100 năm trước: CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ NGƯỜI TỴ NẠN BỈ TẠI ANH
- Thứ ba - 15/03/2016 01:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Lúc đầu người tỵ nạn Bỉ cũng được đón chào rất nồng nhiệt tại Anh Quốc. Nhưng sau đó thì bị ghẻ lạnh do nhận được nhiều quyền lợi, thậm chí cả vì dám... tán gái bản địa.
Câu chuyện ít được biết tới về người tỵ nạn Bỉ thời Thế chiến thứ nhất được đăng tải trong một bài viết hôm 31-1-2016 trên tờ “Tin tức” (Het Nieuwsblad), cho chúng ta một số gợi mở và so sánh về tình cảnh dân tỵ nạn cách đây 100 năm, và tỵ nạn Trung Đông hiện tại.
Bản tiếng Việt do Tâm An chuyển ngữ. Trân trọng giới thiệu (NCTG).
Bản tiếng Việt do Tâm An chuyển ngữ. Trân trọng giới thiệu (NCTG).
*
Trong thời gian xảy ra Thế chiến thứ nhất, khoảng 250 ngàn người Bỉ đã phải chạy nạn sang Anh Quốc. Khi mới đặt chân tới nơi, họ được đón chào và xem như “những người Bỉ hiền lành dễ thương”. Được một thời gian, họ biến thành “bọn Bỉ hung hăng”, cái bọn uống bia hơi bị nhiều, cái bọn tán tỉnh cả vợ của những người lính Anh xa nhà...
Nhà văn, nhà báo Dirk Musschooot, làm việc cho tờ “Tin tức” kể câu chuyện về người tỵ nạn Bỉ trong cuốn sách của ông nhan đề “Người Bỉ làm bom” (Belgen maken bommen).
Một mẩu tin trên tờ “North-Eastern Daily Gazette” ngày 9-8-1917 nhan đề “Xì căng đan ở Birtley” kể tội các “giai Bỉ” chuyên “đi săn” gái địa phương, những phụ nữ trẻ có chồng hoặc bạn trai đang liều mình ngoài chiến trận ở Flanders.
Một trong những “giai Bỉ” này là anh Auguste Frederick (28 tuổi). Anh này phải ra tòa vì đã bốn tháng sống cùng cô Bennet trong khi chồng cô đang chiến đấu trên đất liền. Bài báo còn phàn nàn với thẩm phán rằng thành phố Birtley rất mệt vì những vụ thế này.
Thành phố Birtley có khoảng chín ngàn cư dân. Khi chiến tranh xảy ra, bỗng có sáu ngàn người Bỉ đến tỵ nạn. Thẩm phán Bolam cũng kể về vụ việc của Desire Boulet (26 tuổi) và Mathieu Faire (38 tuổi).
Họ bị bắt tại nhà của Martha Heppel, cô này chồng cũng đi chiến trận. Cô gái trẻ ở nhà và cảnh sát tìm thấy hai “giai Bỉ” dưới gầm giường của cô. “Họ đưa nhân viên của chúng tôi 5 bảng để cho qua chuyện” - Bolam nói với báo giới. “Và tôi đã phạt họ bốn tháng lao động công ích”.
“Bọn Bỉ” đa số làm việc tại các nhà máy sản xuất bom ở Birtley. Họ thường là lính, nhưng cũng có nhiều người cùng gia đình sang Anh lánh nạn ngay từ thời đầu của cuộc chiến.
“Khoảng trăm năm trước, Anh Quốc là một đất nước rất sùng đạo Công giáo” - tác giả Dirk Musschoot nói. “Là người Công giáo có nghĩa là anh phải giúp đỡ người khác, trong truờng hợp này là người tỵ nạn. Người Anh cũng vốn rất hiếu khách. Đến giờ vẫn thế. Anh quốc vẫn là đất nước của Bed & Breakfast, thật không gì hơn việc tiếp nhận tỵ nạn đến ở trong nhà.
