130 NĂM TÀU ĐIỆN BUDAPEST
- Thứ ba - 28/11/2017 03:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Tròn 130 năm trước đây, vào ngày 28-11-1887, tuyến tàu điện đầu tiên của Hungary được khởi động tại Đại lộ Vòng cung lớn (Budapest). Vì đường dây điện được “giấu” trong đường ray nên cư dân không hiểu nổi tàu làm sao chạy được.
Rốt cục, cảnh sát phải can thiệp, không cho những kẻ tò mò tụ tập và tìm kiếm, sờ soạn... để tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho giao thông, theo những ghi chép đương thời.
Tàu điện tại Hungary có tiền thân là tàu do ngựa kéo, rất được ưa chuộng vào nửa cuối thế kỷ thứ 19. Được khởi động tại Pest vào năm 1865 và Buda năm 1867 (đúng vào năm ký Hiệp nghị Áo - Hung mang lại nền hòa bình cho các dân tộc thuộc “nền quân chủ kép” này trong vòng nửa thế kỷ), tới năm 1868, đã có 2,4 triệu lượt khách sử dụng “dịch vụ” này. Con số đó vào năm 1873 lên tới 7,5 triệu.
Thoạt tiên, tàu do ngựa kéo được điều hành bởi hai công ty, và sau đó hợp nhất lại thành Hãng Đường sắt Đường bộ Budapest (BKVT), hãng này đã cho khởi động tàu do ngựa kéo trên cầu Margit năm 1879, khi đó cây cầu này mới được xây dựng. BKVT giữ độc quyền xây hệ thống đường sắt cho loại tàu do ngựa kéo, nhưng không có được độc quyền đối với “loại hình” đường sắt vận hành bằng máy.
Thoạt tiên, Hội đồng Thành phố Budpest muốn “phá” thế độc quyền của BKVT bằng loại đường sắt chạy hơi nước, với sự tham gia của tập đoàn Lindheim & Co. có trụ sở ở Vienna (Áo). Tuy nhiên, giữa chừng, một thương gia Budapest tên là Balázs Mór đã nhập cuộc và ông tỏ ra có tầm nhìn xa. Balázs Mór đàm phán với hãng Siemens & Halske với dụng ý “du nhập” hệ thống đường sắt chạy điện của họ vào Budapest.
Kết quả là vào ngày 28-11-1887, tuyến tàu điện đầu tiên được khai trương ở Budapest, và cho dù tàu chỉ chạy từ nhà Ga Tây và phố Király nhưng rất đông hành khách đã xếp hàng “tham gia giao thông” để có trải nghiệm. Đoạn đường vỏn vẹn 1km ấy được tàu chạy trong vòng 3 phút (vận tốc 10km/h), và báo chí đương thời nhận xét rằng, so với xe ngựa thì tàu điện chạy “êm ru và lịch sự” hơn nhiều.
“Lịch sử ngành” cũng ghi nhận tai nạn đầu tiên do tàu điện gây ra là vào ngày 1-12-1887, tức chỉ vài ngày sau khi phương tiện giao thông tiện lợi này được ra mắt. Với thời gian, nhanh chóng, tàu điện trở thành một “kỳ quan” của đô thị và được phát triển không ngừng, ngày một hiện đại hóa. Đầu thế kỷ 20, đã có tới bảy hãng tàu điện cạnh tranh nhau để giành giật hành khách ở thủ đô Budapest.
Tàu điện tại Hungary có tiền thân là tàu do ngựa kéo, rất được ưa chuộng vào nửa cuối thế kỷ thứ 19. Được khởi động tại Pest vào năm 1865 và Buda năm 1867 (đúng vào năm ký Hiệp nghị Áo - Hung mang lại nền hòa bình cho các dân tộc thuộc “nền quân chủ kép” này trong vòng nửa thế kỷ), tới năm 1868, đã có 2,4 triệu lượt khách sử dụng “dịch vụ” này. Con số đó vào năm 1873 lên tới 7,5 triệu.
