Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “CHIẾN THẮNG CỦA CON NGƯỜI TRƯỚC KỸ THUẬT”
- Thứ sáu - 11/10/2013 14:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Sự khác biệt về quân dụng - nhược điểm lớn của chúng tôi - đã được cân bằng bởi sự ủng hộ toàn diện của nhân dân và kinh nghiệm quân sự của chúng tôi. Như thế, chiến thắng của chúng tôi cũng là chiến thắng của con người trước kỹ thuật”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)
Khẳng định trên về trận Điện Biên Phủ được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ với ký giả Hungary Salgó László, một nhà báo đã nhiều lần sang Việt Nam trong thời chiến và sau đó, đã có điều kiện theo dõi cuộc chiến Việt Nam cùng các đồng nghiệp Phương Tây tại Paris và Hà Nội.
Năm 1958, Salgó László cũng là một trong những ký giả nước ngoài đầu tiên có dịp đến Ðiện Biên Phủ để tìm hiểu tại thực địa cuộc chiến ác liệt trước đó gần 4 năm, và đã có dịp gặp gỡ người kiến tạo chiến thắng lẫy lừng đó. Một số hồi ức đã được Salgó László ghi lại trong cuốn sách “Trận chiến Ðiện Biên Phủ” (A Dien Bien Phu-i csata, Budapest 1983).
Chỉ trong một trích đoạn rất ngắn trong sách, tác giả đã phác thảo hình ảnh một nhà cầm quân khiêm nhường và ý thức sự ủng hộ của nhân dân có tầm quan trọng như thế nào trong chiến thắng đã mang lại vinh quang và tên tuổi cho ông.
Vị tướng trong đời thường
Một ký giả - đặc biệt là nếu bên cạnh cây bút, anh ta còn có thể ghi nhận bằng máy ghi âm hồi tưởng của một nhân vật lịch sử kiệt xuất của thời đại chúng ta - sẽ hoàn toàn cảm nhận được cái lý trong những lời của Albert Camus: “Nhà báo là người viết sử của những khoảnh khắc...”.
Tôi đã được nghe tướng Giáp - vị thống soái chiến thắng tại Điện Biên Phủ - như thế!
- Tại Điện Biên Phủ chúng tôi đã không mất một chiến xa, một máy bay nào! Vừa là chuyện bông đùa, nhưng đây cũng là sự thật. Vì chúng tôi làm gì có chiến xa hay máy bay đâu. Tuy nhiên, sự khác biệt về quân dụng - nhược điểm lớn của chúng tôi - đã được cân bằng bởi sự ủng hộ toàn diện của nhân dân và kinh nghiệm quân sự của chúng tôi. Như thế, chiến thắng của chúng tôi cũng là chiến thắng của con người trước kỹ thuật.
Có điều, chúng tôi cũng phải lưu ý các bạn tới một thực tế quan trọng: trong khi trận chiến kéo dài nhiều tháng ở Điện Biên Phủ, toàn thể dân tộc chúng tôi đã tiến hành một cuộc chiến tại mọi miền đất nước dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh. Không còn chỉ trong rừng, trên núi, mà cả ở những thành phố, và cả ở đây, Hà Nội...
Vài năm sau trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã bắt đầu hồi tưởng của mình bằng những lời như thế, cũng là để trả lời các câu hỏi của báo giới. Cựu giáo viên sử, một trong những gương mặt xuất chúng của lịch sử đương đại, đã không phóng đại ý nghĩa của trận chiến, cũng như vai trò riêng của ông. Trên cương vị một vị thống soát, ông thú nhận: một trận chiến, cho dù mang ý nghĩa quyết định đến thế nào đi nữa, bản thân nói không đủ để chấm dứt một cuộc chiến. Nó chỉ có thể làm nên bước ngoặt quyết định để rốt cục dẫn tới trận chiến cuối cùng...
Năm 1958, Salgó László cũng là một trong những ký giả nước ngoài đầu tiên có dịp đến Ðiện Biên Phủ để tìm hiểu tại thực địa cuộc chiến ác liệt trước đó gần 4 năm, và đã có dịp gặp gỡ người kiến tạo chiến thắng lẫy lừng đó. Một số hồi ức đã được Salgó László ghi lại trong cuốn sách “Trận chiến Ðiện Biên Phủ” (A Dien Bien Phu-i csata, Budapest 1983).
Chỉ trong một trích đoạn rất ngắn trong sách, tác giả đã phác thảo hình ảnh một nhà cầm quân khiêm nhường và ý thức sự ủng hộ của nhân dân có tầm quan trọng như thế nào trong chiến thắng đã mang lại vinh quang và tên tuổi cho ông.
Vị tướng trong đời thường
Một ký giả - đặc biệt là nếu bên cạnh cây bút, anh ta còn có thể ghi nhận bằng máy ghi âm hồi tưởng của một nhân vật lịch sử kiệt xuất của thời đại chúng ta - sẽ hoàn toàn cảm nhận được cái lý trong những lời của Albert Camus: “Nhà báo là người viết sử của những khoảnh khắc...”.
Tôi đã được nghe tướng Giáp - vị thống soái chiến thắng tại Điện Biên Phủ - như thế!
- Tại Điện Biên Phủ chúng tôi đã không mất một chiến xa, một máy bay nào! Vừa là chuyện bông đùa, nhưng đây cũng là sự thật. Vì chúng tôi làm gì có chiến xa hay máy bay đâu. Tuy nhiên, sự khác biệt về quân dụng - nhược điểm lớn của chúng tôi - đã được cân bằng bởi sự ủng hộ toàn diện của nhân dân và kinh nghiệm quân sự của chúng tôi. Như thế, chiến thắng của chúng tôi cũng là chiến thắng của con người trước kỹ thuật.
Có điều, chúng tôi cũng phải lưu ý các bạn tới một thực tế quan trọng: trong khi trận chiến kéo dài nhiều tháng ở Điện Biên Phủ, toàn thể dân tộc chúng tôi đã tiến hành một cuộc chiến tại mọi miền đất nước dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh. Không còn chỉ trong rừng, trên núi, mà cả ở những thành phố, và cả ở đây, Hà Nội...
Vài năm sau trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã bắt đầu hồi tưởng của mình bằng những lời như thế, cũng là để trả lời các câu hỏi của báo giới. Cựu giáo viên sử, một trong những gương mặt xuất chúng của lịch sử đương đại, đã không phóng đại ý nghĩa của trận chiến, cũng như vai trò riêng của ông. Trên cương vị một vị thống soát, ông thú nhận: một trận chiến, cho dù mang ý nghĩa quyết định đến thế nào đi nữa, bản thân nói không đủ để chấm dứt một cuộc chiến. Nó chỉ có thể làm nên bước ngoặt quyết định để rốt cục dẫn tới trận chiến cuối cùng...