Albert Camus: MÁU CỦA NGƯỜI HUNG
- Chủ nhật - 23/10/2011 14:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tồn tại một Châu Âu chân chính, một Châu Âu đối đầu với sự độc tài nhân danh công lý và tự do. Ngày nay, hàng vạn chiến sĩ Hungary chiến đấu vì tự do đã hy sinh cho một Châu Âu như thế” (Albert Camus).
Nhà văn Albert Camus
Văn hào Pháp Albert Camus, giải Nobel Văn chương 1957, là một trong số những trí thức nổi tiếng ở Phương Tây, ngay từ phút đầu, đã đứng về phía nhân dân Hungary trong cuộc cách mạng và đấu tranh cho độc lập dân tộc của xứ sở này trong mùa thu lịch sử 1956.
“Máu của người Hung”, lá thư ngỏ của ông gửi thế giới nhân kỷ niệm 1 năm cuộc cách mạng 1956, đã trở thành một trong những tư liệu động lòng nhất, sâu xa nhất và có sức chấn động lớn nhất về khát khao tự do và dân chủ của dân tộc Hungary trong những ngày tháng ấy. (*)
Nhân 55 năm biến cố 1956, xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của Albert Camus, một trí thức sáng suốt và lương thiện, cả sự nghiệp sáng tác đều hướng về chủ đề thân phận con người và sẵn sàng dấn thân cho tự do, nhân bản và giải phóng con người.
Xin cám ơn bạn đọc Hà Dương Tường đã so lại với nguyên bản tiếng Pháp và hiệu đính giùm bản dịch từ tiếng Hung. NCTG xin đăng tải các bản tiếng Pháp, Anh và Hungary để độc giả tham khảo thêm về một áng văn chính luận xuất sắc của thế kỷ XX.
(*) Gần đây, còn có giả thuyết cho rằng chính KGB đã gây nên vụ tai nạn xe hơi khiến Albert Camus tử vong vào đầu năm 1960, vì quan điểm đứng về phía cách mạng 1956 và phê phán chính quyền Liên Xô.
*
MÁU CỦA NGƯỜI HUNG
MÁU CỦA NGƯỜI HUNG
Tôi không thuộc vào hàng những người muốn dân tộc Hung lại cầm vũ khí một lần nữa, trong một cuộc khởi nghĩa chắc chắn sẽ bị đập tan, ngay trước mắt một thế giới không hề tiết kiệm những tràng pháo tay cũng như những giọt nước mắt đạo hạnh nhưng ngay sau đó thì trở về cuộc sống bình thản của mình, như các cổ động viên túc cầu tối chủ nhật, sau một trận giành Cúp.
Máu đã chảy quá nhiều trong sân bãi và chúng ta chỉ có thể hào phóng với máu của chính mình. Máu của người Hung quá ư quý báu đối với Châu Âu và đối với tự do, khiến chúng ta phải tiết kiệm nó từng giọt.
Nhưng tôi cũng không thuộc hạng người nghĩ rằng có thể thích nghi, dù là miễn cưỡng, dù chỉ là nhất thời, với một chế độ khủng bố tự gọi mình là “xã hội chủ nghĩa” nhưng không hề chính đáng hơn những đao phủ của tòa án dị giáo từng coi mình là người theo đạo Chúa.
Và, trong dịp kỷ niệm hôm nay của nền tự do, tự trái tim mình, tôi cầu mong sự phản kháng âm thầm của nhân dân Hung hãy tiếp tục, hãy lớn mạnh và, được dội vang cùng với mọi tiếng nói mà chúng ta có thể góp vào, khiến cho công luận thế giới đồng thanh tẩy chay những kẻ áp bức.
Và, nếu thứ công luận này quá yếu ớt và vị kỷ, không đủ để mang công lý đến cho một dân tộc tử đạo, nếu tiếng nói của chúng ta quá mảnh mai, tôi vẫn cầu mong sự phản kháng của người Hung tồn tại cho tới khi Nhà nước phản cách mạng phải sụp đổ ở khắp Đông Âu, dưới sức nặng của những mâu thuẫn và những dối trá của nó.
