VIỆT NAM, MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ
- Thứ tư - 24/01/2018 05:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Có loại hình nghệ thuật nào, nhà hát nào, sân khấu nào, trò chơi gì thu hút được sự quan tâm theo dõi, có khả năng mang tới niềm hạnh phúc tưng bừng cho mọi tầng lớp cư dân, có thể là chất keo kỳ diệu gắn kết cả hàng chục triệu người trong và ngoài nước, có thể là chất men say nuôi dưỡng tinh thần dân tộc sục sôi như bóng đá?”.
Vừa từ Hungary về Hà Nội chiều qua, tôi may mắn kịp xem trận bán kết Giải Vô địch U23 Châu Á - Quatar vs Việt Nam -, một trận đấu đầy kịch tính, với màn đá 11 m luân lưu nhiều lúc làm hàng triệu người hâm mộ Việt muốn đứng tim. Tôi cũng đã ra đường để hòa vào dòng người bất tận trên các tuyến phố, trong cơn bão của niềm vui chiến thắng. Và đến giờ, gần ba giờ sáng vẫn ngồi lướt mạng xem cả nước đổ xuống đường, trùng trùng điệp điệp cờ đỏ sao vàng.
Nếu như ở Brazil hay một số quốc gia khác, bóng đá được coi như một thứ tín ngưỡng, thì ở Việt Nam chúng ta có thể gọi sự cuồng nhiệt này, nỗi đam mê này là gì, xin hỏi các nhà ngôn ngữ, các nhà xã hội học, các nhà thông thái? Bởi theo tôi, trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, bóng đá còn hơn thế, còn trên cả mọi thứ tín ngưỡng. Thử hỏi có thứ tôn giáo nào, chỉ trong vòng 90 hay 120 phút, có thể gây nên cơn địa chấn tưng bừng trong trái tim hàng chục triệu con người như thế? Có loại hình nghệ thuật nào, nhà hát nào, sân khấu nào, trò chơi gì thu hút được sự quan tâm theo dõi, có khả năng mang tới niềm hạnh phúc tưng bừng cho mọi tầng lớp cư dân, có thể là chất keo kỳ diệu gắn kết cả hàng chục triệu người trong và ngoài nước, có thể là chất men say nuôi dưỡng tinh thần dân tộc sục sôi như bóng đá?
Cách đây không lâu, tôi có dịp tham dự cuộc gặp mặt “Nhà văn với sứ mệnh Đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, với mục tiêu đề ra rất nhiều kỳ vọng: các nhà văn một thời ở hai bên chiến tuyến, bằng văn học nghệ thuật, bằng ngòi bút và tiếng nói của mình hãy đi đầu trong quá trình hàn gắn những vết thương lòng, sự ngăn cách trong tâm hồn người Việt với người Việt, để hơn bốn chục năm sau chiến tranh lòng những con dân cùng một cội bớt đi sự ly tán, để dân tộc trở về một mối.
Phải nói thực, dù cuộc gặp mặt được chuẩn bị rất chu đáo công phu với nhiều thiện ý, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, chưa hẳn đã khiến chúng ta hài lòng.
Thế nhưng bóng đá, theo cách riêng của nó, đã làm rất tuyện vời công việc mà chúng ta các nhà văn, nghệ sĩ, các chính khách, các nhà ngoại giao... chưa làm được, đó là hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong niềm hâm mộ cuồng nhiệt, trong tình yêu bóng đá say mê, trong khát vọng chiến thắng cháy bỏng, thì dân tộc ta là một, là thống nhất, không phân biệt bắc Trung Nam, không có bên này bên kia, không có trong nước và hải ngoại: chỉ có một Việt Nam, đất nước thân yêu của mỗi chúng ta và của tất cả chúng ta.
Nếu như ở Brazil hay một số quốc gia khác, bóng đá được coi như một thứ tín ngưỡng, thì ở Việt Nam chúng ta có thể gọi sự cuồng nhiệt này, nỗi đam mê này là gì, xin hỏi các nhà ngôn ngữ, các nhà xã hội học, các nhà thông thái? Bởi theo tôi, trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, bóng đá còn hơn thế, còn trên cả mọi thứ tín ngưỡng. Thử hỏi có thứ tôn giáo nào, chỉ trong vòng 90 hay 120 phút, có thể gây nên cơn địa chấn tưng bừng trong trái tim hàng chục triệu con người như thế? Có loại hình nghệ thuật nào, nhà hát nào, sân khấu nào, trò chơi gì thu hút được sự quan tâm theo dõi, có khả năng mang tới niềm hạnh phúc tưng bừng cho mọi tầng lớp cư dân, có thể là chất keo kỳ diệu gắn kết cả hàng chục triệu người trong và ngoài nước, có thể là chất men say nuôi dưỡng tinh thần dân tộc sục sôi như bóng đá?
Cách đây không lâu, tôi có dịp tham dự cuộc gặp mặt “Nhà văn với sứ mệnh Đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, với mục tiêu đề ra rất nhiều kỳ vọng: các nhà văn một thời ở hai bên chiến tuyến, bằng văn học nghệ thuật, bằng ngòi bút và tiếng nói của mình hãy đi đầu trong quá trình hàn gắn những vết thương lòng, sự ngăn cách trong tâm hồn người Việt với người Việt, để hơn bốn chục năm sau chiến tranh lòng những con dân cùng một cội bớt đi sự ly tán, để dân tộc trở về một mối.
Phải nói thực, dù cuộc gặp mặt được chuẩn bị rất chu đáo công phu với nhiều thiện ý, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, chưa hẳn đã khiến chúng ta hài lòng.
Thế nhưng bóng đá, theo cách riêng của nó, đã làm rất tuyện vời công việc mà chúng ta các nhà văn, nghệ sĩ, các chính khách, các nhà ngoại giao... chưa làm được, đó là hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong niềm hâm mộ cuồng nhiệt, trong tình yêu bóng đá say mê, trong khát vọng chiến thắng cháy bỏng, thì dân tộc ta là một, là thống nhất, không phân biệt bắc Trung Nam, không có bên này bên kia, không có trong nước và hải ngoại: chỉ có một Việt Nam, đất nước thân yêu của mỗi chúng ta và của tất cả chúng ta.
Cảm ơn U23 Việt Nam hôm nay đã cho tôi ấn tượng tuyệt vời này, cảm xúc tuyệt vời này!
Có thể ở những giải sau này, năm hay mười năm nữa, chúng ta không lặp lại được thành tích kỳ diệu như năm nay. Bởi thành tích ở một cuộc chơi lớn tầm châu lục, cần có hội tụ của rất nhiều yếu tố: sự xuất hiện của một lứa cầu thủ tài năng, một ban huấn luyện giỏi, cả bàn tay thân thiện của Thần may mắn nữa… Tuy nhiên, dù trận chung kết còn đang ở phía trước, bất luận kết quả của trận đấu quan trọng nhất trong lịch sử hơn một thế kỷ nay của môn túc cầu Việt sẽ ra sao, thì câu chuyện cổ tích thời nay của đội tuyển U23 Việt Nam mà chúng ta đang chứng kiến, cũng đặt ra nhiều gợi mở và cảm hứng.
Trước hết là nó cho chúng ta hy vọng: với ý chí và lòng quả cảm, với tinh thần đoàn kết, với niềm tin vững chắc vào chiến thắng, chúng ta có thể vượt qua những giới hạn mà xưa nay chúng ta nghĩ chúng ta khó có thể vượt qua được. Đó là bài học lớn nhất khi câu chuyện bóng đá không chỉ còn là bóng đá.