Hồng quân Liên Xô: “NGƯỜI HÙNG” TRONG PHIM ẢNH, SÁCH VỞ VÀ TỘI ÁC CỦA “BÊN THẮNG CUỘC”
- Thứ tư - 01/09/2021 17:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tám thập niên sau ngày Vương quốc Hungary bước vào Đệ nhị Thế chiến, cuộc chiến để lại những hậu quả hết sức thảm khốc với quốc gia này, nhìn nhận lại những sự kiện thời đó, có thể thấy hiếm đất nước nào lại rơi vào cảnh trớ trêu như Hungary: cùng một lúc, xứ sở Trung Âu này bị quân đội 2 siêu cường chiếm đóng.
Khởi đầu từ ngày 19/3/1944, quân đội Đức quốc xã tiến vào Hungary trên cương vị chính thức là đồng minh, và về thực chất không cần một phát đạn nào, Hungary bị đặt trong vòng kiềm tỏa của Đệ tam Đế chế. Chín tháng sau đó, Hồng quân Liên Xô - trên con đường thừa thắng rượt đuổi phát-xít Đức và “tiện thể” chiếm đóng Hungary, thi hoàn toàn với tư thế kẻ chinh phục với cách hành xử tàn bạo tương ứng.
Ký ức lịch sử ghi nhận mối quan hệ giữa 2 đạo quân chiếm đóng với cư dân Hungary hoàn toàn khác biệt. Các lực lượng vũ trang Đức ít gây tội ác với thường dân Hungary, so với những gì họ đã làm ở Ba Lan hoặc các vùng chiếm đóng ở Liên Xô. Ngược lại, cách hành xử của Hồng quân tại Hungary đã để lại vết thương lòng trải qua nhiều thế hệ người dân nước này, nhất là khi điều đó lại không được phép nói ra.
Khác biệt về văn hóa và ý thức hệ
Cách hành xử khác biệt ấy không chỉ xuất phát từ một thực tế là quân đội Đức và Liên Xô tràn vào Hungary với lý do và hoàn cảnh khác nhau. Hai đạo quân đại diện cho 2 nền văn hóa khác biệt: lính Đức có tập quán và cách xử sự về căn bản là quen thuộc với dân Hung bởi lẽ Đức và Hung đều là những quốc gia Đông Âu, dân Hung nhiều người thạo tiếng Đức và do đó, đôi bên có thể trò chuyện và giao tiếp với nhau.
Ngược lại, người Hung hầu như không mấy ai nói được tiếng Nga và do đó, khi Hồng quân xuất hiện với lực lượng hết sức đông đảo tại Hungary, các tập quán và cách cư xử của họ đã gây bất ngờ, thậm chí sững sờ trước cư dân địa phương, và tất nhiên điều này đến từ cả 2 phía. Kể cả khi nhiều quân nhân Nga hỗ trợ dân Hung trong đống tro tàn đổ nát, thì về tổng thể, Hồng quân đã gây khiếp đảm tại Hungary.
Nhìn lại lịch sử, quân đội và cảnh sát Đức ít có tiếp xúc với cư dân Hung, khi sự “đổ bộ” của họ vào Hungary trên tư cách đồng minh và “đàn anh” không gặp phải sự kháng cự đáng kể của cư dân bản địa, và do đó, bản thân người Đức cũng cố gắng hành xử như những đồng minh. Họ không cần can thiệp vào đời sống chính trị của Hung, vì hệ thống hành chính của Hungary vẫn hoạt động sau khi bị Đức chiếm đóng.
Tựu trung, các lực lượng vũ trang Đức chỉ nhằm sự chú ý của họ vào những đối tượng Hungary mà họ cho là chống phá họ, hoặc có những hành vi đi ngược lại mục tiêu của họ. Những hành động cướp bóc, bạo hành phụ nữ của lính Đức với thường dân Hung là có, nhưng về tổng thể là ở mức thấp. Sử gia Ungváry Krisztián chuyên nghiên cứu về thời kỳ đó cho rằng, cư dân Hung nhận xét quân Đức hành xử văn minh.
