Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN CUỐI CÙNG CỦA BỨC TƯỜNG BERLIN

(NCTG) Cho dù Chris Gueffroy không phải là nạn nhân cuối cùng của nước Đức cộng sản, nhưng anh là người cuối cùng bị các nhân viên biên phòng Đông Đức bắn chết tại bức tường Berlin khi tìm cách trốn sang phía Tây.

Nơi Chris Gueffroy thiệt mạng cách đây 20 năm

Hai mươi năm đã trôi qua, nhưng cái tên Chris Gueffroy vẫn được nhắc nhớ trong những dịp kỷ niệm.

Đêm mùng 5-2, rạng sáng ngày 6-2-1989, chàng thanh niên Chris Gueffroy, khi ấy chưa đầy 20 tuổi, muốn tránh quân dịch và tìm cách vượt biên sang Tây Berlin cùng một người bạn, Christian Gaudian. Sai lầm của anh là anh tưởng lệnh nổ súng ở biên giới Đông - Tây đã được tạm dừng. Hai người vượt qua được chặng đầu tiên khi bị các nhân viên biên phòng phát hiện. Gueffroy bị trúng 10 phát đạn và gần như anh chết ngay tại chỗ. Người bạn của anh bị thương nặng và bị bắt giữ.

Lễ tưởng niệm Chris Gueffroy được tổ chức tại một nhà thờ nằm ngay trên "miền đất chết" của ranh giới Đông - Tây Berlin thuở xưa. Thân mẫu của anh, bà Karin Gueffroy cũng hiện diện tại lễ và thắp nến tưởng nhớ con.

Từ nhiều năm nay, những cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra tại nước Đức xung quanh việc có hay không lệnh nổ súng vào những người vượt biên giới Đông - Tây - đây là điều mà các lãnh tụ cộng sản Đông Đức luôn chối. Tuy nhiên, một hồ sơ được tìm thấy năm 2007 đã chứng tỏ những cáo buộc: chỉ thị được đưa ra ngày 1-10-1973 này cho phép lính biên phòng CHLB Đức "chớ do dự khi sử dụng vũ khí nếu ai đó vượt biên, kể cả đó là phụ nữ hay trẻ em".

Cho đến nay, chưa có những số liệu chính thức về số người thiệt mạng tại biên giới Đông - Tây Đức trong những thập niên dưới chế độ cộng sản. "Nhóm Công tác 13 Tháng Tám" - hình thành bởi những đề xướng cá nhân - đưa ra một con số là 1.200.

Tuy nhiên, nạn nhân của cùng của đường biên giới phân cách hai miền nước Đức không phải là Gueffroy. Ngày 8-3-1989, Winfried Freudenberg đã bị bắn chết khi anh muốn vượt biên trên một khinh khí cầu. Sau đó, nhiều người di tản đã bị sát hại khi họ muốn trốn sang Ba Lan, khi đó đã tương đối tự do dưới ảnh hưởng của Nghiệp đoàn Đoàn kết. Nạn nhân cuối cùng của thể chế thiệt mạng vào tháng 12-1989 tại Odera, ít ngày trước khi bức tường Berlin sụp đổ.

Trong năm nay, nước Đức sẽ dành 10 tháng liền để tổ chức những hoạt động kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ.

Tác giả bài viết: Trần Lê, theo