12-4-1961: GAGARIN, “NGƯỜI HÙNG” CỦA LIÊN BANG XÔ-VIẾT (2)
- Thứ ba - 12/04/2011 14:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Nhà du hành Xô-viết thứ hai German Titov trong chuyến bay của mình đã cần thực hiện một số thao tác điều khiển, nhưng ở chuyến đầu tiên của Gagarin thì mọi thứ đã được lập trình sẵn. Tuy nhiên, không ít sự cố nguy hiểm đã xảy ra mà đương thời, báo chí chính thống không được phép nói tới.
Xem Phần 1 của bài viết.
Vào hồi 10 giờ 7 phút sáng theo giờ địa phương (tức 9 giờ 7 phút giờ Moscow), con tàu Vostok-1 bắt đầu rời bệ phóng. Không thấy những thước phim về sự kiện lịch sử này (hoặc ít nhất chúng đã không được công bố), chỉ có vài tấm ảnh sau đó được đăng tải.
Sự cố kỹ thuật chồng chất
Trong những phút đầu của chuyến bay, khi con tàu Vostok-1 rời bệ phóng, tăng tốc và lấy độ cao, Gagarin bắt đầu cảm thấy tê chân tay, nói năng khó nhọc và nhịp tim tăng từ 64 lên 150. Sau 13 phút, Vostok-1 lên quỹ đạo và Gagarin đưa ra báo cáo đầu tiên từ vũ trụ: “Chuyến bay diễn ra ổn thỏa. Tôi nhìn thấy Trái đất. Tầm nhìn tốt”.
Chỉ vài năm nay, thế giới mới được biết rằng tên lửa đẩy R-7 đã đưa Vostok-1 lên một quỹ đạo hoàn toàn khác với quỹ đạo dự kiến. Ðiểm cao nhất của quỹ đạo này là 327km, mặc dù Korolyov và nhóm của ông chỉ tính đến độ cao 230km. Lý do của sự cố này là các động cơ đã dừng lại chậm hơn so với tính toán.
Lỗi kỹ thuật này đã có thể trở thành một thảm họa đối với Gagarin trong trường hợp hệ thống phanh hãm duy nhất của Vostok-1 bị hỏng hóc. Bởi lẽ, khi ấy, trên quỹ đạo thấp như dự kiến, lực ma sát của không khí có thể khiến con tàu giảm tốc và trở về bầu khí quyển trong vòng 5-7 ngày.
Vì thế, Vostok-1 chỉ chuyên chở lượng thức ăn và dưỡng khí đủ cho Gagarin trong 10 ngày. Tuy nhiên, nếu sự cố nói trên xảy ra, trên quỹ đạo với độ cao đã nhắc đến, Gagarin sẽ phải lơ lửng trong không trung hàng tháng trời và chắc chắn, ông có nguy cơ chết vì đói và thiếu dưỡng khí trước khi trở về Trái đất.
Nhà du hành vũ trụ đầu tiên thường xuyên có báo cáo về trung tâm điều khiển ở mặt đất, nhưng trung tâm này đã không nhận được khá nhiều thông tin. Những hồ sơ được công bố cho thấy, thoạt tiên, Gagarin đã đặt nhiều câu hỏi cho trung tâm, nhưng ông chỉ nhận được những hồi âm vô thưởng vô phạt. Ðiều này có nghĩa là ê-kíp của Korolyov cũng ý thức được rằng Vostok-1 đã sa vào một quỹ đạo “trật chìa”.
Con tàu Vostok-1 bay ngang qua Siberia, và sau đó chút ít, vào phần tối của Trái đất. Vào hồi 10 giờ 57 phút, Gagarin đã bay qua Nam Mỹ. 11 giờ 10 phút, Ðài Phát thanh Moscow bắt đầu loan tin về thành công của Vostok-1 (cho dù, theo dự kiến, tin này phải được đưa vào lúc 10 giờ 20 phút, tức là khi Vostok-1 vừa lên quỹ đạo).