“Chỉ tàn ác khi cần” là cảm nhận của thường dân Hungary về lính Đức thời đó, nhưng với Hồng quân thì trải nghiệm của họ là cả một sự kinh hoàng. Quân đội Xô-viết tiến vào Hungary trên tư cách những kẻ chinh phục, và Hung là quốc gia đối đầu với Liên Xô đầu tiên mà Hồng quân đặt chân tới. Lính Nga, với lòng căm thù và mong muốn báo thù cháy bỏng, đã trút hết “bản năng gốc” trong cuộc chiến trên đất thù địch.
Một đạo quân với kỷ luật tệ hại
Các sử liệu của Hungary ghi nhận, với nhiều quân nhân Nga, họ cảm thấy “hào hứng” khi đặt chân vào lãnh thổ Vương quốc Hungary, quốc gia “Phương Tây” đầu tiên mà Hồng quân được tới. Ngay cả khi bị tàn phá nặng nề, Hungary trong mắt lính Liên Xô vẫn là một mảnh đất giàu có mà họ chưa bao giờ được thấy. Có người đã sững sờ khi thấy ở Budapest, ngay cả người đi giặt thuê cũng có phòng ở riêng.
Những hồi tưởng “dễ thương” của lính Hồng quân còn ghi lại, nhiều quân nhân Xô-viết đã lúng túng không biết dùng toilet kiểu Anh (có thể giật nước sau khi sử dụng), hoặc những đồ dùng khi ăn, vì họ chưa hề được thấy trong đời. Nhưng đây mới chỉ là những khác biệt mang tính tiểu tiết: nghiêm trọng hơn là sự khác biệt trong giao tiếp với cư dân bản địa, xuất phát từ vị thế “thượng đẳng” của “bên thắng cuộc”.
Quân đội Anh và Mỹ sau khi “tiếp quản” một thành phố, thường rất nhanh chóng công bố những quy định mới với cư dân một cách chi tiết. Điều này rất chậm trễ ở Hồng quân: tại Budapest, trong nhiều tuần, sự chiếm đóng hết sức hỗn loạn và người dân không thể biết phải làm sao nếu có gì cần xử lý. Đặc biệt, đại diện “quân quản” Xô-viết tại Hungary đã đưa nguyên hình thể chế Stalinist áp dụng với cư dân Hung.
Tàn bạo và ngờ vực ở mức bệnh hoạn là 2 đặc điểm mà giới nghiên cứu Hungary nhận xét về cách hành xử của quân đội Liên Xô tại Hungary. Tính kỷ luật của Hồng quân bị xem là kém hơn nhiều, ví dụ so với quân đội Đức, một lý do là ngay các sĩ quan chỉ huy cũng có xuất thân từ những giai tàng xã hội như lính tráng của họ, do đó họ không có được uy tín cần thiết - như với các quân đội của các nước Phương Tây.
Những hành động phạm pháp của Hồng quân, một phần đến từ chính các chỉ thị, chủ trương ở cấp lãnh đạo cao nhất, phần do các sĩ quan nhắm mắt để mặc binh lính dưới quyền của họ muốn làm gì thì làm. Khi vừa chiếm được Budapest, Hồng quân - được sự hỗ trợ của các chuyên gia tài chính và nghệ thuật của Liên Xô - đã đi lần mò và cướp bóc tất cả tiền bạc, cổ vật... tại các cơ sở tiền tệ ở thủ đô Hungary.
Cướp bóc “thả dàn”, từ cái kim sợi chỉ
Rodion Malinovsky - chỉ huy Phương diện quân Ukraine số 2, một trong 2 vị nguyên soái thống lĩnh Hồng quân trong trận chiến chiếm Budapest - đã cho phép các đạo quân được tự do cướp bóc trong vòng 3 ngày sau khi thủ đô của Hungary thất thủ. Đồng thời, lính Xô-viết được gửi “quà” về nhà, với những bọc “chiến lợi phẩm” 10kg, mà số đông quân nhân Liên Xô đã tận dụng triệt để sau những tháng ngày cực nhọc.
