VỤ ĐỒNG TÂM - NHỮNG ĐIỀU CÒN CHƯA SÁNG TỎ
- Thứ bảy - 11/01/2020 16:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Những vấn đề của Đồng Tâm là của rất nhiều người, của cả dân tộc này, chắc còn rất lâu mới tìm được hồi kết”.
Những thông tin về vụ Đồng Tâm (rất trớ trêu xã này lại mang tên Đồng Tâm) không thể không đặt ra những câu hỏi, trước mắt cũng như lâu dài, cụ thể cũng như bao quát, tổng hợp.
Xin phép các linh hồn đã khuất trong vụ đụng độ (diễn ra như trận đánh công đồn) cho tôi được viết bài này. Các vị đã hy sinh tính mạng trong cuộc đụng độ, nhưng những vấn đề của Đồng Tâm là của rất nhiều người, của cả dân tộc này, chắc còn rất lâu mới tìm được hồi kết.
Những thông tin có được đến nay cho phép tôi nêu lại, đôi điều tạm kết luận, và đưa ra những câu hỏi chờ tương lai sẽ được làm sáng tỏ.
1. Vụ đụng độ Đồng Tâm là cao điểm của cả một quá trình từ những năm 1980 khi quyết định xây dựng sân bay Miếu Môn cạnh xã Đồng Tâm và có sử dụng một phần đất canh tác của xã này (cánh đồng Chênh). Sự việc đã có một cao trào diễn ra năm 2017 và khi đó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phải đến làng để trấn an dân chúng.
Lần này, đụng độ diễn ra ở cấp chiến dịch cao hơn: hơn 1.000 bộ đội, công an đã dùng đến hàng chục xe bọc thép, hàng chục km dây thép gai bùng nhùng, và quan trọng nhất là súng (ít nhất là súng, lựu hơi cay, súng đạn cao su) đã nổ, và chết chóc thương tâm nhiều người đã xảy ra...
Xin phép các linh hồn đã khuất trong vụ đụng độ (diễn ra như trận đánh công đồn) cho tôi được viết bài này. Các vị đã hy sinh tính mạng trong cuộc đụng độ, nhưng những vấn đề của Đồng Tâm là của rất nhiều người, của cả dân tộc này, chắc còn rất lâu mới tìm được hồi kết.
Những thông tin có được đến nay cho phép tôi nêu lại, đôi điều tạm kết luận, và đưa ra những câu hỏi chờ tương lai sẽ được làm sáng tỏ.
1. Vụ đụng độ Đồng Tâm là cao điểm của cả một quá trình từ những năm 1980 khi quyết định xây dựng sân bay Miếu Môn cạnh xã Đồng Tâm và có sử dụng một phần đất canh tác của xã này (cánh đồng Chênh). Sự việc đã có một cao trào diễn ra năm 2017 và khi đó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phải đến làng để trấn an dân chúng.
Lần này, đụng độ diễn ra ở cấp chiến dịch cao hơn: hơn 1.000 bộ đội, công an đã dùng đến hàng chục xe bọc thép, hàng chục km dây thép gai bùng nhùng, và quan trọng nhất là súng (ít nhất là súng, lựu hơi cay, súng đạn cao su) đã nổ, và chết chóc thương tâm nhiều người đã xảy ra...
2. Ở đây có hai việc cần phân biệt:
a/ Xây tường bao khẳng định đất quốc phòng theo quyết định của các cơ quan nhà nước. Việc này do quân đội làm từ ngày 31-12-2019 và diễn ra suôn sẻ, thậm chí nhiều báo còn đăng ảnh dân làng đun nước cử các cháu gái ra mời bộ đội xây tường... Khu vực xây tường đất quốc phòng tranh chấp ở đồng Chênh khá xa thôn Hoành là làng cụ Kình sống (gần 2km).
Tuy nhiên, có thể dân làng (theo nhiều báo thì bảo là một số phần tử bất hảo, nghiên hút) vẫn ấm ức và nghe theo người lãnh tụ tinh thần của họ là cựu chủ tịch xã Lê Đình Kình (cụ đã 84 tuổi) để phản đối bằng các hình thức nào đó (các báo không nói rõ) gây nên sự việc thứ hai.
Thôn Hoành là nơi mà chính quyền đã bị vô hiệu hóa (cán bộ nói dân không nghe, hình như đa số dân chỉ nghe cụ Kình, cụ hầu như trở thành lãnh đạo của làng (ngoài việc chỉ huy mấy cậu nghiện hút như báo lá cải nói), nhà cụ Kình trở thành đại bản doanh của làng). Chính điều này đã dẫn đến vụ việc thứ hai rất đau lòng. Ai đó quyết tâm phải bắt sống cụ Kình để khởi tố, giam giữ, thậm chí giết chết cụ.
b/ Đêm, rạng sáng 9-1-2020, tầm 2-3 giờ sáng, hàng mấy trăm công an các binh chủng với trang bị tận răng, chuẩn bị kỹ lưỡng (với trình độ công an Việt Nam) đến Thôn Hoành để bao vây, tấn công vào nhà cụ Kình. Cần nhớ là từ năm 2017, làng Hoành đã bảo vệ làng, không cho người lạ, kể cả công an vào làng mà không được sự đồng ý của “làng”, đứng đầu là cụ Kình.