Khó nhọc khi hạ cánh
11 giờ 10 phút, con tàu trở lại phần sáng của Trái đất và 15 phút sau, khi bay ngang Angola, ở khoảng cách 8 ngàn cây số so với địa điểm theo dự kiến, may mắn là hệ thống giảm tốc đã đi vào hoạt động.
Khi đó, lại thêm một sự cố nữa xảy ra: hệ tên lửa giảm tốc dừng lại chậm 1 giây so với dự định, mà cũng chỉ vì hết nhiên liệu - do lỗi của một van khóa nên nhiên liệu không được đưa tới mọi động cơ, và van thì bị để mở nên khí Ni-tơ tràn vào gây lực nén lớn khiến khoang hạ cánh bị quay tròn.
Về sau, Gagarin hồi tưởng lại về khoảnh khắc đáng sợ ấy: “Con tàu quay rất nhanh quanh trục, với vận tốc ít nhất là 30 độ mỗi giây. Mọi thứ quay cuồng. Tôi vừa thấy Châu Phi, chỉ một thoáng sau đã thấy chân trời, rồi bầu trời…”.
Nhiều sai sót kỹ thuật vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là khi Vostok-1 trở lại bầu khí quyển, nó bị nóng hơn nhiều so với các tính toán trước đấy. Vỏ ngoài con tàu bị rạn nứt dưới sức nóng khiến nhiệt độ trong khoang tăng vọt, Gagarin còn cảm thấy mùi cháy trong ca-bin và thiếu chút nữa là rơi vào trạng thái bất tỉnh, nhưng rồi sự cố cũng được khắc phục.
Vào hồi 11 giờ 55 phút, ở độ cao 7.000m, Gagarin bật dù để rời con tàu - không như thế hệ các tàu vũ trụ sau này, Vostok-1 không có hệ thống giảm tốc thích hợp khi trở lại trái đất để đảm bảo tính mạng cho phi hành gia ngồi trong. Lúc đó, Gagarin đã gặp khó khăn cuối cùng khi mở van thông hơi trên mũ.
Mặc dù không chủ tâm mở, nhưng chiếc dù dự phòng của Gagarin vẫn bị bung ra và do đó, nhà du hành vũ trụ đã tiếp đất với hai chiếc dù, 1 giờ 48 phút sau khi rời Trái đất, tại một địa điểm cách nơi hạ cánh theo dự định chừng 600 cây số.
Sau khi gặp gỡ ê-kíp điều khiển dưới đất, Gagarin đã được kiểm tra sức khỏe ngay: kết quả cho thấy cơ thể con người, nếu được luyện tập và chuẩn bị, có thể chịu được trạng thái không trọng lượng.
Ðược phong thánh
Từ thời điểm đó đến cuối đời, Gagarin được coi như một thần tượng của Liên bang Xô-viết. Mang quân hàm thượng úy khi lên đường, lúc trở về Trái đất, ông đã được phong hàm thiếu tá. Nhà phi hành gia cũng được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô, dành cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu phục vụ Liên bang Xô-viết
Tuy nhiên, có lẽ phần thưởng lớn nhất mà Gagarin có được là sự vinh danh chính thức diễn ra tại Hồng trường Moscow ngày 14-4, khi ông bước trên thảm đỏ, trong quân phục không quân Xô-viết, và nhận những lời chúc mừng của các lãnh tụ thượng đỉnh Ðảng Cộng sản Liên Xô, trong đó có Tổng bí thư Khrushchev. (*)
Không chỉ nổi tiếng ở Liên Xô, Gagarin còn trở thành Công dân Danh dự của nhiều đô thị lớn trên thế giới, ông cũng tham dự rất nhiều chuyến đi giao lưu ở các nước trong phe XHCN - ngày 19-8-1961, ông và vợ đã sang Hungary và làm khách trong vòng 3 ngày - và một số quốc gia khác như Nhật, Anh hay Canada.