Đây là thời điểm mà những hành vi tội ác của Hồng quân lên đến cực điểm tại Hungary. Bất cứ cư dân nào cũng có thể bị bắt bớ để làm việc “công ích”, vấn đề là những “công tác xã hội” này đối với rất nhiều người đã kéo dài hàng chục năm hoặc hơn thế. Bởi lẽ, quân đội Xô-viết được lệnh phải gửi về Liên Xô 110 ngàn tù binh và để đủ “chỉ tiêu”, 50 ngàn cư dân Budapest đã bị “thế chỗ” ngay trong tháng 2/1945.
Sự cướp bóc và loạn lạc đã dẫn đến những trường hợp “quá tả”, khi một trung sĩ Xô-viết “nổi hứng”, muốn bắt cả những thành viên người Anh và Mỹ của Ủy ban Kiểm tra Đồng minh, cơ quan có toàn quyền giám sát sự đình chiến. Tính mạng của các thành viên nói trên chỉ được cứu vãn khi đích thân đại tướng Chernishov - Tư lệnh Hồng quân tại Budapest - phải đi tìm họ, do ông có hẹn với họ mà chờ mãi không thấy!
Không thiếu những tấm lòng cao cả trong đội ngũ Hồng quân, đã giúp đỡ cư dân Hungary trong cảnh chiến tranh loạn lạc, nhưng con số này không làm át đi được những “tấm gương xấu”. Lính Xô-viết không từ cả giết chóc khi đột nhập vào tư gia cư dân Budapest để cướp của, về cơ bản, thượng cấp của họ chỉ xử lý trong những “ca” quá gây phẫn nộ. Dân Hung, nếu chống cự, bị quy là “vu cáo Hồng quân giải phóng”.
Nhiều khi, những đồ vật mà Hồng quan đặt trọng tâm, có thể rất tầm thường như kính mắt, đồng đồ, đồ kỹ thuật (trong đó có cả loại máy chữ tiếng La Tinh mà dân Nga thật ra cũng không sử dụng được). Nhưng đau lòng nhất có lẽ vẫn là những tội ác với phụ nữ, điều được coi là không tồn tại trong nhiều thập niên thời CS tại Hungary, và đến giờ khi được nêu ra để nghiên cứu, vẫn làm khuấy động dư luận nước này.
Tội ác chính thức không tồn tại
Không có những số liệu chính xác về con số những phụ nữ Hung bị bạo hành tình dục bởi Hồng quân Liên Xô. Sử gia Pető Andrea cho rằng từ 50 ngàn tới 800 ngàn, dựa trên các số liệu của các khoa hoa liễu, các bác sĩ y tế cộng đồng, các ca có thai ngoài ý muốn tăng vọt dẫn tới việc chính quyền phải cho phép nạo phá thai, trong tương quan so sánh với những trường hợp ở Đức và Áo được khảo sát kỹ lưỡng hơn.
Hiện tượng bạo hành tình dục phụ nữ ở mức hàng loạt đặc biệt xảy ra tại những nơi ở Hungary mà Hồng quân phải khó khăn mới chiếm được, trong đó có thủ đô Budapest, nơi mà nhiều phụ nữ bị hãm hiếp nhiều lần, kể cả các thiếu nữ vị thành niên tới phụ nữ ở độ tuổi cao niên. Con số các cuộc bạo hành tình dục của Hồng quân ở Budapest là cao nhất trên toàn quốc, và để lại nhiều hậu quả tinh thần khủng khiếp.
