
Bánh mì ở Pháp rất nhiều loại, loại nào nhìn cũng hấp dẫn và ăn vào thì ngon đến nỗi ăn sáng mà no như ăn trưa. Mình chưa được ăn bữa cơm ngày thường nào ở Pháp nên chưa có hình dung gì về các món ăn gia đình, nhưng những gì đã được ăn qua đều rất dễ ăn, thậm chí rất thích. Ví dụ đồ ăn nguội như pate, đặc biệt loại làm từ gan ngỗng, thịt xông khói, salami, các món khai vị từ phô-mai, tôm, cà chua, xúp lạnh, ốc hay nghêu và những món chính như thịt gà, thịt bò, thịt cừu hay cá nướng với xốt ăn kèm với khoai tây và rau. Có cả ốc luộc, nghêu hấp và cả hào sống đấy trong khi mình cứ tưởng chỉ người Nhật (sau này biết thêm có Việt Nam nữa) “độc quyền” các kiểu hải sản sống. Tất nhiên ở Pháp không ăn với wasabi, mà với chanh và xốt gì mình chưa kịp hỏi tên.
Bất ngờ nhất với mình lại là các món ăn ở Hung. Qua bạn bè ở Facebook, mình biết và có sự hình dung đáng kể rồi, tuy nhiên mình vẫn không ngừng mắt tròn mắt dẹt vì vị của các món ở đây rất hợp với mình, hoặc rộng ra có thể là hợp với người Việt nói chung. Ví dụ như món xúp bò goulash (gulyás trong tiếng Hung) cũng hơi giống bò xốt vang ở nhà mình, nhưng không quá nhiều nguyên liệu nên nhẹ nhàng, không cảm giác phải ăn quá nhiều, quá no.
Xúp bò (goulash) nổi tiếng của Hungary
Món xúp cá quốc hồn quốc túy
Cùng anh phục vụ dễ mến
Món xúp cá truyền thống Hungary (halászlé) nấu từ cá chép, rất thơm, cá béo ngậy, màu sắc đẹp và vị rất thấm, đượm đà, không hề ngửi thấy mùi tanh của cá. Ngoài ra, mình rất ấn tượng với các anh phục vụ trong hai ba quán mình đã đến ở Budapest, đều có vẻ rất hiền (và đẹp trai), hay cười, lịch thiệp và dễ mến. Không đứng quá gần để mình cảm thấy mất sự riêng tư hay đang ăn mà bị nhìn ngó theo dõi, nhưng họ lại xuất hiện rất đúng lúc và phục vụ tận tình lắm. Khi ăn xong, mình cảm ơn, khen ngon, các anh ấy rất vui vẻ, cảm ơn lại mãi.
Một hôm khác, ở nhà hàng tự chọn, mình được nếm rất nhiều món (nghe nói hơn 100 món) cả sang trọng lẫn bình dân, dù không biết tên nhưng ngon và dễ ăn lắm. Đây cũng là lần đầu tiên mình được ăn trứng chim cút rán. Thích nhất là nhiều loại rau muối thành dưa và cả hành muối như ở nhà mình những dịp tết nhất. Vị chua của dưa ăn đến đâu biết đến đấy, cộng với ớt paprika Hungary cay ra cay, với mình, ngon tuyệt như đã từng nghe quảng cáo. Mình ăn và mê tới mức mang vài lọ ớt xay cùng ít gia vị khác về làm quà cho mình và một số bạn bè thích ăn cay. Phải nói them là ở nơi mình sống, không mấy ai ăn cay và hầu hết không thích vị chua, dưa thì nhạt như thể vừa muối buổi sáng, chiều đã đem ra ăn...
Dưa chua Hungary
Món ăn phong phú tại quán tự chọn
Gyros nóng hổi
Hàng ăn Mr. Lee
Cơm tôm, mì xào và xúp miso ở quán Mr. Lee
Cuối cùng, thật vui là gần đến ngày về mình được ăn phở và chả giò (nem). Món Việt Nam thì ở nước nào cũng có, khó gì chuyện ăn, nhưng mình trước đến nay vẫn định kiến “làm sao ngon được như ở nhà?” nên rất hạn chế đi ăn quán Việt ở nước ngoài vì sợ sẽ bị thất vọng. Thế nhưng, bát phở đặc biệt (vì có cả thịt bò và thịt gà) và đĩa nem rán ở nhà hàng Hoa Sen (Budapest) phải chăng là một ngoại lệ? Rất ngon, đầy đủ gia vị, rau mùi, và bánh phở tươi (cũng lại là điều không tưởng ở Nhật). Chả giò thì thơm và giòn tan, nước chấm vừa miệng, có cả dưa góp làm từ su hào, khiến mình cảm thấy y như được về nhà, sau một chuyến đi dài, và được ăn những món thân quen mẹ vẫn thường nấu.