Cho dù trong 5 thập niên qua, nhiều thông tin về chuyến bay của Gagarin đã được công bố, nhưng tới nay, khi nhắc đến ông, vẫn còn không ít những giả thuyết, những giai thoại được nêu ra, đa phần từ những tín đồ của “thuyết âm mưu”.
Ðây cũng là điều khó tránh, vì ngay các nhà nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn khi những sự thật về chuyến bay trước đây bị chính quyền Liên Xô giữ bí mật, và những thông tin được công bố liên quan tới chuyến bay của Vostok-1 thì thường theo hướng tuyên truyền chính trị.
Chẳng hạn, trong nhiều thập kỷ, người ta truyền tụng một huyền thoại, theo đó Gagarin khi bay vào vũ trụ đã nói: “Từ đây tôi chả nhìn thấy Thượng đế nào cả!”. Một bạn cũ của phi hành gia, ông Valentin Petrov, trong một phỏng vấn năm 2006 đã cho hay, kỳ thực câu nói đó là do Khrushchev nghĩ ra.
Chuyến bay mạo hiểm của Gagarin đã thúc đẩy Hoa Kỳ tăng tốc trong cuộc đua trong công nghiệp vũ trụ. Chỉ trong một thời gian không dài, với chương trình Apollo và việc đưa người đầu tiên lên Mặt trăng, Mỹ đã đuổi kịp và vượt Liên Xô trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Gagarin không sống được đến ngày diễn ra chuyến Nguyệt du lịch sử: trước đó hơn 1 năm, ông qua đời trong một tai nạn máy bay mà nguyên nhân của nó, tới nay, vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Ra đi năm 34 tuổi, phi hành gia đầu tiên, anh hùng của kỷ nguyên vũ trụ Liên Xô đã trở thành bất tử trong lịch sử khoa học và tâm tưởng của nhiều người…
Ghi chú:
(*) Trong nhiều năm, sau khi bị hạ bệ, hình ảnh Khruschev đã bị cắt đi khỏi những thước phim về Gagarin tại Hồng trường Moscow. Chỉ đến thời “cải tổ”, đoạn phim này mới được khôi phục lại khi công bố.
Vào hồi 10 giờ 7 phút sáng theo giờ địa phương (tức 9 giờ 7 phút giờ Moscow), con tàu Vostok-1 bắt đầu rời bệ phóng. Không thấy những thước phim về sự kiện lịch sử này (hoặc ít nhất chúng đã không được công bố), chỉ có vài tấm ảnh sau đó được đăng tải.
Sự cố kỹ thuật chồng chất
Trong những phút đầu của chuyến bay, khi con tàu Vostok-1 rời bệ phóng, tăng tốc và lấy độ cao, Gagarin bắt đầu cảm thấy tê chân tay, nói năng khó nhọc và nhịp tim tăng từ 64 lên 150. Sau 13 phút, Vostok-1 lên quỹ đạo và Gagarin đưa ra báo cáo đầu tiên từ vũ trụ: “Chuyến bay diễn ra ổn thỏa. Tôi nhìn thấy Trái đất. Tầm nhìn tốt”.
Chỉ vài năm nay, thế giới mới được biết rằng tên lửa đẩy R-7 đã đưa Vostok-1 lên một quỹ đạo hoàn toàn khác với quỹ đạo dự kiến. Ðiểm cao nhất của quỹ đạo này là 327km, mặc dù Korolyov và nhóm của ông chỉ tính đến độ cao 230km. Lý do của sự cố này là các động cơ đã dừng lại chậm hơn so với tính toán.
Lỗi kỹ thuật này đã có thể trở thành một thảm họa đối với Gagarin trong trường hợp hệ thống phanh hãm duy nhất của Vostok-1 bị hỏng hóc. Bởi lẽ, khi ấy, trên quỹ đạo thấp như dự kiến, lực ma sát của không khí có thể khiến con tàu giảm tốc và trở về bầu khí quyển trong vòng 5-7 ngày.
