QUÁ KHỨ CHỈ ĐIỂM
- Thứ hai - 14/01/2013 04:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Về sau, người ta mới biết rằng chỉ điểm không chỉ là cái nghề mạt hạng, bị coi thường nhất, mà nó cũng là “ngõ cụt” trên con đường hoạn lộ của các “báo cáo viên”, vì từ “vị thế” chỉ điểm không thể ngóc đầu lên được nữa”.
Trong khuôn khổ một đề án văn hóa - lịch sử - nghệ thuật mang tên BUPAP đang được tiến hành, các “tham dự viên” (TDV) có dịp cùng hướng dẫn viên đi dạo và thăm thú những tụ điểm đặc biệt của Budapest, mà thông thường người dân ít biết đến hoặc vì lý do gì đó, ít quan tâm.
Chuyến “đi dạo” tuần vừa rồi của BUPAP, trong tiết trời lạnh căm căm dưới -2oC, các TDV đã đi thăm một số địa điểm có liên quan tới hoạt động của hệ thống mật vụ thời cộng sản tại Quận 13, Budapest. Thời trước, đây từng là nơi ở của nhiều gia đình khá giả gốc Do Thái - tận dụng những mối quan hệ với nước ngoài, họ đã tìm cách di tản, để lại nhà cửa và nhiều tài sản giá trị.
Một cơ quan trực thuộc chính phủ có trách nhiệm quản lý và quyết định số phận những ngôi nhà bị quốc hữu hóa đó, và thông thường, chúng được chia cho các nhân viên Bộ Nội vụ và giới mật vụ thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia (ÁVH). Có cả một dãy phố hầu như được giữ lại nguyên vẹn và vì thế, nó phản ánh chính xác bầu không khí ngột ngạt của một thời, khi chỉ điểm thì như rươi và không ai biết ai là người theo dõi mình, hàng xóm hay ngay trong gia đình.
Bài tường thuật của mạng tin index.hu về chuyến “đi dạo” này rất thú vị, ít nhất là đối với những người có quan tâm tới lịch sử. Người đọc có lẽ cảm thấy bùi ngùi nhất là một đoạn nói về số phận những chỉ điểm hoặc nhân viên mật vụ thời cộng sản.
Đa phần họ xuất thân công nhân hoặc nông dân, với họ vào đảng cũng là “bước tiến” trong đời sống nên dễ tuyển dụng. Có điều, họ thường xuyên gặp một vấn đề đáng kể, đó là nếu cần phải nghe ngóng theo dõi và ghi chép để báo cáo cuộc chuyện trò của 2-3 trí thức tại một căn hộ, thì họ làm sao hiểu nổi?
Thế nên, những tường trình kiểu ấy của họ thường gây rối loạn bộ máy An ninh Quốc gia đương thời. Về sau, người ta mới biết rằng chỉ điểm không chỉ là cái nghề mạt hạng, bị coi thường nhất, mà nó cũng là “ngõ cụt” trên con đường hoạn lộ của các “báo cáo viên”, vì từ “vị thế” chỉ điểm không thể ngóc đầu lên được nữa.
Ngoại lệ duy nhất trong giới chỉ điểm có lẽ là ông Harangozó Szilveszter (1929-1989), người đã leo tới chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ và mang quân hàm tướng vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Một câu chuyện khác cũng rất đáng suy ngẫm mà “hoa tiêu” của chuyến đi, nhà xã hội học Merker Dávid đã thuật lại khi đi ngang ngôi nhà của nhà báo, nhà văn Imre Katalin, một người cộng sản cực tả, rất có cảm tình với Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba - bà từng nhiều lần qua ba nước này.
Là ký giả của tờ “Đời sống và Văn học” (Élet és Irodalom), BTV tạp chí “Người gieo hạt” (Magvető), đồng thời bà Imre cũng theo cánh tả một cách cuồng tín, ủng hộ chủ trương cứng rắn của chính phủ “bù nhìn” Hungary sau biến cố dân chủ 1956.
Lo ngại bà Imre lập nên một Đảng Cộng sản mới, mang tính “cạnh tranh” và bất hợp pháp tại Hungary nên chính quyền cộng sản của Tổng bí thư Kádár János đã sa thải bà khỏi Viện Văn học (nơi bà làm việc) năm 1955 và tước đảng tịch của bà từ năm 1966.
Gần hai chục năm sau, ngay cả khi bà Imre đã về hưu năm 1980, đích thân Thứ trưởng Nội vụ Harangozó Szilveszter còn phải cho đặt thiết bị nghe trộm và theo dõi bà tại căn hộ mới của bà.
Con người cộng sản “kiên định với lý tưởng” ấy, có lẽ do quá thất vọng trước thời thế nên đã tự tử bằng cách nhảy qua cửa sổ căn hộ bà ở vào đúng hôm 23-10-1989, ngày kỷ niệm cuộc cách mạng 1956 mà bà không chia sẻ và chống lại.
