Vụ tấn công của tin tặc Trung Cộng: CẦN TRỰC DIỆN VỚI SỰ YẾU KÉM
- Thứ bảy - 30/07/2016 19:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Chiều 29-7, toàn bộ hệ thống an ninh mạng tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đã bị tấn công, chiếm quyền kiểm soát. Những âm thanh lạ lùng, cười cợt khả ố, những câu chửi xúc phạm, lăng mạ Việt Nam được phát đi ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
Hàng năm, bao nhiêu ngân sách đã được rót vào bộ phận an ninh để đào tạo, để thắt chặt an ninh quốc gia nhưng có lẽ an ninh của Việt Nam không được bảo vệ “vững chắc” như những gì truyền thông Việt Nam tuyên truyền. Qua một cuộc tấn công mạng của Trung Cộng, sự “tài giỏi” của an ninh Việt Nam cần được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.
Sự việc nghiêm trọng trên là minh chứng rõ cho sự yếu kém khó chống chế, thậm chí, là nỗi nhục trong công tác quản lý an ninh của Việt Nam.
Điều đáng nói là bên cạnh những âu lo đầy thiện ý và rất có cơ sở cho an ninh mạng Việt Nam trước sự xâm nhập chưa từng thấy của tấn công điện tử đến từ “nước lạ”, ngay lập tức xuất hiện những luồng ý kiến mang tính định hướng, dẫn dắt dư luận, mà bề ngoài, thoạt tiên tưởng là rất hay ho, rất có lý.
Tinh thần đoàn kết?
Trong lúc này, chủ nghĩa dân tộc, sự đồng lòng lại một lần nữa được người ta dùng làm phao cứu cánh. Với lời văn có cánh và hùng hồn trong một bài viết được chia sẻ rất nhiều trên mạng, một Facebooker có tiếng đã khéo léo biến phản ứng tự nhiên của người dân khi gặp sự cố có liên quan tới người láng giềng xảo quyệt để làm lu mờ nỗi xấu hổ và nguy cơ mà chúng ta đang phải chấp nhận.
Hành động trật tự, nhường nhịn, kiên nhẫn đứng bên nhau trong tình trạng hỗn độn ở sân bay chỉ đơn giản là bản năng tự bảo vệ, co rúm thành đám đông của con người khi gặp phải khó khăn. Mặt khác, một phần như Facebooker đó viết, trong phút chốc tinh thần dân tộc bị giam hãm trong mỗi người được trỗi dậy khi họ ý thức được những nguy cơ đang phải đối mặt.
Nhưng liệu tinh thần ấy trong những khoảnh khắc như vậy có thể giữ được lâu nếu nhóm tin tặc Trung Cộng không dừng lại và an ninh Việt Nam không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này? Thực tế, chúng ta đang phải sống dưới sự kìm kẹp, đe dọa, xâm lấn của Trung Cộng hằng ngày. Chúng ta phải đối diện những nguy hiểm đến từ ngoại bang mọi nơi mọi lúc bởi hệ thống an ninh lỏng lẻo và yếu kém.
Và đó là điều chúng ta cần trực diện, chứ không nên, không thể tìm cách ru ngủ đám đông một cách ngụy biện bằng cách ngợi ca lòng tự hào dân tộc viển vông, như một nhà báo đã chỉ ra.
Bởi vì... họ quá giỏi?
Thêm vào đó, sau niềm tự hào mơ màng trong nỗi nhục, người ta lại tiếp tục bao biện cho sự yếu kém với lập luận là sở dĩ Việt Nam để mất kiểm soát hệ thống an ninh mạng sân bay quốc gia là do nhóm hacker Trung Cộng quá giỏi, nên đó “âu cũng là sự thường”.
Đúng, chúng ta không thể phủ nhận về khả năng vượt trội của giới hacker Trung Cộng. Nhưng thay vì nhìn vào thực tế đó để cố gắng vươn lên thì không một chút mảy may xấu hổ, một số người lại dùng lập luận ấy để phủ nhận cho sự kém cỏi của mình.