Thoạt tiên, tàu do ngựa kéo được điều hành bởi hai công ty, và sau đó hợp nhất lại thành Hãng Đường sắt Đường bộ Budapest (BKVT), hãng này đã cho khởi động tàu do ngựa kéo trên cầu Margit năm 1879, khi đó cây cầu này mới được xây dựng. BKVT giữ độc quyền xây hệ thống đường sắt cho loại tàu do ngựa kéo, nhưng không có được độc quyền đối với “loại hình” đường sắt vận hành bằng máy.
Thoạt tiên, Hội đồng Thành phố Budpest muốn “phá” thế độc quyền của BKVT bằng loại đường sắt chạy hơi nước, với sự tham gia của tập đoàn Lindheim & Co. có trụ sở ở Vienna (Áo). Tuy nhiên, giữa chừng, một thương gia Budapest tên là Balázs Mór đã nhập cuộc và ông tỏ ra có tầm nhìn xa. Balázs Mór đàm phán với hãng Siemens & Halske với dụng ý “du nhập” hệ thống đường sắt chạy điện của họ vào Budapest.
Kết quả là vào ngày 28-11-1887, tuyến tàu điện đầu tiên được khai trương ở Budapest, và cho dù tàu chỉ chạy từ nhà Ga Tây và phố Király nhưng rất đông hành khách đã xếp hàng “tham gia giao thông” để có trải nghiệm. Đoạn đường vỏn vẹn 1km ấy được tàu chạy trong vòng 3 phút (vận tốc 10km/h), và báo chí đương thời nhận xét rằng, so với xe ngựa thì tàu điện chạy “êm ru và lịch sự” hơn nhiều.
“Lịch sử ngành” cũng ghi nhận tai nạn đầu tiên do tàu điện gây ra là vào ngày 1-12-1887, tức chỉ vài ngày sau khi phương tiện giao thông tiện lợi này được ra mắt. Với thời gian, nhanh chóng, tàu điện trở thành một “kỳ quan” của đô thị và được phát triển không ngừng, ngày một hiện đại hóa. Đầu thế kỷ 20, đã có tới bảy hãng tàu điện cạnh tranh nhau để giành giật hành khách ở thủ đô Budapest.
Sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, chuyến tàu đầu tiên nối lại Buda và Pest khởi động vào đúng Quốc khánh 20-8-1946: tàu chạy qua Cầu Tự do, một trong bảy chiếc cầu lịch sử của thủ đô bị phá hủy trong chiến tranh. Thú vị là người lái chuyến tàu đó cũng chính là người vào ngày 4-11-1944 đã lái chuyến tàu định mệnh qua cầu Margit: khi ông đang lái thì cầu bị nổ và chiếc tàu lao xuống dòng Danube lạnh giá.
Đối với du học sinh Việt Nam tại Hungary, tàu điện luôn là cái gì đó thân thuộc và gợi nhớ những năm tháng trên giảng đường. Tàu 47 nối khu sinh viên với Chợ Lớn và Quảng trường Deák, tàu 4 và 6 chạy trên con lộ vòng cung chính, tàu số 2 chạy dọc sông Danube bên bờ Pest (và được bình chọn đứng đầu trong số những tuyến tàu chạy qua những thắng cảnh đẹp nhất ở Châu Âu)... đều trở thành khái niệm trong lòng nhiều thế hệ.
Đặc biệt, sinh viên Đại học Bách khoa Budapest có lẽ không mấy ai có thể quên giai điệu bài ca “Chuyến tàu điện đầu tiên” (Az első villamos) của cặp ca - nhạc sĩ tài danh Tolcsvay László và Bródy János, một ca khúc mang âm hưởng và nội dung hoài niệm, thường được hát lên trong những dịp tụ tập của giới sinh viên, và xứng đáng là biểu tượng âm nhạc cho hình ảnh những chuyến tàu điện của thủ đô Budapest.