Bữa đó cũng chính là ngày thành lập Đệ tam Cộng hòa Hungary, thắng lợi của lực lượng đối lập dân chủ, chấm dứt hơn 4 thập niên cộng sản tại xứ sở này...
Chùm ảnh của Barakonyi Szabolcs (mạng index.hu) về chuyến du ngoạn thú vị nói trên:
Chuyến “đi dạo” tuần vừa rồi của BUPAP, trong tiết trời lạnh căm căm dưới -2oC, các TDV đã đi thăm một số địa điểm có liên quan tới hoạt động của hệ thống mật vụ thời cộng sản tại Quận 13, Budapest. Thời trước, đây từng là nơi ở của nhiều gia đình khá giả gốc Do Thái - tận dụng những mối quan hệ với nước ngoài, họ đã tìm cách di tản, để lại nhà cửa và nhiều tài sản giá trị.
Một cơ quan trực thuộc chính phủ có trách nhiệm quản lý và quyết định số phận những ngôi nhà bị quốc hữu hóa đó, và thông thường, chúng được chia cho các nhân viên Bộ Nội vụ và giới mật vụ thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia (ÁVH). Có cả một dãy phố hầu như được giữ lại nguyên vẹn và vì thế, nó phản ánh chính xác bầu không khí ngột ngạt của một thời, khi chỉ điểm thì như rươi và không ai biết ai là người theo dõi mình, hàng xóm hay ngay trong gia đình.
Bài tường thuật của mạng tin index.hu về chuyến “đi dạo” này rất thú vị, ít nhất là đối với những người có quan tâm tới lịch sử. Người đọc có lẽ cảm thấy bùi ngùi nhất là một đoạn nói về số phận những chỉ điểm hoặc nhân viên mật vụ thời cộng sản.
Đa phần họ xuất thân công nhân hoặc nông dân, với họ vào đảng cũng là “bước tiến” trong đời sống nên dễ tuyển dụng. Có điều, họ thường xuyên gặp một vấn đề đáng kể, đó là nếu cần phải nghe ngóng theo dõi và ghi chép để báo cáo cuộc chuyện trò của 2-3 trí thức tại một căn hộ, thì họ làm sao hiểu nổi?
Thế nên, những tường trình kiểu ấy của họ thường gây rối loạn bộ máy An ninh Quốc gia đương thời. Về sau, người ta mới biết rằng chỉ điểm không chỉ là cái nghề mạt hạng, bị coi thường nhất, mà nó cũng là “ngõ cụt” trên con đường hoạn lộ của các “báo cáo viên”, vì từ “vị thế” chỉ điểm không thể ngóc đầu lên được nữa.
Ngoại lệ duy nhất trong giới chỉ điểm có lẽ là ông Harangozó Szilveszter (1929-1989), người đã leo tới chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ và mang quân hàm tướng vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Một câu chuyện khác cũng rất đáng suy ngẫm mà “hoa tiêu” của chuyến đi, nhà xã hội học Merker Dávid đã thuật lại khi đi ngang ngôi nhà của nhà báo, nhà văn Imre Katalin, một người cộng sản cực tả, rất có cảm tình với Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba - bà từng nhiều lần qua ba nước này.
Là ký giả của tờ “Đời sống và Văn học” (Élet és Irodalom), BTV tạp chí “Người gieo hạt” (Magvető), đồng thời bà Imre cũng theo cánh tả một cách cuồng tín, ủng hộ chủ trương cứng rắn của chính phủ “bù nhìn” Hungary sau biến cố dân chủ 1956.
Lo ngại bà Imre lập nên một Đảng Cộng sản mới, mang tính “cạnh tranh” và bất hợp pháp tại Hungary nên chính quyền cộng sản của Tổng bí thư Kádár János đã sa thải bà khỏi Viện Văn học (nơi bà làm việc) năm 1955 và tước đảng tịch của bà từ năm 1966.
Gần hai chục năm sau, ngay cả khi bà Imre đã về hưu năm 1980, đích thân Thứ trưởng Nội vụ Harangozó Szilveszter còn phải cho đặt thiết bị nghe trộm và theo dõi bà tại căn hộ mới của bà.
Con người cộng sản “kiên định với lý tưởng” ấy, có lẽ do quá thất vọng trước thời thế nên đã tự tử bằng cách nhảy qua cửa sổ căn hộ bà ở vào đúng hôm 23-10-1989, ngày kỷ niệm cuộc cách mạng 1956 mà bà không chia sẻ và chống lại.
Bữa đó cũng chính là ngày thành lập Đệ tam Cộng hòa Hungary, thắng lợi của lực lượng đối lập dân chủ, chấm dứt hơn 4 thập niên cộng sản tại xứ sở này...
Chùm ảnh của Barakonyi Szabolcs (mạng index.hu) về chuyến du ngoạn thú vị nói trên:
(*) Mỗi chuyến “đi dạo” dài chừng 2-2,5 giờ, phí tham dự: 2.500 Ft (trong tuần thì 1.500 Ft). Học sinh, người hưu trí, thày cô giáo và người tàn tật: 2.000 Ft.