Ngân sách Việt Nam bỏ ra cho công tác an ninh và quốc phòng đâu phải con số nhỏ? Hàng năm bao nhiêu cán bộ, quan chức an ninh các cấp được cử đi học tập, đào tạo trong và ngoài nước, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của quốc gia để rồi khi sự cố xảy ra, có thể phủi tay nhẹ nhàng với lý do “mình không thể bằng họ?”.
Sự cố vừa qua không phải là sự tấn công bình thường, đây là sự tấn công đe dọa nghiêm trọng đến sự bình yên của một dân tộc. Hành động trên của Trung Cộng nhằm tuyên bố cho cả thế giới thấy rằng Việt Nam đang nằm gọn trong tay họ. Và sự thật sẽ là như thế nếu sau những gì đã xảy ra, chúng ta vẫn còn biện minh cho sự yếu kém của mình.
Lập luận cho rằng hacker Trung Cộng còn tấn công được vào các trang mạng của Mỹ, của Nhật, Việt Nam thì “ăn nhằm gì” cũng ngụy biện không kém, và không khác gì việc viện dẫn những vụ án cảnh sát làm chết người ở Mỹ, ở Anh... để bênh vực cho sự bạo hành mang tính côn đồ, dã man và đáng lên án của của công an Việt Nam trong rất nhiều trường hợp.
Đây là một loại ngụy biện để lấp liếm đi những sai trái, yếu kém đang tồn đọng thay vì nhìn nhận nó đang diễn ra và cần giải quyết. Chúng ta nên nhớ rằng dù có thể tấn công vào một số trang web kinh tế hay chính trị của các quốc gia lớn, nhưng tin tặc Trung Quốc không thể chiếm được quyền kiểm soát hoàn toàn và huyênh hoang chà đạp như sự cố tại sân bay quốc gia Việt Nam ngày hôm qua.
Việt Nam vốn không phải một quốc gia nhược tiểu, điều ấy đã được minh chứng qua mấy ngàn năm dựng và giữ nước, đặc biệt từ thời Đinh - Lê - Lý - Trần, biết bao lần đất nước tưởng chừng yếu đuối này đã dẫm lên ngàn vạn xác giặc phương Bắc để bảo vệ bờ cõi. Nếu người xưa cũng buông xuôi, chấp nhận tha hương với tư tưởng nhỏ mọn hèn kém thì lấy đâu nước Việt của buổi hôm nay?
Vậy mà hôm nay những tư tưởng nhược tiểu ấy lại được coi như một sự đúng đắn, một chân lý bất khả kháng để biện minh cho sự yếu kém trong công tác bảo vệ Tổ quốc. Buồn lắm thay!
Sự việc nghiêm trọng trên là minh chứng rõ cho sự yếu kém khó chống chế, thậm chí, là nỗi nhục trong công tác quản lý an ninh của Việt Nam.
Điều đáng nói là bên cạnh những âu lo đầy thiện ý và rất có cơ sở cho an ninh mạng Việt Nam trước sự xâm nhập chưa từng thấy của tấn công điện tử đến từ “nước lạ”, ngay lập tức xuất hiện những luồng ý kiến mang tính định hướng, dẫn dắt dư luận, mà bề ngoài, thoạt tiên tưởng là rất hay ho, rất có lý.
Tinh thần đoàn kết?
Trong lúc này, chủ nghĩa dân tộc, sự đồng lòng lại một lần nữa được người ta dùng làm phao cứu cánh. Với lời văn có cánh và hùng hồn trong một bài viết được chia sẻ rất nhiều trên mạng, một Facebooker có tiếng đã khéo léo biến phản ứng tự nhiên của người dân khi gặp sự cố có liên quan tới người láng giềng xảo quyệt để làm lu mờ nỗi xấu hổ và nguy cơ mà chúng ta đang phải chấp nhận.
Hành động trật tự, nhường nhịn, kiên nhẫn đứng bên nhau trong tình trạng hỗn độn ở sân bay chỉ đơn giản là bản năng tự bảo vệ, co rúm thành đám đông của con người khi gặp phải khó khăn. Mặt khác, một phần như Facebooker đó viết, trong phút chốc tinh thần dân tộc bị giam hãm trong mỗi người được trỗi dậy khi họ ý thức được những nguy cơ đang phải đối mặt.