Trong hoàn cảnh khó nhọc ấy, nhiều khu cư dân đã đoàn kết để bảo vệ tài sản và phụ nữ, nhưng không ít trường hợp sự đồng thuận xã hội này đã phải trả giá rất đắt. Tại TP. Győr gần biên giới Áo, các cô gái làm nghề mại dâm đã tình nguyện “phục vụ” binh lính Xô-viết để bảo vệ nhân phẩm cho phụ nữ trong vùng. Về sau, họ đã được cư dân khu vực tri ân bằng cách đảm bảo nhà cửa, công ăn việc làm và sinh kế.
Lịch sử còn ghi lại những trường hợp hết sức bi thảm. Tại một khu nhà ở Budapest, một sĩ quan Hồng quân nói bằng tiếng Pháp với cư dân đang trú ẩn dưới tầng hầm, rằng phải “cống nạp” cho họ 5 phụ nữ trong vòng 1 giờ, nếu không cả khu nhà sẽ thành tro bụi. Một cuộc tranh luận nặng nề đã xảy ra, và rốt cục những phụ nữ không chồng hoặc không ai nương tựa đã phải ra “làm mồi” cho đám binh lính Liên Xô.
Điều buồn nhất là giống hệt như trong câu chuyện của văn hào Pháp Guy de Maupassant, mấy ngày sau, khi trở về trong trạng thái dở sống dở chết, những phụ nữ ấy không được tiếp đón như là những người đã quên mình cứu vãn danh dự của phụ nữ trong khu nhà, mà lại bị nhạo báng, sỉ nhục vì bị coi là “vô đạo đức”. Những tấn thảm kịch như thế, rất ít khi được đưa vào “chính sử” để đời sau có thể chiêm nghiệm!
Ký ức lịch sử ghi nhận mối quan hệ giữa 2 đạo quân chiếm đóng với cư dân Hungary hoàn toàn khác biệt. Các lực lượng vũ trang Đức ít gây tội ác với thường dân Hungary, so với những gì họ đã làm ở Ba Lan hoặc các vùng chiếm đóng ở Liên Xô. Ngược lại, cách hành xử của Hồng quân tại Hungary đã để lại vết thương lòng trải qua nhiều thế hệ người dân nước này, nhất là khi điều đó lại không được phép nói ra.
Khác biệt về văn hóa và ý thức hệ
Cách hành xử khác biệt ấy không chỉ xuất phát từ một thực tế là quân đội Đức và Liên Xô tràn vào Hungary với lý do và hoàn cảnh khác nhau. Hai đạo quân đại diện cho 2 nền văn hóa khác biệt: lính Đức có tập quán và cách xử sự về căn bản là quen thuộc với dân Hung bởi lẽ Đức và Hung đều là những quốc gia Đông Âu, dân Hung nhiều người thạo tiếng Đức và do đó, đôi bên có thể trò chuyện và giao tiếp với nhau.
Ngược lại, người Hung hầu như không mấy ai nói được tiếng Nga và do đó, khi Hồng quân xuất hiện với lực lượng hết sức đông đảo tại Hungary, các tập quán và cách cư xử của họ đã gây bất ngờ, thậm chí sững sờ trước cư dân địa phương, và tất nhiên điều này đến từ cả 2 phía. Kể cả khi nhiều quân nhân Nga hỗ trợ dân Hung trong đống tro tàn đổ nát, thì về tổng thể, Hồng quân đã gây khiếp đảm tại Hungary.
Nhìn lại lịch sử, quân đội và cảnh sát Đức ít có tiếp xúc với cư dân Hung, khi sự “đổ bộ” của họ vào Hungary trên tư cách đồng minh và “đàn anh” không gặp phải sự kháng cự đáng kể của cư dân bản địa, và do đó, bản thân người Đức cũng cố gắng hành xử như những đồng minh. Họ không cần can thiệp vào đời sống chính trị của Hung, vì hệ thống hành chính của Hungary vẫn hoạt động sau khi bị Đức chiếm đóng.
