“LIÊN BANG BẤT DIỆT”
- Thứ bảy - 30/12/2017 06:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Có lẽ ít người còn nhớ, hôm nay, 30-12-2017, là ngày kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Liên bang Xô-viết (CCCP - USSR) 1922-1991 (RIP).
“Liên minh bất diệt” (tiếng Nga “союз нерушимый” là lời mở đầu của bài Quốc ca Liên Xô) của giai cấp công nông do Lenin lập ra có lẽ là một cuộc thử nghiệm về ý thức hệ lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Trải qua rất nhiều biến động, thử thách và đổ nhiều xương máu, đã có lúc gây ảnh hưởng mạnh mẽ và kiểm soát lên gần một nửa thế giới, tạo ra vô số cuộc cách mạng bạo lực trên toàn thế giới, cầm đầu một khối XHCN trong “Chiến tranh lạnh”, Liên bang “bất diệt” này đã kết thúc sự tồn tại của mình vào năm 1991.
Ý thức hệ nhà nước XHCH Liên Xô rất đẹp trên lý thuyết, từng cuốn hút hàng trăm triêu người vào nữa đầu thế kỷ 20, trên thực tế đã lộ rõ rất nhiều điểm yếu, đi ngược lại quy luật phát triển (đặc biệt về phát triển kinh tế). Như người Nga sau nãy đã ví von, “đây là con đường dài nhất đi đến chủ nghĩa tư bản”.
Liên Xô, quốc gia từng được phe XHCN tâng bốc như là “thiên đường XHCN” hoặc bị chỉ trích thâm tệ như là “đế quốc của tội ác” (Ronald Reagan) là một quốc gia của rất nhiều nghịch lý.
Có thể phóng tên lửa đưa người đầu tiên lên vũ trụ, hay chế tạo ra số xe tăng lớn hơn tổng số xe tăng của cả thế giới còn lại, nhưng lại ko thể cung cấp được thực phẩm, áo quần, đồ dùng cơ bản cho dân nước mình.
Có nền giáo dục và y tế chất lượng, hoàn toàn miễn phí, nhưng lại cấm sex, nhạc rock và cấm người dân đi nước ngoài. Ca ngợi đất nước Xô-viết và chê Phương Tây là “tư bản giẫy chết”, nhưng người dân tranh nhau xếp hàng mua hàng hóa, hoặc dấm dúi tìm cách mua nhưng món đồ dân dụng từ Phương Tây với giá cắt cổ như là một biểu tượng của “đẳng cấp”…
Liên Xô đã tan vỡ 26 năm, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn trong một bộ phận dân Nga và một vài nước trên thế giới. Người ta vẫn nhớ về nó như một hoài niệm về quá khứ để cố giữ cái hiện tại.
Nhân dịp này, xin điểm lại một số khoảnh khắc lịch sử của Liên Xô thông qua những bức ảnh tư liệu, như một bằng chứng về giấc mơ thế giới đại đồng (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu) của nhiều người đã tan vỡ trước một sự thật phũ phàng.
Trải qua rất nhiều biến động, thử thách và đổ nhiều xương máu, đã có lúc gây ảnh hưởng mạnh mẽ và kiểm soát lên gần một nửa thế giới, tạo ra vô số cuộc cách mạng bạo lực trên toàn thế giới, cầm đầu một khối XHCN trong “Chiến tranh lạnh”, Liên bang “bất diệt” này đã kết thúc sự tồn tại của mình vào năm 1991.
Ý thức hệ nhà nước XHCH Liên Xô rất đẹp trên lý thuyết, từng cuốn hút hàng trăm triêu người vào nữa đầu thế kỷ 20, trên thực tế đã lộ rõ rất nhiều điểm yếu, đi ngược lại quy luật phát triển (đặc biệt về phát triển kinh tế). Như người Nga sau nãy đã ví von, “đây là con đường dài nhất đi đến chủ nghĩa tư bản”.
Liên Xô, quốc gia từng được phe XHCN tâng bốc như là “thiên đường XHCN” hoặc bị chỉ trích thâm tệ như là “đế quốc của tội ác” (Ronald Reagan) là một quốc gia của rất nhiều nghịch lý.
Có thể phóng tên lửa đưa người đầu tiên lên vũ trụ, hay chế tạo ra số xe tăng lớn hơn tổng số xe tăng của cả thế giới còn lại, nhưng lại ko thể cung cấp được thực phẩm, áo quần, đồ dùng cơ bản cho dân nước mình.
Có nền giáo dục và y tế chất lượng, hoàn toàn miễn phí, nhưng lại cấm sex, nhạc rock và cấm người dân đi nước ngoài. Ca ngợi đất nước Xô-viết và chê Phương Tây là “tư bản giẫy chết”, nhưng người dân tranh nhau xếp hàng mua hàng hóa, hoặc dấm dúi tìm cách mua nhưng món đồ dân dụng từ Phương Tây với giá cắt cổ như là một biểu tượng của “đẳng cấp”…
Liên Xô đã tan vỡ 26 năm, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn trong một bộ phận dân Nga và một vài nước trên thế giới. Người ta vẫn nhớ về nó như một hoài niệm về quá khứ để cố giữ cái hiện tại.
Nhân dịp này, xin điểm lại một số khoảnh khắc lịch sử của Liên Xô thông qua những bức ảnh tư liệu, như một bằng chứng về giấc mơ thế giới đại đồng (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu) của nhiều người đã tan vỡ trước một sự thật phũ phàng.