Phở gà trong ngày mưa lạnh
Nem rán không kém gì ở Việt Nam
Không biết có vô tình không, ấn tượng dễ thương và sâu sắc về phở và nem Việt ở Budapest khép lại những kỷ niệm ẩm thực của mình trong chuyến đi. Phải chăng, có thể vì mình không quá khó tính, cũng có thể vì đã mệt sau hơn một tuần ăn quá nhiều bánh mì và đồ Tây, hoặc giả, có thể đơn giản những món Việt như phở và nem đương nhiên rất hợp cho một buổi trưa mưa lạnh giữa trời Âu như thế? Nhưng biết đâu, lại chẳng phải vì, trong tiềm thức mỗi người xa xứ như mình, vẫn đau đáu hương vị quê hương, dù ở bất cứ nơi đâu?
Những món ăn cũng nói lên rất nhiều về truyền thống và tập tục văn hóa của một đất nước (ảnh chụp tại nhà hàng tự chọn ở Budapest)
Chuyện ăn uống
Cho tận đến ngày mình đi, bạn bè vẫn lo mình sẽ không quen ăn đồ Tây và gợi ý nhớ tham khảo trước quán Châu Á ở những nơi sẽ đến. Nhưng thực tế, vừa sang đến Pháp, hôm đầu tiên, không biết có phải sợ mình nhớ nhà, bạn mình đã rủ đi ăn món… Nhật. Mình cũng hơi ngạc nhiên vì ở Aix en Provence, ngay gần khách sạn nhỏ mình trọ có đến mấy quán Nhật.
Thú vị hơn nữa khi các bạn Pháp của mình rất thích sushi và wasabi, lại thích cả món chiên tempura và lẩu thịt bò sukiyaki. Các bạn vừa khen ngon vừa hỏi mình có giống món gốc ở Nhật không, và tất nhiên mình phải lắc đầu. Cũng phải thôi, món ăn ở đâu mang ra nước ngoài cũng cần gia giảm để hợp khẩu vị từng nơi. Quán mình đang ăn cũng thế, tên quán và tên món rất Nhật nhưng khi ăn thì không Nhật lắm - không biết có phải vì điều hành và nấu bếp là người Trung Quốc?
Sushi Nhật tại Pháp
Món Tempura tại Aix en Provence
Sau này, ở Budapest mình cũng gặp chuyện tương tự. Đúng hôm trời mưa lạnh, tình cờ tìm thấy một quán ramen (tên một món mì nước của Nhật), nhìn qua cửa sổ thấy bên trong có vẻ ấm cúng, phía ngoài lại treo vài cái đèn lồng Nhật màu trắng trên có chữ Nhật viết tên quán, một cái tên rất Nhật: MOMOTARO. Mình mừng quá, trời này ăn ramen là nhất! Vội vàng chạy vào hỏi thì hóa ra cũng là quán ăn Tàu và không bán gì liên quan đến mì ramen cả, rõ là thất vọng!
Ở Pháp, mình nhớ nhất là buổi sáng, ngồi trong căn phòng rất xinh và ấm cúng, vừa trò chuyện, vừa nhâm nhi cà phê bằng cốc to (có khi còn thấy các bạn Pháp uống bằng bát to, mình ngạc nhiên lắm) và ăn bánh mì nóng hổi bạn mình mới mua về. Nghe nói các cửa hàng bánh mì mở cửa từ sớm lắm, đấy cũng là điều không hình dung được ở Nhật - bánh mì gì cũng phải 9 hay 10 giờ sáng mới nướng xong chứ!
Hàng bánh mì ở Pháp
Pate gan ngỗng ở Paris
Bánh mì ở Pháp rất nhiều loại, loại nào nhìn cũng hấp dẫn và ăn vào thì ngon đến nỗi ăn sáng mà no như ăn trưa. Mình chưa được ăn bữa cơm ngày thường nào ở Pháp nên chưa có hình dung gì về các món ăn gia đình, nhưng những gì đã được ăn qua đều rất dễ ăn, thậm chí rất thích. Ví dụ đồ ăn nguội như pate, đặc biệt loại làm từ gan ngỗng, thịt xông khói, salami, các món khai vị từ phô-mai, tôm, cà chua, xúp lạnh, ốc hay nghêu và những món chính như thịt gà, thịt bò, thịt cừu hay cá nướng với xốt ăn kèm với khoai tây và rau. Có cả ốc luộc, nghêu hấp và cả hào sống đấy trong khi mình cứ tưởng chỉ người Nhật (sau này biết thêm có Việt Nam nữa) “độc quyền” các kiểu hải sản sống. Tất nhiên ở Pháp không ăn với wasabi, mà với chanh và xốt gì mình chưa kịp hỏi tên.
Bất ngờ nhất với mình lại là các món ăn ở Hung. Qua bạn bè ở Facebook, mình biết và có sự hình dung đáng kể rồi, tuy nhiên mình vẫn không ngừng mắt tròn mắt dẹt vì vị của các món ở đây rất hợp với mình, hoặc rộng ra có thể là hợp với người Việt nói chung. Ví dụ như món xúp bò goulash (gulyás trong tiếng Hung) cũng hơi giống bò xốt vang ở nhà mình, nhưng không quá nhiều nguyên liệu nên nhẹ nhàng, không cảm giác phải ăn quá nhiều, quá no.
