Nhìn lại chiến tranh Việt - Trung (Phần 2): VÀI KÝ ỨC CỦA MỘT PHÓNG VIÊN
- Thứ tư - 17/02/2016 19:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Khỏi phải nói là ở tại tòa đại sứ Trung Quốc, tôi được chiều chuộng hết cỡ: được xem phim, mời ăn những món tuyệt vời và còn được tắm trong một bể bơi nước sạch tinh tươm - một thanh niên người Hoa vạm vỡ còn thách tôi thi bơi” - một câu chuyện thú vị của nhà báo Dunai Péter, phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI.
Xem Phần 1 của bài viết.
Sau xung đột nghiêm trọng ở vùng biên giới tháng 4-1984, các bạn Việt Nam đưa giới phóng viên chúng tôi đến một đoạn khác của biên giới, tại đây chúng tôi có thể quan sát hoạt động của một trung đội biên phòng Việt Nam. Chương trình này kéo dài nhiều ngày, chúng tôi ngủ tại một doanh trại quân đội ở một xã nhỏ cạnh Lạng Sơn. Bộ đội Việt Nam cho chúng tôi mượn chăn vì ở vùng đó, về đêm nhiệt độ xuống gần 0 độ, mà độ ẩm lại cao nên rất khó chịu.
Một số chiến sĩ thuộc trung đội luyện các bài chiến thuật - tiếp cận mục tiêu ẩn. Được trang bị súng trường AK-47, tận dụng địa thế không bằng phẳng, họ bò sát đất để đến gần mục tiêu.
Trên sườn đồi nhìn về phía Trung Quốc (phía Bắc), tọa lạc hệ thống hào công sự ngoằn ngoèo, cứ một đoạn lại có cứ điểm đặt súng máy: đó là loại đại liên DShK 12,7 ly của Liên Xô, được gọi bằng cái tên “Dushka”. Đối diện với nó, trên những cánh đồng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nông dân vẫn làm việc, trồng lúa, họ cũng di chuyển nhịp nhàng hệt như những người Việt cùng số phận với họ.
Cuộc chiến biên giới rộ lên năm 1979, nhưng sau giai đoạn đầu đó xung đột quân sự giữa đôi bên vẫn âm ỉ trong nhiều năm dài. Các bạn tháp tùng tôi nói rằng thỉnh thoảng, Trung Quốc lại bắn từ phía họ sang lãnh thổ Việt Nam, họ dùng cả đại liên và đại bác - cố nhiên Việt Nam cũng không chịu để yên.
Thời trước tôi từng là lính pháo thủ, nên tôi có thể nhận ra dấu vết của tạc đạn loại 122 ly trên đồng ruộng bên Việt Nam, cách xa biên giới nhiều cây số. Pháo binh Trung Quốc dùng loại đạn nổ ngay khi tiếp đất, do đó nó tạo nên những “miệng núi lửa” đen xì đường kính 60-80cm, nhưng mảnh đạn của nó thì có thể oanh tạc người và động vật trong vòng 50-70m.
Những dư chấn của cuộc chiến Việt - Trung cũng có ảnh hưởng tới chúng tôi, giới phóng viên ở Hà Nội. Cho dù nhóm ký giả quốc tế này có nhỏ bé thế nào đi nữa, nhưng tại đó cũng có sự hiện diện của hãng tin Pháp AFP (và tờ “Nhân đạo”, l’Humanité), độc nhất trong số các hãng truyền thông lớn của Phương Tây.
Khi đó, tại Hà Nội, tòa đại sứ Trung Quốc vẫn hoạt động như một thế giới vô cùng khép kín. Đối với Bắc Kinh, quan trọng là họ đảm bảo được “thiện cảm” của giới phóng viên. Một bận, họ mời các phóng viên ngoại quốc tới Đại sứ quán Trung Quốc. Không phải tất cả đều nhận lời, nếu tôi nhớ không nhầm thì vài người, trong số đó có nhóm phóng viên Liên Xô - nhóm đông đảo nhất - đã từ chối.
Tôi thì đi, vì tôi là nhà báo, nhiệm vụ của tôi là phải thu nhập được thông tin một cách rộng rãi nhất trong phạm vi có thể. Khỏi phải nói là ở tại tòa đại sứ, tôi được chiều chuộng hết cỡ: được xem phim, mời ăn những món tuyệt vời và còn được tắm trong một bể bơi nước sạch tinh tươm - một thanh niên người Hoa vạm vỡ còn thách tôi thi bơi.
Sau xung đột nghiêm trọng ở vùng biên giới tháng 4-1984, các bạn Việt Nam đưa giới phóng viên chúng tôi đến một đoạn khác của biên giới, tại đây chúng tôi có thể quan sát hoạt động của một trung đội biên phòng Việt Nam. Chương trình này kéo dài nhiều ngày, chúng tôi ngủ tại một doanh trại quân đội ở một xã nhỏ cạnh Lạng Sơn. Bộ đội Việt Nam cho chúng tôi mượn chăn vì ở vùng đó, về đêm nhiệt độ xuống gần 0 độ, mà độ ẩm lại cao nên rất khó chịu.
Một số chiến sĩ thuộc trung đội luyện các bài chiến thuật - tiếp cận mục tiêu ẩn. Được trang bị súng trường AK-47, tận dụng địa thế không bằng phẳng, họ bò sát đất để đến gần mục tiêu.
