CÂY SÁCH BÊN ĐƯỜNG
- Thứ hai - 08/08/2016 15:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Sách ở đây có thể là những cuốn tự điển song ngữ nặng nề, một tác phẩm triết lý rối rắm, sách dạy nữ công gia chánh, có khi là một bộ luật hình sự dầy cộm. Tất cả đều đường hoàng, ngang hàng đứng cạnh nhau, không màng đến những ý kiến chống đối nhau của hai độc giả đang đấu khẩu bên cây sách”.
Cứ mỗi chiều thứ Ba sau buổi làm việc tại một cơ quan xã hội, tôi thường phải “đối phó” với câu hỏi đơn giản nhưng cũng gây nhức đầu là nên đi bộ về nhà theo lối nào.
Nếu đi thẳng theo phố chính thì nhanh hơn vì khoảng cách ngắn hơn. Và tôi có thể ngắm những kiểu quần áo thời trang, những xâu chuỗi đủ màu, những đôi giày “fantasie” trong các tủ kính lớn của những cửa tiệm đắt tiền, đi qua những kiosk bán đủ thứ hàng lưu niệm luôn có du khách tấp nập ghé vào.
Hoặc, đi ngang những quán ăn bầy bàn trên lề đường làm khách bộ hành thỉnh thoảng vừa phải len lỏi giữa hai cái bàn tròn trải khăn kẻ sọc vuông, vừa càu nhàu chủ quán tham lam lấn lề đường mà không quan tâm đến lợi ích người đi bộ. Nhưng bù lại, họ có cơ hội được nghe “cọp” những âm điệu du dương hay rộn ràng của cây đàn guitare hoặc accordéon mà một nghệ sĩ hát dạo đang đứng biểu diễn trước cửa tiệm trong sự thờ ơ của thực khách đang mải mê nói chuyện ồn ào.
Nhưng nếu đi theo các đường nhỏ rồi ra đường chính thì tôi phải băng qua nhiều con phố ngắn, ngoằn ngoèo và đường về nhà sẽ dài hơn trong khi cơn đói bụng cứ làm tôi tưởng tượng ra những món ngon tuyệt trần. Nhưng cuối cùng, hầu như bao giờ tôi cũng chọn lối đi thứ hai vì không cưỡng được sự tò mò muốn xem cái “cây sách” thân thuộc sau một tuần có gì mới lạ không.
Gần một ngã tư giao nhau của hai con phố ngắn Kollwitzstraße và Sredzkistraße gần quảng trường Kollwitzplatz của quận Pankow, Berlin với những quán cà-phê xinh xắn, đôi ba cửa hàng bán đồ cũ, một nhà trọ thấp nhỏ dành cho khách du lịch ít tiền, dưới một vòm xanh của hai cây tiêu huyền vươn cành sum suê với những chiếc lá nhiều khía như lá phong là một thư viện lộ thiên công cộng mà có lần tôi lẩn thẩn đếm được gần hai trăm cuốn sách.
Để thực hiện một đề án từng mơ ước từ lâu được mang tên “Rừng sách” do chính họ khởi xướng, các cô thợ mộc của Hiệp hội nữ công nhân xây dựng Berlin, vào mùa hè năm 2008 đã dùng những con đinh ốc lớn đóng bốn khúc cây cao chừng 2 thước với đường kính mỗi cây trong khoảng từ 0,8 đến 1 thước thành một cụm đứng vững vàng trên một cái bệ tròn đặt ngay giữa hè phố.
Trong mỗi thân cây vẫn còn lớp vỏ xù xì, già nua theo năm tháng, họ cũng đã đục đẽo những hộc sâu hình vuông hay chữ nhật ngang tầm mắt người đọc. Trong những hộc cây đấy là những cuốn sách mà phần lớn đã cũ nhưng được thay đổi thường xuyên. Để bảo vệ sách khỏi bị bụi bặm bám vào hay mưa làm hỏng ướt, các cô thợ mộc đã đóng thật chặt với cả bản lề chắc chắn trên mỗi hộc những tấm ni-lông dày mà với thời gian đã trở sang màu ngà chứ không còn trong suốt nữa.
Khi những cây già héo tàn đã chết trong các công viên hay bên vệ đường trong quận bị đốn đi thì cơ quan hành chánh quận lựa ra những các khúc cây lớn mà họ thấy còn tương đối tốt tặng cho tủ sách lộ thiên. Đúng ra ta nên gọi nó là một tủ trao đổi sách miễn phí thì đúng hơn. Khi nào đến đấy tôi cũng thích trước tiên đi vòng quanh cụm cây để ngắm nghía chúng rồi đứng lại và nhẹ nhàng tò mò giở từng tấm ni-lông che từng hộc sách nhỏ, nghiêng đầu đọc tựa của những cuốn sách trong hộc.