Nước Hung bị chà đạp, bị xiềng xích, đã nỗ lực cho tự do và công lý hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới trong vòng hai mươi năm qua. Nhưng, để cái xã hội Phương Tây mũ ni che tai này hiểu được bài học lịch sử ấy, máu của người Hung đã phải đổ quá nhiều – chúng ta không thể nguôi ngoai vì mất mát đó -, dòng máu đó giờ đã khô lại rồi trong ký ức.
Trong sự cô đơn của Châu Âu hôm nay, chúng ta chỉ có thể trung thành với nước Hung, nếu như, không bao giờ và không ở nơi đâu, chúng ta phản bội những gì mà những chiến sĩ Hungary đã hy sinh đời mình, và không bao giờ, không ở nơi đâu, cho dù chỉ là gián tiếp, chúng ta hùa theo những kẻ sát nhân.
Thật khó để xứng đáng với từng ấy sự hi sinh. Nhưng chúng ta phải cố gắng, trong một Châu Âu rốt cục cũng đã thống nhất, bằng cách quên đi những tranh cãi giữa chúng ta, bằng cách công nhận những sai lầm của chính chúng ta, bằng cách gia tăng những sáng tạo và sự đoàn kết giữa chúng ta.
Chúng ta tin tưởng rằng vẫn tiến bước trên thế giới, song song với sức mạnh của cưỡng bức và tử thần đã khiến lịch sử của chúng ta bị hoen mờ, một sức mạnh của cuộc sống và sự thuyết phục, một phong trào giải phóng rộng lớn mang tên là văn hóa, vốn là sản phẩm của sáng tạo tự do và lao động tự do.
Thợ thuyền và trí thức Hung - những người mà chúng ta, đến giờ, vẫn bất lực sầu khổ khi đứng bên họ - biết rõ tất cả những điều này và đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của mọi sự việc. Vì vậy, nếu chúng ta chia sẻ cơn hoạn nạn của họ, thì niềm hy vọng của họ cũng chính là của chúng ta. Dù rơi vào cảnh khốn cùng, dù bị xích xiềng và xua đuổi, họ đã để lại cho chúng ta một di sản huy hoàng mà chúng ta phải phấn đấu để xứng đáng với nó: đó là sự tự do mà họ không những đã chọn lựa, mà còn trả lại cho chúng ta vỏn vẹn trong vòng một ngày!
Albert Camus, Paris, tháng 10-1957
“Ðây là ngày của lòng quả cảm, của lương tâm và của chiến thắng. (...) Nước Hung không đòi độc lập và tự do trên cơ sở tình cảm hay chính trị. Sự đòi hỏi này có cội rễ sâu xa trong lịch sử, văn hóa và những đạo luật của xứ sở ấy...” (phát biểu của John F. Kennedy về ngày 23-10, nhân kỷ niệm 4 năm cuộc cách mạng 1956)
*
LE SANG DES HONGROIS
LE SANG DES HONGROIS
Je ne suis pas de ceux qui souhaitent que le peuple hongrois prenne, à nouveau les armes dans une insurrection vouée à l'écrasement, sous les yeux d'une société internationale qui ne lui ménagera ni applaudissements, ni larmes vertueuses, mais qui retournera ensuite à ses pantoufles comme font les sportifs de gradins, le dimanche soir, après un match de coupe.
Il y a déjà trop de morts dans le stade et nous ne pouvons être généreux que de notre propre sang. Le sang hongrois s'est relevé trop précieux à l'Europe et à la liberté pour que nous n'en soyons pas avares jusqu'à la moindre goutte.
Mais je ne suis pas de ceux qui pensent qu'il peut y avoir un accommodement, même résigné, même provisoire, avec un régime de terreur qui a autant de droit à s'appeler socialiste que les bourreaux de l'Inquisition en avaient à s'appeler chrétiens.
Et, dans ce jour anniversaire de la liberté, je souhaite de toutes mes forces que la résistance muette du peuple hongrois se maintienne, se renforce, et répercutée par toutes les voix que nous pourrons lui donner, obtienne de l'opinion internationale unanime le boycott de ses oppresseurs.
