LIÊN BANG NAM TƯ - NHÌN LẠI
- Thứ bảy - 16/05/2015 00:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Từng tồn tại một quốc gia rất đặc biệt về nhiều mặt lịch sử, chính trị và văn hóa trên Bán đảo Balkan ở Châu Âu, mà ngày nay đã tách rời thành sáu nước độc lập với nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Đó là Cộng hòa Liên bang Nam Tư, tiền thân của các quốc gia Slovenia, Croatia, Bosna và Herzegovina, Montenegro, Serbia và Macedonia.
Với tiền thân là Vương quốc Nam Tư, Cộng hòa Liên bang Nam Tư được thành lập trong Đệ nhị Thế chiến và tồn tại cho đến khi bị giải thể vào năm 1992, khi các cuộc chiến Nam Tư bùng nổ. Ban đầu, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Josip Broz Tito, nước này đã đứng về phe cộng sản vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, sau những xung đột giữa Stalin và Tito một vài năm sau mốc 1945 - mà Nam Tư đã cứng cỏi chống lại cả một bộ máy độc tài khổng lồ tại điện Cẩm Linh - năm 1948, cả phe cộng sản đã nhận được chỉ thị phải đoạn tuyệt với Nam Tư. Những tưởng khó tồn tại nếu bị cô lập, song đất nước này đã theo đuổi một chính sách trung lập mềm dẻo.
Từ chối tham gia Khối Warszawa và ly khai khỏi tầm ảnh hưởng của Liên Xô, Nam Tư trở thành một thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và có quan hệ với nhiều nước Phương Tây. Nhiều biện pháp cải tổ về chính trị và kinh tế đã được thực hiện thành công, khiến nước này phát triển và có nhiều điểm nổi trội so với khối cộng sản đương thời.
Chủ trương một mô hình riêng được gọi với cái tên “chủ nghĩa Tito”, chính quyền Nam Tư đi theo tinh thần của chủ nghĩa tự do xã hội, chủ trương một hệ thống luật pháp nhấn mạnh quyền tự do của các đoàn thể và quyền con người của cư dân, khác hắn các nước chư hầu lúc bấy giờ thuộc vòng kiềm tỏa của Moscow.
Đặc biệt, nền kinh tế được phát triển và tự do hóa trong suốt các thập niên 50 và 60, khiến Nam Tư đi theo hướng mở cửa và tuân thủ các quy luật thị trường - nước này đã đạt được sự tự túc trong kinh tế, có giao dịch rộng rãi với cả Phương Tây và Phương Đông. Đặc biệt nền du lịch được mở rộng và trở thành một nguồn doanh thu chính của đất nước.
Tuy nhiên, sau những xung đột giữa Stalin và Tito một vài năm sau mốc 1945 - mà Nam Tư đã cứng cỏi chống lại cả một bộ máy độc tài khổng lồ tại điện Cẩm Linh - năm 1948, cả phe cộng sản đã nhận được chỉ thị phải đoạn tuyệt với Nam Tư. Những tưởng khó tồn tại nếu bị cô lập, song đất nước này đã theo đuổi một chính sách trung lập mềm dẻo.
Từ chối tham gia Khối Warszawa và ly khai khỏi tầm ảnh hưởng của Liên Xô, Nam Tư trở thành một thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và có quan hệ với nhiều nước Phương Tây. Nhiều biện pháp cải tổ về chính trị và kinh tế đã được thực hiện thành công, khiến nước này phát triển và có nhiều điểm nổi trội so với khối cộng sản đương thời.
Chủ trương một mô hình riêng được gọi với cái tên “chủ nghĩa Tito”, chính quyền Nam Tư đi theo tinh thần của chủ nghĩa tự do xã hội, chủ trương một hệ thống luật pháp nhấn mạnh quyền tự do của các đoàn thể và quyền con người của cư dân, khác hắn các nước chư hầu lúc bấy giờ thuộc vòng kiềm tỏa của Moscow.