Xúp bò (goulash) nổi tiếng của Hungary
Món xúp cá quốc hồn quốc túy
Cùng anh phục vụ dễ mến
Món xúp cá truyền thống Hungary (halászlé) nấu từ cá chép, rất thơm, cá béo ngậy, màu sắc đẹp và vị rất thấm, đượm đà, không hề ngửi thấy mùi tanh của cá. Ngoài ra, mình rất ấn tượng với các anh phục vụ trong hai ba quán mình đã đến ở Budapest, đều có vẻ rất hiền (và đẹp trai), hay cười, lịch thiệp và dễ mến. Không đứng quá gần để mình cảm thấy mất sự riêng tư hay đang ăn mà bị nhìn ngó theo dõi, nhưng họ lại xuất hiện rất đúng lúc và phục vụ tận tình lắm. Khi ăn xong, mình cảm ơn, khen ngon, các anh ấy rất vui vẻ, cảm ơn lại mãi.
Một hôm khác, ở nhà hàng tự chọn, mình được nếm rất nhiều món (nghe nói hơn 100 món) cả sang trọng lẫn bình dân, dù không biết tên nhưng ngon và dễ ăn lắm. Đây cũng là lần đầu tiên mình được ăn trứng chim cút rán. Thích nhất là nhiều loại rau muối thành dưa và cả hành muối như ở nhà mình những dịp tết nhất. Vị chua của dưa ăn đến đâu biết đến đấy, cộng với ớt paprika Hungary cay ra cay, với mình, ngon tuyệt như đã từng nghe quảng cáo. Mình ăn và mê tới mức mang vài lọ ớt xay cùng ít gia vị khác về làm quà cho mình và một số bạn bè thích ăn cay. Phải nói them là ở nơi mình sống, không mấy ai ăn cay và hầu hết không thích vị chua, dưa thì nhạt như thể vừa muối buổi sáng, chiều đã đem ra ăn...
Dưa chua Hungary
Món ăn phong phú tại quán tự chọn
Gyros nóng hổi
Hàng ăn Mr. Lee
Cơm tôm, mì xào và xúp miso ở quán Mr. Lee
Ngoài ra, mình sẽ nhớ mãi món Gyros của Thổ Nhĩ Kỳ ăn vội buổi sáng mưa ở
ga Keleti (Ga phía Đông), Budapest. Chỉ là thịt đang nướng ngay trên
bếp và rau sống, hành, cà chua, dưa, ớt… kẹp trong bánh mì tròn, nhưng
tuyệt vời, ăn xong muốn ăn nữa vì ngon miệng quá nhưng phải chịu thua vì
đã no quá thể. À, nhân nói đến ga, nếu ai có dịp qua Vienna bằng tàu
hỏa qua ga chính của Vienna (Wien Westbahnhof) và cần ăn một bữa trưa
nhẹ, quán ăn nhanh Mr. Lee ngay trong ga, gần cửa vào tàu cũng là một
địa chỉ đáng được lưu ý. Món cả Âu, cả Á, nhìn rất bắt mắt, giá cả không
đắt, mình ăn thử rồi, món Thái và món Nhật cả chất và lượng rất ổn và
không có gì phải chê bai hay tiếc tiền.
Cuối cùng, thật vui là gần đến ngày về mình được ăn phở và chả giò (nem). Món Việt Nam thì ở nước nào cũng có, khó gì chuyện ăn, nhưng mình trước đến nay vẫn định kiến “làm sao ngon được như ở nhà?” nên rất hạn chế đi ăn quán Việt ở nước ngoài vì sợ sẽ bị thất vọng. Thế nhưng, bát phở đặc biệt (vì có cả thịt bò và thịt gà) và đĩa nem rán ở nhà hàng Hoa Sen (Budapest) phải chăng là một ngoại lệ? Rất ngon, đầy đủ gia vị, rau mùi, và bánh phở tươi (cũng lại là điều không tưởng ở Nhật). Chả giò thì thơm và giòn tan, nước chấm vừa miệng, có cả dưa góp làm từ su hào, khiến mình cảm thấy y như được về nhà, sau một chuyến đi dài, và được ăn những món thân quen mẹ vẫn thường nấu.
Nhà hàng Hoa Sen (Budapest)
Phở gà trong ngày mưa lạnh
Nem rán không kém gì ở Việt Nam
Không biết có vô tình không, ấn tượng dễ thương và sâu sắc về phở và nem Việt ở Budapest khép lại những kỷ niệm ẩm thực của mình trong chuyến đi. Phải chăng, có thể vì mình không quá khó tính, cũng có thể vì đã mệt sau hơn một tuần ăn quá nhiều bánh mì và đồ Tây, hoặc giả, có thể đơn giản những món Việt như phở và nem đương nhiên rất hợp cho một buổi trưa mưa lạnh giữa trời Âu như thế? Nhưng biết đâu, lại chẳng phải vì, trong tiềm thức mỗi người xa xứ như mình, vẫn đau đáu hương vị quê hương, dù ở bất cứ nơi đâu?