HỒ SƠ CỦA NCTG VỀ BỨC TƯỜNG BERLIN
- Thứ sáu - 10/11/2017 05:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tường Berlin: Quá khứ và hiện tại” là cái tên NCTG tạm đặt cho một “hồ sơ” của mình, bao gồm những bài viết có liên quan đến bức tường Berlin và một số vấn đề của nước Đức. Đây là một phần của những bài viết đã đăng trên NCTG, mà nội dung xoay quanh “Die Mauer”, một biểu tượng của sự chia cắt và hàn gắn của Châu Âu thống nhất.
Thế hệ chúng tôi, lứa DHS có dịp trải qua những năm tháng có ý thức của cuộc đời vào mốc thời gian 1989-1990 tại Đông Âu, có lẽ vẫn không quên nhiều cảnh tượng trong concert “Bức tường” (The Wall) của “Pink Floyd”, được thủ lĩnh Roger Waters cùng các ngôi sao nhạc rock trình diễn tại Berlin trước sự chứng kiến của nhiều triệu khán thính giả trên toàn thế giới.
Lúc đó, toàn Châu Âu nô nức trước cảnh nước Đức thống nhất. Chúng tôi còn nhớ TV quay cảnh nhiều người Đức đã òa khóc khi nghe những lời ca cuối cùng trong album, khi cả bức tường đồ sộ trên sân khấu bị phá vỡ - ai nấy đều liên tưởng đến sự sụp đổ của bức tường Berlin, cho dù nguyên ủy ý nghĩa của “The Wall” trong album không có sự liên quan trực tiếp đến “Die Mauer”.
Đối với cá nhân chúng tôi, đó là một ấn tượng sâu sắc. Cũng như trước đó ít tháng, chúng tôi từng được thấy đoàn người tỵ nạn Đông Đức - trên đường tới biên giới Hung - Áo đã được mở - không ít người đã bỏ lại hết sau lưng cả xe cộ, đồ đạc, nhiều người còn tụt giày và cứ thế chân đất đi về hướng mà với sự lựa chọn của họ, là chốn tự do, dân chủ và nhân phẩm...
Trong năm 1989 đáng nhớ ấy, Hungary dù là nước không có biên giới với Đức, nhưng với một số quyết định mà sau này, được giới bình luận quốc tế cho là “quyết định lựa chọn Châu Âu”, đã góp phần không nhỏ vào sự thống nhất nước Đức. Người Hung đã dỡ viên gạch đầu tiên trong bức tường Berlin như chính giới Đức tri ân vào thời đó, và cả bây giờ...
Vì thế, trong hồ sơ này, ngoài những bài viết, bản tin liên quan trực tiếp tới bức tường Berlin từ khi nó được dựng lên để rồi bị phá đổ, NCTG còn để một vị trí trang trọng cho sự “liên đới” của Hungary. Bởi lẽ, “đất dưới Cổng Brandenburg là đất của Hungary!”, như phát biểu của Thủ tướng Helmut Kohl trong buổi lễ trọng thể vào ngày thống nhất nước Đức 3-10-1990.
Hy vọng một số tư liệu nhỏ sau đây ít nhiều sẽ giúp ích cho bạn đọc quan tâm tới chủ đề này, và muốn tìm hiểu một cách có hệ thống về sự thống nhất của nước Đức trong lòng Châu Âu!
Xin xem tại đây.
Lúc đó, toàn Châu Âu nô nức trước cảnh nước Đức thống nhất. Chúng tôi còn nhớ TV quay cảnh nhiều người Đức đã òa khóc khi nghe những lời ca cuối cùng trong album, khi cả bức tường đồ sộ trên sân khấu bị phá vỡ - ai nấy đều liên tưởng đến sự sụp đổ của bức tường Berlin, cho dù nguyên ủy ý nghĩa của “The Wall” trong album không có sự liên quan trực tiếp đến “Die Mauer”.
Đối với cá nhân chúng tôi, đó là một ấn tượng sâu sắc. Cũng như trước đó ít tháng, chúng tôi từng được thấy đoàn người tỵ nạn Đông Đức - trên đường tới biên giới Hung - Áo đã được mở - không ít người đã bỏ lại hết sau lưng cả xe cộ, đồ đạc, nhiều người còn tụt giày và cứ thế chân đất đi về hướng mà với sự lựa chọn của họ, là chốn tự do, dân chủ và nhân phẩm...
Trong năm 1989 đáng nhớ ấy, Hungary dù là nước không có biên giới với Đức, nhưng với một số quyết định mà sau này, được giới bình luận quốc tế cho là “quyết định lựa chọn Châu Âu”, đã góp phần không nhỏ vào sự thống nhất nước Đức. Người Hung đã dỡ viên gạch đầu tiên trong bức tường Berlin như chính giới Đức tri ân vào thời đó, và cả bây giờ...
Vì thế, trong hồ sơ này, ngoài những bài viết, bản tin liên quan trực tiếp tới bức tường Berlin từ khi nó được dựng lên để rồi bị phá đổ, NCTG còn để một vị trí trang trọng cho sự “liên đới” của Hungary. Bởi lẽ, “đất dưới Cổng Brandenburg là đất của Hungary!”, như phát biểu của Thủ tướng Helmut Kohl trong buổi lễ trọng thể vào ngày thống nhất nước Đức 3-10-1990.
Hy vọng một số tư liệu nhỏ sau đây ít nhiều sẽ giúp ích cho bạn đọc quan tâm tới chủ đề này, và muốn tìm hiểu một cách có hệ thống về sự thống nhất của nước Đức trong lòng Châu Âu!
Xin xem tại đây.