15-8: NGÀY RA ĐI CỦA VỊ VUA LẬP QUỐC SZENT ISTVÁN
- Chủ nhật - 16/08/2020 04:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Ngày 15-8-1038, tức là cách đây tròn 982 năm, đúng vào ngày Đức Mẹ Mông Triệu (hay còn gọi là ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời), vị vua lập quốc của Hungary, đồng thời cũng là người sáng lập Giáo hội Công giáo Hung - Szent István - đã qua đời sau hơn 40 năm đứng đầu các bộ lạc của dân tộc Hung.
Được phong thánh vào ngày 20-8-1083 cùng các vị Szent Gellért và Szent Imre để trở thành một trong những vị thánh đầu tiên có gốc gác Hungary của Giáo hội Hoàn vũ, Szent István có một vị trí đặc biệt và phi thường bởi lẽ ngoài Giáo hội Công giáo La Mã, ông còn được Giáo hội Chính thống giáo Đông Phương tôn vinh là thánh từ năm 2000.
Chào đời khoảng năm 975 tại Esztergom hoặc Fehérvár với cái tên thế tục Vajk, là con một của Đại vương công Géza (đứng đầu các bộ lạc Hungary trong thời gian 971-997), Szent István đã làm tròn xuất sắc sứ mệnh do người cha để lại: mở cửa cho dân tộc Hung đến với Thiên Chúa giáo Phương Tây và sáng lập nhà nước Hungary Công giáo.
Từ một tập hợp những bộ lạc tương đối “ô hợp” đến từ Châu Á, ngàn đời theo Đa thần giáo, đến thời Đại vương công Géza, khi cặp vợ chồng người thủ lĩnh tối cao đều cải đạo sang Công giáo và hướng về Phương Tây - mà Đế chế Đức - La Mã là hùng mạnh nhất -, thì dân tộc Hung đã được hướng theo tương lai mới của sự hội nhập Châu Âu.
Géza đã cắt cử sứ giả tới gặp Hoàng đế của Đế chế Đức - La Mã để xin các vị tu sĩ, những nhà truyền giáo Phương Tây đến “khai sáng”, dạy dỗ giáo lý cho người dân Hung, vốn bị Phương Tây coi là “ngoại đạo” hay “vô đạo”. Một trong những nhà truyền giáo ấy, Giám mục Praha - Szent Adalbert (Svatý Vojtěch) đã trở thành gia sư của Vajk.
Thời khắc hết sức quan trọng đối với lịch sử lập quốc Hungary, khi theo truyền thuyết, Vajk được Szent Adalbert làm lễ rửa tội, được khắc họa trong họa phẩm hết sức nổi tiếng (năm 1875) của Benczúr Gyula, danh họa Hung về đề tài hội họa lịch sử. Sự kiện này diễn ra khoảng năm 994-996, tức là ít lâu trước khi Đại vương công Géza qua đời.
Chào đời khoảng năm 975 tại Esztergom hoặc Fehérvár với cái tên thế tục Vajk, là con một của Đại vương công Géza (đứng đầu các bộ lạc Hungary trong thời gian 971-997), Szent István đã làm tròn xuất sắc sứ mệnh do người cha để lại: mở cửa cho dân tộc Hung đến với Thiên Chúa giáo Phương Tây và sáng lập nhà nước Hungary Công giáo.
Từ một tập hợp những bộ lạc tương đối “ô hợp” đến từ Châu Á, ngàn đời theo Đa thần giáo, đến thời Đại vương công Géza, khi cặp vợ chồng người thủ lĩnh tối cao đều cải đạo sang Công giáo và hướng về Phương Tây - mà Đế chế Đức - La Mã là hùng mạnh nhất -, thì dân tộc Hung đã được hướng theo tương lai mới của sự hội nhập Châu Âu.
Géza đã cắt cử sứ giả tới gặp Hoàng đế của Đế chế Đức - La Mã để xin các vị tu sĩ, những nhà truyền giáo Phương Tây đến “khai sáng”, dạy dỗ giáo lý cho người dân Hung, vốn bị Phương Tây coi là “ngoại đạo” hay “vô đạo”. Một trong những nhà truyền giáo ấy, Giám mục Praha - Szent Adalbert (Svatý Vojtěch) đã trở thành gia sư của Vajk.