Đặc biệt, nền kinh tế được phát triển và tự do hóa trong suốt các thập niên 50 và 60, khiến Nam Tư đi theo hướng mở cửa và tuân thủ các quy luật thị trường - nước này đã đạt được sự tự túc trong kinh tế, có giao dịch rộng rãi với cả Phương Tây và Phương Đông. Đặc biệt nền du lịch được mở rộng và trở thành một nguồn doanh thu chính của đất nước.
Sau cái chết của lãnh tụ Tito năm 1980, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã nổi lên vào cuối thập niên 1980 và dẫn đến sự chia rẽ giữa các dân tộc trong các nước cộng hòa thành viên ở Nam Tư. Những cuộc đàm phán bất thành, đến năm 1991, một số quốc gia Châu Âu đã công nhận sự độc lập của một vài nước cộng hòa. Quá trình đó kéo dài tới năm 2006.
Điều này đã khiến cho Cộng hòa Liên bang XHCN Nam Tư sụp đổ và khởi đầu các cuộc chiến tranh Nam Tư đẫm máu mà trong đó, có sự can thiệp của Phương Tây và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó lại là dịp khiến chúng ta có thể nhận diện lại cả vùng đất này tại sáu nước cộng hòa độc lập với những truyền thống lịch sử, văn hóa tương đồng và dị biệt, với phong cảnh tuyệt đẹp bên bờ biển Adriatic...
*
Một điều thú vị, danh xưng “Nam Tư” trong tiếng Việt là giản xưng của Nam Tư Lạp Phu, dịch danh Trung văn của quốc hiệu Nam Tư, trong đó “Nam” là dịch nghĩa từ “Jugo” trong tên hiệu Jugoslavija, “Tư Lạp Phu” là phiên âm của từ Slav. Như vậy, Nam Tư ám chỉ một quốc gia vùng Nam Slav.
Các quốc gia ngày nay được thành lập từ những phần cũ của Nam Tư gồm các nước cộng hòa Bosna và Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Trong số đó, các quốc gia Slovenia và Croatia đã trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu EU, và sắp tới sẽ đến lượt Macedonia. Bên cạnh đó, nhà nước Kosovo (tách ra từ Serbia) cũng được một số nước công nhận như một quốc gia độc lập.
Trong những năm tháng của thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên bang Nam Tư thường được nhắc đến như một mô hình XHCN nhưng không theo hướng độc tài kiểu Stalinist, độc lập và tương đối trung lập trong xung đột Quốc - Cộng. Tuy nhiên, hiếm có người Việt nào có dịp đặt chân lên mảnh đất này vào thời kỳ ấy - đất nước của con người Nam Tư khá xa lạ với Việt Nam chúng ta.
Hai mươi lăm năm trước, khi khối Cộng sản ở vùng Đông - Trung Âu, cũng như Liên Xô sụp đổ và biến chuyển theo hướng những quốc gia dân chủ, thì mảnh đất Nam Tư lại chìm đắm trong những tranh giành, mâu thuẫn sắc tộc nhiều khi đẫm máu trong một thời gian dài. Có lúc, vùng đất đó bị coi là không an toàn đối với du khách ngoại quốc.
Phải đến một thập niên trở lại đây, các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư cũ mới thực sự chuyển mình, và trở thành những điểm đến nổi tiếng, và tươi đẹp bên bờ biển Adriatic. Với những di tích lịch sử, những thắng cảnh phong thủy hữu tình tuyệt vời, mảnh đất này đã, và đang là nơi rất thu hút du khách phương xa... (*)
(NCTG sẽ có loạt bài về một số thắng cảnh, điểm đến nổi tiếng của các xứ thuộc Nam Tư cũ).
Ghi chú:
(*) Từ Budapest, có thể du lịch bằng tàu hỏa tới nhiều thành phố nổi tiếng của Nam Tư với giá rất phải chăng, như Ljubjana (19 Euro, một chiều), Belgrade (26 Euro, khứ hồi), Zagreb (29 Euro, một chiều), Rijeka (56,6 Euro, khứ hồi), Split (78,6 Euro, khứ hồi), theo thông báo của Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary (MÁV) năm 2015.