Tựu trung, các lực lượng vũ trang Đức chỉ nhằm sự chú ý của họ vào những đối tượng Hungary mà họ cho là chống phá họ, hoặc có những hành vi đi ngược lại mục tiêu của họ. Những hành động cướp bóc, bạo hành phụ nữ của lính Đức với thường dân Hung là có, nhưng về tổng thể là ở mức thấp. Sử gia Ungváry Krisztián chuyên nghiên cứu về thời kỳ đó cho rằng, cư dân Hung nhận xét quân Đức hành xử văn minh.
“Chỉ tàn ác khi cần” là cảm nhận của thường dân Hungary về lính Đức thời đó, nhưng với Hồng quân thì trải nghiệm của họ là cả một sự kinh hoàng. Quân đội Xô-viết tiến vào Hungary trên tư cách những kẻ chinh phục, và Hung là quốc gia đối đầu với Liên Xô đầu tiên mà Hồng quân đặt chân tới. Lính Nga, với lòng căm thù và mong muốn báo thù cháy bỏng, đã trút hết “bản năng gốc” trong cuộc chiến trên đất thù địch.
Một đạo quân với kỷ luật tệ hại
Các sử liệu của Hungary ghi nhận, với nhiều quân nhân Nga, họ cảm thấy “hào hứng” khi đặt chân vào lãnh thổ Vương quốc Hungary, quốc gia “Phương Tây” đầu tiên mà Hồng quân được tới. Ngay cả khi bị tàn phá nặng nề, Hungary trong mắt lính Liên Xô vẫn là một mảnh đất giàu có mà họ chưa bao giờ được thấy. Có người đã sững sờ khi thấy ở Budapest, ngay cả người đi giặt thuê cũng có phòng ở riêng.
Những hồi tưởng “dễ thương” của lính Hồng quân còn ghi lại, nhiều quân nhân Xô-viết đã lúng túng không biết dùng toilet kiểu Anh (có thể giật nước sau khi sử dụng), hoặc những đồ dùng khi ăn, vì họ chưa hề được thấy trong đời. Nhưng đây mới chỉ là những khác biệt mang tính tiểu tiết: nghiêm trọng hơn là sự khác biệt trong giao tiếp với cư dân bản địa, xuất phát từ vị thế “thượng đẳng” của “bên thắng cuộc”.
Quân đội Anh và Mỹ sau khi “tiếp quản” một thành phố, thường rất nhanh chóng công bố những quy định mới với cư dân một cách chi tiết. Điều này rất chậm trễ ở Hồng quân: tại Budapest, trong nhiều tuần, sự chiếm đóng hết sức hỗn loạn và người dân không thể biết phải làm sao nếu có gì cần xử lý. Đặc biệt, đại diện “quân quản” Xô-viết tại Hungary đã đưa nguyên hình thể chế Stalinist áp dụng với cư dân Hung.
Tàn bạo và ngờ vực ở mức bệnh hoạn là 2 đặc điểm mà giới nghiên cứu Hungary nhận xét về cách hành xử của quân đội Liên Xô tại Hungary. Tính kỷ luật của Hồng quân bị xem là kém hơn nhiều, ví dụ so với quân đội Đức, một lý do là ngay các sĩ quan chỉ huy cũng có xuất thân từ những giai tàng xã hội như lính tráng của họ, do đó họ không có được uy tín cần thiết - như với các quân đội của các nước Phương Tây.
Những hành động phạm pháp của Hồng quân, một phần đến từ chính các chỉ thị, chủ trương ở cấp lãnh đạo cao nhất, phần do các sĩ quan nhắm mắt để mặc binh lính dưới quyền của họ muốn làm gì thì làm. Khi vừa chiếm được Budapest, Hồng quân - được sự hỗ trợ của các chuyên gia tài chính và nghệ thuật của Liên Xô - đã đi lần mò và cướp bóc tất cả tiền bạc, cổ vật... tại các cơ sở tiền tệ ở thủ đô Hungary.