Nếu đi thẳng theo phố chính thì nhanh hơn vì khoảng cách ngắn hơn. Và tôi có thể ngắm những kiểu quần áo thời trang, những xâu chuỗi đủ màu, những đôi giày “fantasie” trong các tủ kính lớn của những cửa tiệm đắt tiền, đi qua những kiosk bán đủ thứ hàng lưu niệm luôn có du khách tấp nập ghé vào.
Hoặc, đi ngang những quán ăn bầy bàn trên lề đường làm khách bộ hành thỉnh thoảng vừa phải len lỏi giữa hai cái bàn tròn trải khăn kẻ sọc vuông, vừa càu nhàu chủ quán tham lam lấn lề đường mà không quan tâm đến lợi ích người đi bộ. Nhưng bù lại, họ có cơ hội được nghe “cọp” những âm điệu du dương hay rộn ràng của cây đàn guitare hoặc accordéon mà một nghệ sĩ hát dạo đang đứng biểu diễn trước cửa tiệm trong sự thờ ơ của thực khách đang mải mê nói chuyện ồn ào.
Nhưng nếu đi theo các đường nhỏ rồi ra đường chính thì tôi phải băng qua nhiều con phố ngắn, ngoằn ngoèo và đường về nhà sẽ dài hơn trong khi cơn đói bụng cứ làm tôi tưởng tượng ra những món ngon tuyệt trần. Nhưng cuối cùng, hầu như bao giờ tôi cũng chọn lối đi thứ hai vì không cưỡng được sự tò mò muốn xem cái “cây sách” thân thuộc sau một tuần có gì mới lạ không.
Gần một ngã tư giao nhau của hai con phố ngắn Kollwitzstraße và Sredzkistraße gần quảng trường Kollwitzplatz của quận Pankow, Berlin với những quán cà-phê xinh xắn, đôi ba cửa hàng bán đồ cũ, một nhà trọ thấp nhỏ dành cho khách du lịch ít tiền, dưới một vòm xanh của hai cây tiêu huyền vươn cành sum suê với những chiếc lá nhiều khía như lá phong là một thư viện lộ thiên công cộng mà có lần tôi lẩn thẩn đếm được gần hai trăm cuốn sách.
Để thực hiện một đề án từng mơ ước từ lâu được mang tên “Rừng sách” do chính họ khởi xướng, các cô thợ mộc của Hiệp hội nữ công nhân xây dựng Berlin, vào mùa hè năm 2008 đã dùng những con đinh ốc lớn đóng bốn khúc cây cao chừng 2 thước với đường kính mỗi cây trong khoảng từ 0,8 đến 1 thước thành một cụm đứng vững vàng trên một cái bệ tròn đặt ngay giữa hè phố.
Trong mỗi thân cây vẫn còn lớp vỏ xù xì, già nua theo năm tháng, họ cũng đã đục đẽo những hộc sâu hình vuông hay chữ nhật ngang tầm mắt người đọc. Trong những hộc cây đấy là những cuốn sách mà phần lớn đã cũ nhưng được thay đổi thường xuyên. Để bảo vệ sách khỏi bị bụi bặm bám vào hay mưa làm hỏng ướt, các cô thợ mộc đã đóng thật chặt với cả bản lề chắc chắn trên mỗi hộc những tấm ni-lông dày mà với thời gian đã trở sang màu ngà chứ không còn trong suốt nữa.
Khi những cây già héo tàn đã chết trong các công viên hay bên vệ đường trong quận bị đốn đi thì cơ quan hành chánh quận lựa ra những các khúc cây lớn mà họ thấy còn tương đối tốt tặng cho tủ sách lộ thiên. Đúng ra ta nên gọi nó là một tủ trao đổi sách miễn phí thì đúng hơn. Khi nào đến đấy tôi cũng thích trước tiên đi vòng quanh cụm cây để ngắm nghía chúng rồi đứng lại và nhẹ nhàng tò mò giở từng tấm ni-lông che từng hộc sách nhỏ, nghiêng đầu đọc tựa của những cuốn sách trong hộc.
Những cuốn sách này dầy mỏng khác nhau, có khi bằng nhiều thứ tiếng, có khi có bìa cứng, đôi khi còn được bọc da cẩn thận. Người ta có thể ngạc nhiên thích thú với một thư mục sách thật phong phú và luôn thay đổi. Bên cạnh một tác phẩm kinh điển trong văn học thế giới được in theo loại bìa cứng là vài cuốn truyện cổ tích dành cho trẻ em hoặc tác phẩm của một tác giả chuyên viết tiểu thuyết tâm lý tình cảm xã hội ướt át dành cho các nữ gia nhân trong những gia đình quyền quý cách đây hơn một thế kỷ.