Thời khắc hết sức quan trọng đối với lịch sử lập quốc Hungary, khi theo truyền thuyết, Vajk được Szent Adalbert làm lễ rửa tội, được khắc họa trong họa phẩm hết sức nổi tiếng (năm 1875) của Benczúr Gyula, danh họa Hung về đề tài hội họa lịch sử. Sự kiện này diễn ra khoảng năm 994-996, tức là ít lâu trước khi Đại vương công Géza qua đời.
Đó cũng chính là lúc, vị vua lập quốc trong tương lai của Vương quốc Hungary được mang tên István, vốn là tên vị thánh tử đạo đầu tiên của lịch sử Thiên Chúa giáo (Thánh Stêphanô), người bị đám đông ném đá đến chết vào năm 34-35 và sau đó, được xem như “Vua của các thánh tử đạo”. Cái tên Stêphanô nghĩa là “ngôi vua” trong Hy văn cổ.
Cũng trong khoảng thời gian đó, với sự thu xếp khéo léo của người cha Géza, István thành hôn với Gizella (Gisela), ái nữ của Henry Đệ nhị, Công tước xứ Bavaria (Bayern) khi Gizella mới ở tuổi 11-12. Đây là hôn nhân đầu tiên giữa một gia đình hoàng gia Hungary và Châu Âu, gắn vận mệnh Hungary với Phương Tây về mặt chính trị và cả quân sự.
Điều đó đặt nền tảng cho István, sau cái chết của cha vào năm 997, có thể nhờ sự hỗ trợ rất đáng kể của nhà vợ để chiến thắng Koppány - người có địa vị cao hơn ông trong dòng họ và lẽ ra, theo tập quán Á Đông của người Hung, phải được kế vị Géza trên cương vị thủ lĩnh của dân Hung, và thậm chí, còn có quyền kết hôn với mẹ ông, Sarolt.
Vượt qua trở ngại là người chú Koppány vốn được sự ủng hộ của nhóm người chủ trương “ngoại đạo” trong các bộ lạc Hung, theo đuổi đường lối ngoại giao thân cận với Đế chế Đức - La Mã mà đứng đầu khi đó chính là anh trai của Gizella, István còn có mối quan hệ hữu hảo với Tòa Thánh Vatican và Đức Giáo hoàng Sylvester Đệ nhị.
Nhờ hậu thuẫn như thế, István mới có tư thế một vị quân vương được toàn thể Châu Âu thừa nhận khi đăng quang vào mùa Giáng sinh năm 1000 với chiếc Vương miệng Thiêng liêng (Szent Korona) huyền thoại. Vương quốc Hungary Thiên Chúa giáo đã ra đời như vậy, và tồn tại hơn 9 thế kỷ giữa Châu Âu, ở vùng bồn địa Kárpát (Carpathian).
Tất cả những gì diễn ra sau đó, lịch sử Hungary và Châu Âu đã có những ghi chép tương đối mạch lạc. Ngoài vai trò người cha lập quốc, vị “quốc phụ” của Giáo hội, István còn là người kiến tạo ra hệ thống hành chính, cho đúc tiền có mệnh giá ổn định, du nhập việc cấp văn bằng và làm tất cả để dân tộc Hung đến từ Châu Á xa xôi khởi sắc ở trời Âu.
Bốn thập niên của István trên ngôi vị quân vương Hungary có thể coi là những năm tháng quan trọng nhất của lịch sử nước Hung, và đặt nền móng cho tương lai của dân tộc này. Trước khi qua đời, theo truyền thuyết, István còn kịp dâng hiến đất nước cho sự vinh hiển của Đức Mẹ, và cầu nguyện để được ra đi đúng vào ngày Đức Mẹ Lên Trời 15-8.
Mong muốn ấy của ông đã được toại nguyện: vị vua lớn của nước Hung giã từ cuộc đời trên trần thế đúng vào ngày 15-8-1038, để lại một nền quân chủ vững mạnh, thống nhất trên nền tảng Thiên Chúa giáo. Hằng hà sa số những dân tộc du mục, sống và chết trên mình ngựa đến từ Châu Á sau nhiều thế kỷ di cư bất tận, chỉ Hung làm được điều này!
Dấu ấn và thánh tích của Szent István, ngày nay vẫn in đậm tại hai tòa thánh đường chính của toàn nước Hung Công giáo: Vương cung Thánh đường mang tên ông tại Budapest, và Nhà thờ Chánh tòa Giáo trưởng Đức Mẹ Lên Trời và Thánh Adalbert tại cố đô lập quốc Esztergom. Ngày ông được phong thánh, 20-8, giờ đây là Quốc khánh Hungary.