Cướp bóc “thả dàn”, từ cái kim sợi chỉ
Rodion Malinovsky - chỉ huy Phương diện quân Ukraine số 2, một trong 2 vị nguyên soái thống lĩnh Hồng quân trong trận chiến chiếm Budapest - đã cho phép các đạo quân được tự do cướp bóc trong vòng 3 ngày sau khi thủ đô của Hungary thất thủ. Đồng thời, lính Xô-viết được gửi “quà” về nhà, với những bọc “chiến lợi phẩm” 10kg, mà số đông quân nhân Liên Xô đã tận dụng triệt để sau những tháng ngày cực nhọc.
Đây là thời điểm mà những hành vi tội ác của Hồng quân lên đến cực điểm tại Hungary. Bất cứ cư dân nào cũng có thể bị bắt bớ để làm việc “công ích”, vấn đề là những “công tác xã hội” này đối với rất nhiều người đã kéo dài hàng chục năm hoặc hơn thế. Bởi lẽ, quân đội Xô-viết được lệnh phải gửi về Liên Xô 110 ngàn tù binh và để đủ “chỉ tiêu”, 50 ngàn cư dân Budapest đã bị “thế chỗ” ngay trong tháng 2/1945.
Sự cướp bóc và loạn lạc đã dẫn đến những trường hợp “quá tả”, khi một trung sĩ Xô-viết “nổi hứng”, muốn bắt cả những thành viên người Anh và Mỹ của Ủy ban Kiểm tra Đồng minh, cơ quan có toàn quyền giám sát sự đình chiến. Tính mạng của các thành viên nói trên chỉ được cứu vãn khi đích thân đại tướng Chernishov - Tư lệnh Hồng quân tại Budapest - phải đi tìm họ, do ông có hẹn với họ mà chờ mãi không thấy!
Không thiếu những tấm lòng cao cả trong đội ngũ Hồng quân, đã giúp đỡ cư dân Hungary trong cảnh chiến tranh loạn lạc, nhưng con số này không làm át đi được những “tấm gương xấu”. Lính Xô-viết không từ cả giết chóc khi đột nhập vào tư gia cư dân Budapest để cướp của, về cơ bản, thượng cấp của họ chỉ xử lý trong những “ca” quá gây phẫn nộ. Dân Hung, nếu chống cự, bị quy là “vu cáo Hồng quân giải phóng”.
Nhiều khi, những đồ vật mà Hồng quan đặt trọng tâm, có thể rất tầm thường như kính mắt, đồng đồ, đồ kỹ thuật (trong đó có cả loại máy chữ tiếng La Tinh mà dân Nga thật ra cũng không sử dụng được). Nhưng đau lòng nhất có lẽ vẫn là những tội ác với phụ nữ, điều được coi là không tồn tại trong nhiều thập niên thời CS tại Hungary, và đến giờ khi được nêu ra để nghiên cứu, vẫn làm khuấy động dư luận nước này.
Tội ác chính thức không tồn tại
Không có những số liệu chính xác về con số những phụ nữ Hung bị bạo hành tình dục bởi Hồng quân Liên Xô. Sử gia Pető Andrea cho rằng từ 50 ngàn tới 800 ngàn, dựa trên các số liệu của các khoa hoa liễu, các bác sĩ y tế cộng đồng, các ca có thai ngoài ý muốn tăng vọt dẫn tới việc chính quyền phải cho phép nạo phá thai, trong tương quan so sánh với những trường hợp ở Đức và Áo được khảo sát kỹ lưỡng hơn.
Hiện tượng bạo hành tình dục phụ nữ ở mức hàng loạt đặc biệt xảy ra tại những nơi ở Hungary mà Hồng quân phải khó khăn mới chiếm được, trong đó có thủ đô Budapest, nơi mà nhiều phụ nữ bị hãm hiếp nhiều lần, kể cả các thiếu nữ vị thành niên tới phụ nữ ở độ tuổi cao niên. Con số các cuộc bạo hành tình dục của Hồng quân ở Budapest là cao nhất trên toàn quốc, và để lại nhiều hậu quả tinh thần khủng khiếp.