Đó là thời điểm năm 1914. Những người Bỉ đau khổ rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn được người Anh gọi là “người của chúng ta”, còn “bọn Đức tàn bạo “ thì đương nhiên cũng là kẻ thù của họ. Tâm trạng háo hức đón người tỵ nạn Bỉ lớn tới mức nó còn gây thất vọng, khi Ủy ban đón nhận tỵ nạn ra ga chờ mà hôm đó không thấy người Bỉ nào từ trên tàu buớc ra.
Họ phải chờ cho tới ngày 6-10-1914. Hàng ngàn người đứng suốt dọc hai bên đường để chào đón 22 người Bỉ đầu tiên. Một chiếc xe chạy quanh thành phố với biểu ngữ “Welcome. Vive la Belgique!”. “Chiến tranh lúc đó vừa bắt đầu” - Dirk Musschoot nói. “Tỵ nạn Bỉ lúc đó được ôm hôn đến ngẹt thở. Mọi người nghĩ, họ cũng sẽ không ở lại lâu. Đến Giáng sinh chắc chiến tranh sẽ kết thúc”.
Nhưng rồi mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng khác. Chiến tranh vẫn tiếp diễn và người Bỉ vẫn ở đấy. Những vấn đề đầu tiên bắt đầu manh nha. Khoảng giữa năm 1915, sân khấu bắt đầu đổi cảnh. Một phóng viên của tờ “The Times” thấy dân Bỉ là những nông dân hơi thô, nói tiếng Anh không tốt lắm, uống rượu bia ở nơi công cộng (kể cả phụ nữ). Nhưng tệ hơn là họ còn ăn cả thịt ngựa!
Đây đó, một số gia đình cung cấp nơi ăn chốn ở cho dân tỵ nạn yêu cầu người tỵ nạn phải trả tiền. Tuy nhiên, dân tỵ nạn Bỉ hồi đó cũng không là vấn đề hàng đầu trong chính trị Anh. Có một vấn đề còn cấp bách hơn: thiếu đạn dược! Cứ 10 viên đạn mà lính Đức bắn ra thì người Anh chỉ có thể bắn trả 1 viên.
Bởi vậy, các nhà máy sản xuất bom đạn được dựng lên. Nhanh và nhiều. Nhưng ai sẽ làm việc ở đó? Đàn ông Anh thì ra trận hết cả rồi. Thế thì sao lại không đào tạo người tỵ nạn Bỉ này để sản xuất bom? Ý hay đấy. Nhưng sẽ giải quyết vấn đề ngôn ngữ bất đồng thế nào đây? Và còn thời gian nghỉ uống trà nữa. Vì người Bỉ hầu như không uống trà.
Graham Spicer, một viên chức bộ Quốc phòng tìm được một giải pháp: lập một nhà máy hoàn toàn theo phong cách Bỉ dành cho người Bỉ làm việc. Ở Birtley, gần Newscastle (phía Bắc Anh). “Và chúng ta sẽ dựng ở đó một thị trấn mới tinh, đặt tên là Elisabethville, theo tên nữ hoàng của họ”.
Chính phủ lưu vong Bỉ lập tức đồng ý. Họ cũng cảm nhận có một phong trào không ưa dân Bỉ đang nổi lên. Để mọi người làm việc trong những nhà máy như thế này thì có thể sẽ giúp giảm đi những sự giận dữ.
Nhưng rồi mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng khác. Chiến tranh vẫn tiếp diễn và người Bỉ vẫn ở đấy. Những vấn đề đầu tiên bắt đầu manh nha. Khoảng giữa năm 1915, sân khấu bắt đầu đổi cảnh. Một phóng viên của tờ “The Times” thấy dân Bỉ là những nông dân hơi thô, nói tiếng Anh không tốt lắm, uống rượu bia ở nơi công cộng (kể cả phụ nữ). Nhưng tệ hơn là họ còn ăn cả thịt ngựa!
Đây đó, một số gia đình cung cấp nơi ăn chốn ở cho dân tỵ nạn yêu cầu người tỵ nạn phải trả tiền. Tuy nhiên, dân tỵ nạn Bỉ hồi đó cũng không là vấn đề hàng đầu trong chính trị Anh. Có một vấn đề còn cấp bách hơn: thiếu đạn dược! Cứ 10 viên đạn mà lính Đức bắn ra thì người Anh chỉ có thể bắn trả 1 viên.