Cuộc tấn công vào làng và vào nhà cụ Kình thật kinh hoàng (có thể xem các video có thể tin được do dân làng quay và các báo, đài truyền hình cũng đã phát).
3. Phía công an và các báo đã đưa tin: Công an bị chết (ngành công an gọi là hy sinh) 3 người:
- Thượng tá Nguyễn Duy Thịnh (sinh 1972), trung đoàn phó. Theo báo nhà nước: Chết khi ngồi trên mái nhà nào đó quan sát trận đánh bị dao phóng trúng người rồi bom xăng gây cháy làm chết.
- Trung úy Phạm Quốc Huy (sinh 1993), vợ là chị Quỳnh.
- Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (1992). Hai sĩ quan này có báo đang chết do sập hố rồi bị tưới xăng đốt chết.
Rất lạ là cho tới giờ phút này, hình ảnh minh chứng về 3 sĩ quan được cho là đã chết chưa ai công bố. Chỉ thấy báo “An ninh Thủ đô” đến chia buồn cùng gia đình và vài thông tin còn khá mơ hồ.
Tôi mong, nếu các anh ấy khi làm nhiệm vụ trên giao mà hy sinh, cũng cần nhanh chóng công khai, đưa thi thể về cho gia đình an táng kẻo sắp tết đến nơi, rồi còn phong thêm cấp chức, vinh danh cho an lòng linh hồn các anh ấy cũng như gia đình và xã hội.
Nhưng cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong thi hành công vụ. Để bắt cụ Kình 84 tuổi thiết nghĩ không nên làm vào đêm khuya như vậy, mà bắt cụ già 84 tuổi vào ban ngày chắc chắn an toàn cho các sĩ quan hơn. Việc bắt cụ già như vậy cũng chỉ cần 2 chiến sĩ, 1 sĩ quan cấp thiếu úy, trung úy là đủ, cần gì đến cả trung đoàn hùng hậu như vậy.
Hơn nữa, trang bị của ngành an ninh bây giờ quá khủng rồi (áo giáp, mặt nạ chống độc, vòi chữa cháy đầy mình). Huấn luyện kiểu gì mà trung tá, trung úy chết tức tưởi như vậy chỉ bởi sự chống đối của cụ già 84 tuổi (tất nhiên có thể như nhiều báo nói có hỗ trợ của vài người nghiện hút nữa) với toàn dao, gậy, chai xăng... Thấy bảo cụ Kình khi chết có cầm quả lựu đạn (chưa nổ)...
4. Phía dân (nhiều báo và ngành công an gọi là phía chống đối) nay đã chính thức thông báo cụ Lê Đình Kình đã chết (chết tại nhà hay bệnh viện cũng chưa rõ, nhưng chắc chết tại nhà vì sáng 10-1 đã thấy thông báo người chống đối có 1 người chết).
Nhiều tin đồn (có bằng chứng) người chết còn có thêm con trai cụ (Lê Đình Chức) và cả đứa cháu nội mới nhỏ tý... Ngôi nhà của cụ Kình bị đánh sập. Thông tin này cần được công bố chính thức 1 cách chính xác trấn an dư luận.
5. Sự việc Đồng Tâm quá đau lòng. Hậu quả và tác động của nó còn rất dài lâu. Chắc chắn vụ việc phải được ghi vào sử sách dân tộc. Thiết nghĩ, bất luận ai là người chủ mưu, ra lệnh, sự thể đến mức này không thể bưng bít thông tin được nữa. Cũng không thể để mặc cho dân chúng, nhất là cộng đồng mạng với sự tham gia tích cực của lực lượng “dư luận viên”, tùy tiện đưa tin thất thiệt, chửi bới mạt sát nhau gây chia rẽ sự thống nhất dân tộc...
Cần có tiếng nói chính thức của Nhà nước, của người đứng đầu các cơ quan cao nhất của Hà Nội, của quốc gia, ít nhất là lời chia buồn, chia tang với những người xấu số kể cả phía bên này và bên kia (tôi cũng chưa rõ ai bên này, ai bên kia), thậm chí quốc tang cho các nạn nhân và vụ việc Đồng Tâm cũng là xứng đáng.
6. Các báo (Việt Nam có 850 tờ báo) hãy thông tin trung thực, toàn cảnh, đó là trách nhiệm và quyền hạn của báo chí theo Luật Báo chí và Hiến pháp Việt Nam. Rất nhiều báo trước sự việc đau lòng này vẫn bàng quan đưa tin như không có chuyện gì. Thật buồn và đau lòng cho báo quá!
7. Hy vọng sẽ có ánh sáng cuối đường khi mọi chuyện được làm sáng tỏ trong tương lai.