Trên sườn đồi nhìn về phía Trung Quốc (phía Bắc), tọa lạc hệ thống hào công sự ngoằn ngoèo, cứ một đoạn lại có cứ điểm đặt súng máy: đó là loại đại liên DShK 12,7 ly của Liên Xô, được gọi bằng cái tên “Dushka”. Đối diện với nó, trên những cánh đồng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nông dân vẫn làm việc, trồng lúa, họ cũng di chuyển nhịp nhàng hệt như những người Việt cùng số phận với họ.
Cuộc chiến biên giới rộ lên năm 1979, nhưng sau giai đoạn đầu đó xung đột quân sự giữa đôi bên vẫn âm ỉ trong nhiều năm dài. Các bạn tháp tùng tôi nói rằng thỉnh thoảng, Trung Quốc lại bắn từ phía họ sang lãnh thổ Việt Nam, họ dùng cả đại liên và đại bác - cố nhiên Việt Nam cũng không chịu để yên.
Thời trước tôi từng là lính pháo thủ, nên tôi có thể nhận ra dấu vết của tạc đạn loại 122 ly trên đồng ruộng bên Việt Nam, cách xa biên giới nhiều cây số. Pháo binh Trung Quốc dùng loại đạn nổ ngay khi tiếp đất, do đó nó tạo nên những “miệng núi lửa” đen xì đường kính 60-80cm, nhưng mảnh đạn của nó thì có thể oanh tạc người và động vật trong vòng 50-70m.
Những dư chấn của cuộc chiến Việt - Trung cũng có ảnh hưởng tới chúng tôi, giới phóng viên ở Hà Nội. Cho dù nhóm ký giả quốc tế này có nhỏ bé thế nào đi nữa, nhưng tại đó cũng có sự hiện diện của hãng tin Pháp AFP (và tờ “Nhân đạo”, l’Humanité), độc nhất trong số các hãng truyền thông lớn của Phương Tây.
Khi đó, tại Hà Nội, tòa đại sứ Trung Quốc vẫn hoạt động như một thế giới vô cùng khép kín. Đối với Bắc Kinh, quan trọng là họ đảm bảo được “thiện cảm” của giới phóng viên. Một bận, họ mời các phóng viên ngoại quốc tới Đại sứ quán Trung Quốc. Không phải tất cả đều nhận lời, nếu tôi nhớ không nhầm thì vài người, trong số đó có nhóm phóng viên Liên Xô - nhóm đông đảo nhất - đã từ chối.
Tôi thì đi, vì tôi là nhà báo, nhiệm vụ của tôi là phải thu nhập được thông tin một cách rộng rãi nhất trong phạm vi có thể. Khỏi phải nói là ở tại tòa đại sứ, tôi được chiều chuộng hết cỡ: được xem phim, mời ăn những món tuyệt vời và còn được tắm trong một bể bơi nước sạch tinh tươm - một thanh niên người Hoa vạm vỡ còn thách tôi thi bơi.
Cuộc chiến Việt - Trung 1979 (còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương thứ ba) có mối quan hệ gì với chính trường thế giới? Trung Quốc, như họ muốn, muốn “cho Việt Nam một bài học” vì nước này vào năm 1978 đã khởi quân chống thể chế diệt chủng Pol Pot ở Cam Bốt, vốn được Bắc Kinh bảo trợ.
Họ chỉ chờ thời, và thời cơ tới khá nhanh: đầu năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã sang thăm Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ ngầm của Washington. Nếu không có được điều đó, khả năng là sau đó sáu tuần Bắc Kinh đã không dám hủy bỏ Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, và hai ngày sau thì mở một cuộc tấn công quân sự trên bộ đối với Việt Nam với một sức mạnh chưa từng thấy ngay cả trong những năm diễn ra cuộc chiến Việt - Mỹ.
Bắc Kinh, khí đó cũng mới chỉ ra khỏi thời kỳ “cách mạng văn hóa” đẫm máu và để lại sự tàn phá ghê gớm, nghi rằng đằng sau sự trợ giúp của Việt Nam đối với nhân dân Cam Bốt là dụng ý của Moscow, nhằm cô lập hóa Trung Quốc. Tất nhiên vào dạo ấy điện Kremlin cũng có đủ vấn đề phải lo nghĩ, vì Liên Xô đang bên bờ vực thẳm của sự sụp đổ về kinh tế.
Cuộc chiến với Hoa Kỳ về công nghệ, được đẩy lên cực điểm trong cuộc chạy đua quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” của Ronald Reagan, rốt cục đã khiến Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trung Quốc có thể an tâm, rằng trong một thời gian dài Moscow sẽ không đe dọa họ về quân sự, và gần như đồng thời với sự tan rã của đế chế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa.
Vào thời điểm các sự kiện kể trên xảy ra - cách đây cũng đã hơn 35 năm -, Hoa Kỳ còn chưa có đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Nếu ai đó nói với tôi, một phóng viên nước ngoài ở Hà Nội năm 1981, “cậu sẽ thấy, vài thập niên nữa USA sẽ là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam”, khả năng là tôi sẽ phì cười. Điều đó giờ đã là một thực tế...