Vì thế, Vostok-1 chỉ chuyên chở lượng thức ăn và dưỡng khí đủ cho Gagarin trong 10 ngày. Tuy nhiên, nếu sự cố nói trên xảy ra, trên quỹ đạo với độ cao đã nhắc đến, Gagarin sẽ phải lơ lửng trong không trung hàng tháng trời và chắc chắn, ông có nguy cơ chết vì đói và thiếu dưỡng khí trước khi trở về Trái đất.
Nhà du hành vũ trụ đầu tiên thường xuyên có báo cáo về trung tâm điều khiển ở mặt đất, nhưng trung tâm này đã không nhận được khá nhiều thông tin. Những hồ sơ được công bố cho thấy, thoạt tiên, Gagarin đã đặt nhiều câu hỏi cho trung tâm, nhưng ông chỉ nhận được những hồi âm vô thưởng vô phạt. Ðiều này có nghĩa là ê-kíp của Korolyov cũng ý thức được rằng Vostok-1 đã sa vào một quỹ đạo “trật chìa”.
Con tàu Vostok-1 bay ngang qua Siberia, và sau đó chút ít, vào phần tối của Trái đất. Vào hồi 10 giờ 57 phút, Gagarin đã bay qua Nam Mỹ. 11 giờ 10 phút, Ðài Phát thanh Moscow bắt đầu loan tin về thành công của Vostok-1 (cho dù, theo dự kiến, tin này phải được đưa vào lúc 10 giờ 20 phút, tức là khi Vostok-1 vừa lên quỹ đạo).
Khó nhọc khi hạ cánh
11 giờ 10 phút, con tàu trở lại phần sáng của Trái đất và 15 phút sau, khi bay ngang Angola, ở khoảng cách 8 ngàn cây số so với địa điểm theo dự kiến, may mắn là hệ thống giảm tốc đã đi vào hoạt động.
Khi đó, lại thêm một sự cố nữa xảy ra: hệ tên lửa giảm tốc dừng lại chậm 1 giây so với dự định, mà cũng chỉ vì hết nhiên liệu - do lỗi của một van khóa nên nhiên liệu không được đưa tới mọi động cơ, và van thì bị để mở nên khí Ni-tơ tràn vào gây lực nén lớn khiến khoang hạ cánh bị quay tròn.
Về sau, Gagarin hồi tưởng lại về khoảnh khắc đáng sợ ấy: “Con tàu quay rất nhanh quanh trục, với vận tốc ít nhất là 30 độ mỗi giây. Mọi thứ quay cuồng. Tôi vừa thấy Châu Phi, chỉ một thoáng sau đã thấy chân trời, rồi bầu trời…”.
Nhiều sai sót kỹ thuật vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là khi Vostok-1 trở lại bầu khí quyển, nó bị nóng hơn nhiều so với các tính toán trước đấy. Vỏ ngoài con tàu bị rạn nứt dưới sức nóng khiến nhiệt độ trong khoang tăng vọt, Gagarin còn cảm thấy mùi cháy trong ca-bin và thiếu chút nữa là rơi vào trạng thái bất tỉnh, nhưng rồi sự cố cũng được khắc phục.
Vào hồi 11 giờ 55 phút, ở độ cao 7.000m, Gagarin bật dù để rời con tàu - không như thế hệ các tàu vũ trụ sau này, Vostok-1 không có hệ thống giảm tốc thích hợp khi trở lại trái đất để đảm bảo tính mạng cho phi hành gia ngồi trong. Lúc đó, Gagarin đã gặp khó khăn cuối cùng khi mở van thông hơi trên mũ.