Trong hoàn cảnh khó nhọc ấy, nhiều khu cư dân đã đoàn kết để bảo vệ tài sản và phụ nữ, nhưng không ít trường hợp sự đồng thuận xã hội này đã phải trả giá rất đắt. Tại TP. Győr gần biên giới Áo, các cô gái làm nghề mại dâm đã tình nguyện “phục vụ” binh lính Xô-viết để bảo vệ nhân phẩm cho phụ nữ trong vùng. Về sau, họ đã được cư dân khu vực tri ân bằng cách đảm bảo nhà cửa, công ăn việc làm và sinh kế.
Lịch sử còn ghi lại những trường hợp hết sức bi thảm. Tại một khu nhà ở Budapest, một sĩ quan Hồng quân nói bằng tiếng Pháp với cư dân đang trú ẩn dưới tầng hầm, rằng phải “cống nạp” cho họ 5 phụ nữ trong vòng 1 giờ, nếu không cả khu nhà sẽ thành tro bụi. Một cuộc tranh luận nặng nề đã xảy ra, và rốt cục những phụ nữ không chồng hoặc không ai nương tựa đã phải ra “làm mồi” cho đám binh lính Liên Xô.
Điều buồn nhất là giống hệt như trong câu chuyện của văn hào Pháp Guy de Maupassant, mấy ngày sau, khi trở về trong trạng thái dở sống dở chết, những phụ nữ ấy không được tiếp đón như là những người đã quên mình cứu vãn danh dự của phụ nữ trong khu nhà, mà lại bị nhạo báng, sỉ nhục vì bị coi là “vô đạo đức”. Những tấn thảm kịch như thế, rất ít khi được đưa vào “chính sử” để đời sau có thể chiêm nghiệm!
*
Do không được nhắc tới trong nhiều thế kỷ, vì lý do chính trị và vì cả những nguyên nhân rất riêng tư như sự hổ thẹn, e dè và cảm giác nhục nhã, tội ác bạo hành tình dục do Hồng quân Liên Xô gây ra ở mức độ hàng loạt tại Hungary là “nỗi buồn chiến tranh” lớn với phụ nữ, và với Hungary nói riêng. Chỉ những năm gần đây, đề tài này mới được chính thức nghiên cứu, đưa lên phim ảnh, như là một “Sự ô nhục bị che đậy”.
Nữ đạo diễn trẻ Skrabski Fruzsina trong bộ phim tư liệu về chủ đề những tội ác của quân đội Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến - đặc biệt là những tội ác đối tình dục với phụ nữ - được xem là đã đả động đến một tấn thảm kịch xưa nay chưa được chính thức khảo sát một cách có hệ thống tại Hungary. Và đây cũng là vấn đề tại nhiều quốc gia mà Hồng quân đã đi qua, hiện diện và chiếm đóng, như tại Đức, Ba Lan, v.v...
Phim cho hay, trong số một triệu quân nhân Liên Xô có mặt tại chiến trường Hungary, cứ 10 người lại có một người đã cưỡng bức phụ nữ, và sự cưỡng bức diễn ra nhiều lần! Không chỉ ở Hungary, mà những tư liệu tương tự - ví dụ như ở Đức - khi được công bố, đã làm dấy nên làn sóng tranh cãi, rằng phải chăng đây là nỗ lực “xét lại” vai trò lịch sử của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát-xít thời Thế chiến?
Nói về công trạng và tội lỗi của một đạo quân chiến thắng trong những thời khắc chiến tranh ác liệt, có lúc cuộc sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc, không bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, lịch sử sẽ chỉ được xử lý sòng phẳng và triệt để, nếu hậu thế được biết tới những “khoảng tối” như thế. Để biết rằng, sau hình ảnh những “người hùng” trên phim ảnh, trong sách vở, cũng có thể là cả các tội ác...
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.