Nhưng liệu tinh thần ấy trong những khoảnh khắc như vậy có thể giữ được lâu nếu nhóm tin tặc Trung Cộng không dừng lại và an ninh Việt Nam không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này? Thực tế, chúng ta đang phải sống dưới sự kìm kẹp, đe dọa, xâm lấn của Trung Cộng hằng ngày. Chúng ta phải đối diện những nguy hiểm đến từ ngoại bang mọi nơi mọi lúc bởi hệ thống an ninh lỏng lẻo và yếu kém.
Và đó là điều chúng ta cần trực diện, chứ không nên, không thể tìm cách ru ngủ đám đông một cách ngụy biện bằng cách ngợi ca lòng tự hào dân tộc viển vông, như một nhà báo đã chỉ ra.
Bởi vì... họ quá giỏi?
Thêm vào đó, sau niềm tự hào mơ màng trong nỗi nhục, người ta lại tiếp tục bao biện cho sự yếu kém với lập luận là sở dĩ Việt Nam để mất kiểm soát hệ thống an ninh mạng sân bay quốc gia là do nhóm hacker Trung Cộng quá giỏi, nên đó “âu cũng là sự thường”.
Đúng, chúng ta không thể phủ nhận về khả năng vượt trội của giới hacker Trung Cộng. Nhưng thay vì nhìn vào thực tế đó để cố gắng vươn lên thì không một chút mảy may xấu hổ, một số người lại dùng lập luận ấy để phủ nhận cho sự kém cỏi của mình.
Ngân sách Việt Nam bỏ ra cho công tác an ninh và quốc phòng đâu phải con số nhỏ? Hàng năm bao nhiêu cán bộ, quan chức an ninh các cấp được cử đi học tập, đào tạo trong và ngoài nước, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của quốc gia để rồi khi sự cố xảy ra, có thể phủi tay nhẹ nhàng với lý do “mình không thể bằng họ?”.
Sự cố vừa qua không phải là sự tấn công bình thường, đây là sự tấn công đe dọa nghiêm trọng đến sự bình yên của một dân tộc. Hành động trên của Trung Cộng nhằm tuyên bố cho cả thế giới thấy rằng Việt Nam đang nằm gọn trong tay họ. Và sự thật sẽ là như thế nếu sau những gì đã xảy ra, chúng ta vẫn còn biện minh cho sự yếu kém của mình.
Lập luận cho rằng hacker Trung Cộng còn tấn công được vào các trang mạng của Mỹ, của Nhật, Việt Nam thì “ăn nhằm gì” cũng ngụy biện không kém, và không khác gì việc viện dẫn những vụ án cảnh sát làm chết người ở Mỹ, ở Anh... để bênh vực cho sự bạo hành mang tính côn đồ, dã man và đáng lên án của của công an Việt Nam trong rất nhiều trường hợp.
Đây là một loại ngụy biện để lấp liếm đi những sai trái, yếu kém đang tồn đọng thay vì nhìn nhận nó đang diễn ra và cần giải quyết. Chúng ta nên nhớ rằng dù có thể tấn công vào một số trang web kinh tế hay chính trị của các quốc gia lớn, nhưng tin tặc Trung Quốc không thể chiếm được quyền kiểm soát hoàn toàn và huyênh hoang chà đạp như sự cố tại sân bay quốc gia Việt Nam ngày hôm qua.
Việt Nam vốn không phải một quốc gia nhược tiểu, điều ấy đã được minh chứng qua mấy ngàn năm dựng và giữ nước, đặc biệt từ thời Đinh - Lê - Lý - Trần, biết bao lần đất nước tưởng chừng yếu đuối này đã dẫm lên ngàn vạn xác giặc phương Bắc để bảo vệ bờ cõi. Nếu người xưa cũng buông xuôi, chấp nhận tha hương với tư tưởng nhỏ mọn hèn kém thì lấy đâu nước Việt của buổi hôm nay?
Vậy mà hôm nay những tư tưởng nhược tiểu ấy lại được coi như một sự đúng đắn, một chân lý bất khả kháng để biện minh cho sự yếu kém trong công tác bảo vệ Tổ quốc. Buồn lắm thay!