Mặc dù không chủ tâm mở, nhưng chiếc dù dự phòng của Gagarin vẫn bị bung ra và do đó, nhà du hành vũ trụ đã tiếp đất với hai chiếc dù, 1 giờ 48 phút sau khi rời Trái đất, tại một địa điểm cách nơi hạ cánh theo dự định chừng 600 cây số.
Sau khi gặp gỡ ê-kíp điều khiển dưới đất, Gagarin đã được kiểm tra sức khỏe ngay: kết quả cho thấy cơ thể con người, nếu được luyện tập và chuẩn bị, có thể chịu được trạng thái không trọng lượng.
Ðược phong thánh
Từ thời điểm đó đến cuối đời, Gagarin được coi như một thần tượng của Liên bang Xô-viết. Mang quân hàm thượng úy khi lên đường, lúc trở về Trái đất, ông đã được phong hàm thiếu tá. Nhà phi hành gia cũng được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô, dành cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu phục vụ Liên bang Xô-viết
Tuy nhiên, có lẽ phần thưởng lớn nhất mà Gagarin có được là sự vinh danh chính thức diễn ra tại Hồng trường Moscow ngày 14-4, khi ông bước trên thảm đỏ, trong quân phục không quân Xô-viết, và nhận những lời chúc mừng của các lãnh tụ thượng đỉnh Ðảng Cộng sản Liên Xô, trong đó có Tổng bí thư Khrushchev. (*)
Không chỉ nổi tiếng ở Liên Xô, Gagarin còn trở thành Công dân Danh dự của nhiều đô thị lớn trên thế giới, ông cũng tham dự rất nhiều chuyến đi giao lưu ở các nước trong phe XHCN - ngày 19-8-1961, ông và vợ đã sang Hungary và làm khách trong vòng 3 ngày - và một số quốc gia khác như Nhật, Anh hay Canada.
Cho dù trong 5 thập niên qua, nhiều thông tin về chuyến bay của Gagarin đã được công bố, nhưng tới nay, khi nhắc đến ông, vẫn còn không ít những giả thuyết, những giai thoại được nêu ra, đa phần từ những tín đồ của “thuyết âm mưu”.
Ðây cũng là điều khó tránh, vì ngay các nhà nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn khi những sự thật về chuyến bay trước đây bị chính quyền Liên Xô giữ bí mật, và những thông tin được công bố liên quan tới chuyến bay của Vostok-1 thì thường theo hướng tuyên truyền chính trị.
Chẳng hạn, trong nhiều thập kỷ, người ta truyền tụng một huyền thoại, theo đó Gagarin khi bay vào vũ trụ đã nói: “Từ đây tôi chả nhìn thấy Thượng đế nào cả!”. Một bạn cũ của phi hành gia, ông Valentin Petrov, trong một phỏng vấn năm 2006 đã cho hay, kỳ thực câu nói đó là do Khrushchev nghĩ ra.
Chuyến bay mạo hiểm của Gagarin đã thúc đẩy Hoa Kỳ tăng tốc trong cuộc đua trong công nghiệp vũ trụ. Chỉ trong một thời gian không dài, với chương trình Apollo và việc đưa người đầu tiên lên Mặt trăng, Mỹ đã đuổi kịp và vượt Liên Xô trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Gagarin không sống được đến ngày diễn ra chuyến Nguyệt du lịch sử: trước đó hơn 1 năm, ông qua đời trong một tai nạn máy bay mà nguyên nhân của nó, tới nay, vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Ra đi năm 34 tuổi, phi hành gia đầu tiên, anh hùng của kỷ nguyên vũ trụ Liên Xô đã trở thành bất tử trong lịch sử khoa học và tâm tưởng của nhiều người…
Ghi chú:
(*) Trong nhiều năm, sau khi bị hạ bệ, hình ảnh Khruschev đã bị cắt đi khỏi những thước phim về Gagarin tại Hồng trường Moscow. Chỉ đến thời “cải tổ”, đoạn phim này mới được khôi phục lại khi công bố.