Et si cette opinion est trop veule ou égoiste pour rendre justice à un peuple martyr, si nos voix aussi sont trop faibles, je souhaite que la résistance hongroise se maintienne encore jusqu'à ce que l'Etat contre-révolutionnaire s'écroule partout à l'est sous le poids de ses mensonges et de ses contradictions.
La Hongrie vaincue et enchainée a plus fait pour la liberté et la justice qu'aucun peuple depuis vingt ans. Mais, pour que cette leçon atteigne et persuade en Occident ceux qui se bouchaient les oreilles et les yeux, il a fallu et nous ne pourrons nous en consoler, que le peuple hongrois versât à flots un sang qui sèche dejà dans les mémoires.
Dans la solitude où se trouve aujourd'hui l'Europe, nous n'avons qu'un moyen (d'être fidèles à la Hongrie), et qui est de ne jamais trahir, chez nous et ailleurs, ce pour quoi les combattans hongrois sont morts, de ne jamais justifier, chez nous et ailleurs, fût-ce indirectement, ce qui les a tués.
Nous aurons bien du mal à être dignes de tant de sacrifices. Mais nous devons l'essayer, dans une Europe enfin unie, en oubliant nos querelles, en faisant justice de nos propres fautes, en multipliant nos créations et notre solidarité.
Notre foi est qu'il y a en marche dans le monde, parallèlement à la force de contrainte et de mort qui obscurcit l'histoire, une force de persuasion et de vie, un immense mouvement d'émancipation qui s'appelle la culture et qui se fait en même temps par la creation libre et le travail libre.
Ces ouvriers et ces intellectuels hongrois, auprès desquels nous nous tenons aujourd'hui avec tant de chagrin impuissant, ont compris cela et nous l'ont fait mieux comprendre. C'est pourquoi si leur malheur est le nôtre, leur espoir nous appartient aussi. Malgré leur misère, leurs chaines, leur exil, ils nous ont laissé un royal héritage que nous avons à mériter: la liberté, qu'ils n'ont pas seulement choisie, mais qu'en un seul jour ils nous ont rendue!
Albert Camus, octobre, 1957, Paris
***
A MAGYAROK VÉRE
A MAGYAROK VÉRE
Nem tartozom azok közé, akik azt kívánják, hogy a magyar nép újra fegyvert fogjon, bevesse magát egy eltiprásra ítélt felkelésre, a nyugati világ szemeláttára, amely nem takarékoskodnék sem tapssal sem keresztényi könnyel, hanem hazamenne, felvenné házi papucsát, mint a futball szurkolók vasárnapi kupa mérkőzés után.
Túl sok a halott már a stadionban, és az ember csak saját vérével gavalléroskodhat. A magyar vér oly nagy értéke Európának és a szabadságnak, hogy óvnunk kell minden cseppjét.
Azok közé sem tartozom, akik úgy hiszik, alkalmazkodni kell, ha átmenetileg is, bele kell törődni a rémuralomba. Ez a rémuralom szocialistának nevezi magát, nem több jogon, mint ahogy az inkvizíció hóhérai keresztényeknek mondták maguknak.
A szabadság mai évfordulóján szívemből kívánom, hogy a magyar nép néma ellenállása megmaradjon, erősödjön és a mindenünnen támadó kiáltásaink visszhangjával, elérje a nemzetközi közvélemény egyhangú bojkottját az elnyomókkal szemben.
És ha ez a közvélemény nagyon is erőtlen és önző ahhoz, hogy igazságot szolgáltasson egy vértanú népnek, ha a mi hangunk túlságosan gyenge, kívánom, hogy a magyar ellenállás megmaradjon addig a pillanatig, amíg keleten az ellenforradalmi állam mindenütt összeomlik ellentmondásainak és hazugságainak súlya alatt.
A legázolt bilincsbe vert Magyarország többet tett a szabadságért és igazságért, mint bármelyik nép a világon az elmúlt húsz esztendőben. Ahhoz, hogy ezt a történelmi leckét megértse a fülét betömő, szemét eltakaró nyugati társadalom, sok magyar vérnek kellett elhullnia - s ez a vérfolyam most már alvad az emlékezetben.