Sách ở đây có thể là những cuốn tự điển song ngữ nặng nề, một tác phẩm triết lý rối rắm, sách dạy nữ công gia chánh, có khi là một bộ luật hình sự dầy cộm. Tất cả đều đường hoàng, ngang hàng đứng cạnh nhau, không màng đến những ý kiến chống đối nhau của hai độc giả đang đấu khẩu bên cây sách. Có cuốn thật cũ, có cuốn còn rất mới. Như thể ai đó vừa mới mua nó ở một hiệu sách và có thể không còn thích nó hay đã đọc ngấu nghiến và muốn chia sẻ ngay với người khác những ý tưởng hay ho trong sách nên vội vàng đem để nó vào tủ sách công cộng này.
Sách ở đây có thể là những cuốn tự điển song ngữ nặng nề, một tác phẩm triết lý rối rắm, sách dạy nữ công gia chánh, có khi là một bộ luật hình sự dầy cộm. Tất cả đều đường hoàng, ngang hàng đứng cạnh nhau, không màng đến những ý kiến chống đối nhau của hai độc giả đang đấu khẩu bên cây sách. Có cuốn thật cũ, có cuốn còn rất mới. Như thể ai đó vừa mới mua nó ở một hiệu sách và có thể không còn thích nó hay đã đọc ngấu nghiến và muốn chia sẻ ngay với người khác những ý tưởng hay ho trong sách nên vội vàng đem để nó vào tủ sách công cộng này.
Có lần tôi đến đó đúng lúc một thanh niên cũng vừa nhấy xuống xe đạp, dựng nó gần cây sách và mang theo một túi ni-lông khá nặng trên tay. Anh tìm thấy một hộc còn trống, lấy ra từ trong túi những cuốn sách đã cũ, im lặng bỏ chúng vào hộc, sắp xếp tới lui sao cho có vẻ đẹp mắt, cẩn thận xem chúng có hoàn toàn đứng hẳn bên cạnh nhau trong hộc không rồi mới yên tâm bỏ cái tấm nhựa xuống.
Rồi anh quay sang một cái hộc khác còn đầy sách, trầm ngâm đọc các nhan đề, rút ra một vài cuốn, giở vài trang đọc nhanh rồi để vào hộc trở lại. Sau một hồi chọn lựa, anh lấy ra một cuốn, bỏ vào cái túi ni-lông mang theo người và rồi lại nhẩy lên xe đạp phóng đi. Nhưng chỉ một chốc sau anh quay lại, xăm xăm đến bên cây sách và lấy thêm hai cuốn nữa.
Một lần khác một em bé hớn hở mang một đống sách truyện tranh đến. Sau một lúc đi vòng quanh cụm cây mà không tìm được một hộc còn trống, em sắp chúng xuống đất, để dựa vào cụm cây. Tôi đoán, chắc em trong lòng đang hy vọng trời sẽ không mưa trong những ngày tới hay có ai đấy sẽ lấy các cuốn truyện ấy mang đi trước khi chúng bị bẩn rách và không còn dùng được nữa.
Vào chiều cuối tuần, ta lại thấy những bà mẹ trẻ thong thả dẫn con đi dạo, dừng lại bên cây sách và giải thích cho chúng về cái tủ sách công cộng này.
Như thế, cứ một hoặc có khi vài tuần hay cũng có khi lâu hơn, tôi lại khám phá ra những tựa sách mới trong các hộc. Cũng có tuần hầu như trong nhiều hộc không có thêm sách mới và những cuốn mà tôi từng thấy thì không còn đó nữa. Chắc chúng đã vui vẻ đi theo một người chủ mới và có lẽ nay đang đứng chễm chệ trong tủ sách gia đình và là một niềm vui mừng cho người này, nay tình cờ may mắn có được một cuốn sách mà mình đã cất công tìm kiếm.
Và thỉnh thoảng tôi cũng lấy vài cuốn mang về nhà hay lại đem ít sách bỏ vào hộc và đôi ba tuần sau hồi hộp đến xem chúng còn đó không.
Đã gần tám năm trôi qua từ khi đề án thư viện sách lộ thiên được thực hiện thì các khúc cây đầu tiên vẫn còn đó. Vẫn vững chãi, mạnh mẽ và vẫn là mái ấm che chở, đùm bọc những cuốn sách im lìm trong cây. Nhưng có lẽ nếu biết nói thì chắc chúng cũng thì thầm cho ta biết rằng, chúng đang nôn nóng chờ đợi những người đến lấy chúng ra khỏi hộc.
Có khi tôi nghĩ ngợi vơ vẫn như hồi còn bé đọc truyện cổ tích và tưởng tượng thần cây chắc cũng đang tự hào về “thân xác” già cỗi của chính mình. Tuy đã bị đốn đi nhường chỗ cho những cây trẻ trong công viên hay bên đường nhưng chúng cũng vẫn còn giúp ích cho con người và xã hội, góp phần vào sự bảo vệ môi trường thiên nhiên, giúp cho con người ý thức hơn mối quan hệ gắn bó trong dây chuyền “rừng- gỗ- sách”, đúng như một mục đích chính trong đề án của những cô thợ mộc yêu cây, gỗ và sách ở Berlin.