Bởi vậy, các nhà máy sản xuất bom đạn được dựng lên. Nhanh và nhiều. Nhưng ai sẽ làm việc ở đó? Đàn ông Anh thì ra trận hết cả rồi. Thế thì sao lại không đào tạo người tỵ nạn Bỉ này để sản xuất bom? Ý hay đấy. Nhưng sẽ giải quyết vấn đề ngôn ngữ bất đồng thế nào đây? Và còn thời gian nghỉ uống trà nữa. Vì người Bỉ hầu như không uống trà.
Graham Spicer, một viên chức bộ Quốc phòng tìm được một giải pháp: lập một nhà máy hoàn toàn theo phong cách Bỉ dành cho người Bỉ làm việc. Ở Birtley, gần Newscastle (phía Bắc Anh). “Và chúng ta sẽ dựng ở đó một thị trấn mới tinh, đặt tên là Elisabethville, theo tên nữ hoàng của họ”.
Chính phủ lưu vong Bỉ lập tức đồng ý. Họ cũng cảm nhận có một phong trào không ưa dân Bỉ đang nổi lên. Để mọi người làm việc trong những nhà máy như thế này thì có thể sẽ giúp giảm đi những sự giận dữ.
Trong cuốn sách, Dirk Musschoot tả khá chi tiết việc dựng nhà máy ở Elisabethville, việc lựa chọn một Ban Giám đốc Bỉ, sự thành công nhanh chóng và cuộc sống của sáu ngàn ngườii tỵ nạn Bỉ lúc đó. Tuy nhiên cũng có những căng thẳng giữa người Bỉ và dân địa phương.
“Thị trấn Elisabethville có một Giáo hội Công giáo và nhà thờ riêng. Nhưng mục sư Anh, ông St. Joseph của nhà thờ Birtley cho biết các giáo dân không thể hoàn thành buổi lễ ngày Chủ nhật vì người Bỉ không chịu đi lễ”, sách cho hay.
Xung đột cũng là những bài học. Tranh cãi dữ dội trong nhà máy giữa các công đoàn cuối cùng cũng lắng xuống để cuộc sống chung dần trở lại với nhà hát, âm nhạc, và một câu lạc bộ bơi lội. Cũng là một cách để giảm các căng thẳng có lúc nổi lên tại trung tâm tiếp nhận tỵ nạn lúc đó. Nhưng Musschoot nhận định:
“Đôi khi cũng có thể rất đơn giản, chỉ là để xua đi sự nhàm chán, nhìn xem mọi người làm gì, rồi ta đã đi hết con đường lúc nào không hay. Tôi e rằng những việc như vậy hơn trăm năm trước nó dễ dàng giải quyết hơn. Người Bỉ lúc đó là một nhóm đồng nhất. Còn dòng tỵ nạn hiện giờ thì không thế”.
Để phục vụ các nghiên cứu của mình, năm qua tác giả thường xuyên có mặt ở Anh. Các cuộc nói chuyện của ông ở đó tự nó cũng khiến liên tưởng tới cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. “Tôi nhận thấy họ ở đó, cũng như chúng ta đã từng như vậy, khó khăn trăm bề. Tất nhiên, bối cảnh hiện nay thì phức tạp hơn nhiều.
Với thời gian, sự việc kéo dài lê thê cùng nhiều sự cố phức tạp giữa chừng khiến ai nấy đều mệt mỏi. Nhưng dù sao tỵ nạn Bỉ cũng vẫn là người bạn của dân Anh. Cũng có khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, nhưng rõ ràng là không lớn như những gì chúng ta nhận thấy hiện nay”.
Cuốn “Người Bỉ làm bom” của Musschoot được đối chiếu với bối cảnh hiện tại. “Nó giúp chúng ta thấy chúng ta đến từ đâu” - Musschoot nói. “Khi chạy chiến tranh, chúng ta chạy sang Hà Lan, Pháp, Anh. Chúng ta cũng đã bị coi là nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ thời đó, cũng bị bắt và bị gửi trả về”.