A magára maradt Európában, csak úgy maradhatunk hívek Magyarországhoz, ha soha és sehol el nem áruljuk, amiért a magyar harcosok életüket adták, és soha, sehol, - még közvetve sem - igazoljuk a gyilkosokat.
Nehéz minékünk méltónak lenni ennyi áldozatra. De meg kell kísérelnünk, feledve vitáinkat, revideálva tévedéseinket, megsokszorozva erőfeszítéseinket, szolidaritásunkat egy végre egyesülő Európában. Hisszük, hogy valami bontakozik a világban, párhuzamosan az ellentmondás és halál erőivel, amelyek elhomályosítják a történelmet, -- bontakozik az élet és meggyőzés ereje, az emberi felemelkedés hatalmas mozgalma, melyet kultúrának nevezzünk, és amely a szabad alkotás és szabad munka terméke.
A magyar munkások és értelmiségiek, akik mellett annyi tehetetlen bánattal állunk ma, tudják mindezt, s ők azok, akik mindennek mélyebb értelmét velünk megértették. Ezért, ha szerencsétlenségükben osztoztunk, -miénk a reményük is. Nyomorúságuk, láncaik és száműzöttségük ellenére királyi örökséget hagytak ránk, melyet ki kell érdemelnünk: a szabadságot, amelyet ők nem nyertek el de egyetlen nap alatt visszaadtak nekünk!
Albert Camus, 1957
(Forrás: 1956 Gloria Victis, 1956-86, Nemzetőr kiadása, Bécs, 1986. )
***
THE BLOOD OF HUNGARIANS
THE BLOOD OF HUNGARIANS
I am not one of those who wish to see the people of Hungary take up arms again in a rising certain to be crushed, under the eyes of the nations of the world, who would spare them neither applause nor pious tears, but who would go back at one to their slippers by the fireside like a football crowd on a Sunday evening after a cup final.
There are already too many dead on the field, and we cannot be generous with any but our own blood. The blood of Hungary has re-emerged too precious to Europe and to freedom for us not to be jealous of it to the last drop.
But I am not one of those who think that there can be a compromise, even one made with resignation, even provisional, with a regime of terror which has as much right to call itself socialist as the executioners of the Inquisition had to call themselves Christians.
And on this anniversary of liberty, I hope with all my heart that the silent resistance of the people of Hungary will endure, will grow stronger, and, reinforced by all the voices which we can raise on their behalf, will induce unanimous international opinion to boycott their oppressors.
And if world opinion is too feeble or egoistical to do justice to a martyred people, and if our voices also are too weak, I hope that Hungary’s resistance will endure until the counter-revolutionary State collapses everywhere in the East under the weight of its lies and contradictions.
Hungary conquered and in chains has done more for freedom and justice than any people for twenty years. But for this lesson to get through and convince those in the West who shut their eyes and ears, it was necessary, and it can be no comfort to us, for the people of Hungary to shed so much blood which is already drying in our memories.
In Europe’s isolation today, we have only one way of being true to Hungary, and that is never to betray, among ourselves and everywhere, what the Hungarian heroes died for, never to condone, among ourselves and everywhere, even indirectly, those who killed them.
It would indeed be difficult for us to be worthy of such sacrifices. But we can try to be so, in uniting Europe at last, in forgetting our quarrels, in correcting our own errors, in increasing our creativeness, and our solidarity. We have faith that there is on the march in the world, parallel with the forces of oppression and death which are darkening our history, a force of conviction and life, an immense movement of emancipation which is culture and which is born of freedom to create and of freedom to work.
Those Hungarian workers and intellectuals, beside whom we stand today with such impotent sorrow, understood this and have made us the better understand it. That is why, if their distress is ours, their hope is ours also. In spite of their misery, their chains, their exile, they have left us a glorious heritage which we must deserve: freedom, which they did not win, but which in one single day they gave back to us.
Albert Camus, “Stirring Letter to the World”, 1957