UKRAINE: CHÍN THÁNG CỦA NHỮNG CÂU TRẢ LỜI VỚI LỊCH SỬ
- Thứ năm - 24/11/2022 15:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Có lẽ đây sẽ là một bước ngoặt của lịch sử. Bằng chiến thắng của mình trước Putin, người Ukraine đã chiến đấu cho nền độc lập chắc chắn của tất cả các quốc gia đã từng nằm trong không gian Xô-viết cũ. Bằng câu trả lời dứt khoát này trước lịch sử: không, chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại với quá khứ thuộc địa, người Ukraine đã viết nên những trang sử mới của lịch sử dân tộc mình” - tác giả Phúc Lai từ Hà Nội về 9 tháng gian khổ của quân dân Ukraine.
Vậy là chúng ta đã trải qua chín tháng của cuộc chiến tranh mà Putin mang sang nước láng giềng Ukraine. Nói “trải qua chín tháng” không đơn thuần là sự lo lắng khắc khoải, mà phải nói là cái sự nó “trải qua đủ các cung bậc cảm xúc” thậm chí có những lúc cảm thấy nhiều điều hài hước. Tôi còn nhớ trong những ngày đầu của cuộc chiến, khi nó chưa cho thấy những thiệt hại nhân mạng nặng nề cho cả hai bên, ngay cả tôi cũng chưa hình dung ra tính khốc liệt, mà vẫn chỉ nghĩ nó như một... chiến dịch quân sự đặc biệt.
Lúc đó tôi cũng cứ cho rằng cái chiến dịch này chỉ mang tính chất “dằn mặt” rồi Putin đủ khôn ngoan để rút quân, dù thắng hay thua. Vì vậy cái cảm giác của tôi có lẽ đã đúng: họ (quân Nga) chỉ mang theo những trang thiết bị với số lượng vừa phải, đặc biệt là đạn dược và quân nhu, chỉ đủ cho vài ngày. Họ cũng không lường trước được lúc đó lại có một số ngày lạnh muộn của mùa đông kéo dài sang xuân, nên không chuẩn bị cả thiết bị sưởi.
Vì vậy, họ thì nghĩ rằng đó là một chuyến công tác nước ngoài, hay như một cuộc dạo chơi. Còn chúng ta ngoài lo lắng cho chính phủ của ông Zelensky, vẫn có chung cảm giác ấy. Cũng vì vậy, khi thấy người Nga có những hành xử kỳ dị đến mức hài hước và rất phi quân sự, chúng ta còn đùa với nhau trên mạng xã hội. Chúng ta không hình dung được mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Chỉ khi những con số thiệt hại nhân mạng – đầu tiên là của lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, những người đáng nhẽ ra sang Ukraine để làm nhiệm vụ tiếp quản chính quyền, thì lại phải cầm súng đánh nhau, tôi đã rất sửng sốt. Lúc này tôi mới dần hiểu về bản chất của cuộc chiến.
Tinh thần độc lập của những người Ukraine cho một quốc gia tự chủ không phụ thuộc cả vào lịch sử Nga Sa hoàng, lịch sử Xô-viết và đoạn tuyệt luôn cả tương lai với một nước Nga độc tài, đã làm cho tất cả bất ngờ, và người chắc chắn bị bất ngờ nhất là Putin. Có thể các báo cáo đến với ông ta đã “được” làm méo mó đi, nhưng nó vẫn không thể che giấu cái khó khăn hiển nhiên của quân đội của ông ta trên chiến trường. Lúc này nếu có dối trá, chỉ là loanh quanh đổ lỗi chứ không còn là thổi phồng kết quả và giảm nhẹ thiệt hại nữa.
Sa lầy là sa lầy. Giai đoạn đầu của cuộc chiến và cà thời gian đệm giữa hai chiến dịch, được đánh dấu bằng một mốc son là chiến công cầm cự của những người anh hùng Azovstal.
Chính cái lúc nặng nề nhất cho chúng ta, những người ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của người Ukraine lại là hồi mùa hè, khi người Nga quay sang Donbas. Mặc dù biết là họ chẳng thể “gặm” được nhiều đất của Ukraine cho lắm, nhưng vẫn mong là họ thất bại. Chỉ những người chơi cờ sau này mới hiểu, khoảng 80 ngày giằng dai giữ cặp hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk như hai con mã bị Nga truy đuổi, trong thời gian đó người Ukraine đã chuẩn bị cho mình những “con xe” thậm chí cả “quân hậu” mà khi chúng lâm trận được sử dụng tài tình làm chuyển biến toàn bộ cuộc chiến.
Đến nay rất nhiều người vẫn băn khoăn rằng tại sao cũng chính là những vũ khí vô tri đó, và người Nga không phải không có – thậm chí ở giai đoạn đầu khi chứng kiến những hỉ hả của người Việt Nam ủng hộ Putin, chỉ thấy một sức mạnh kinh khủng và đáng sợ – vậy mà tại sao họ lại sa vào khó khăn? Chúng ta đã bàn luận quá nhiều lần về lý do của nó, là người Nga vẫn giữ những gì họ có để bước vào trận đánh, trong đó có sự lạc hậu, cồng kềnh và quan liêu mang tính hệ thống của bộ máy chiến tranh kiểu quân đội Xô-viết, có sự đóng góp của nạn tham nhũng làm cho nó còn tệ hơn cả thời Xô-viết.
Đến thời điểm hết chín tháng chiến tranh, tôi muốn nói rằng đó là sự đoạn tuyệt – sự đoạn tuyệt của người Ukraine với tất cả những gì rơi rớt của quân đội và nguyên tắc tổ chức chính quyền Xô-viết. Những gì họ đã bắt tay vào làm khoảng 2-3 năm trước chiến tranh, nay đã được khẳng định dứt khoát là phải tiếp tục đi con đường đó. Nhưng cũng chính nhờ những kiến thức về quân đội Xô-viết và chính từ những yếu kém của họ trước đây, giúp họ, những người sĩ quan và binh lính Ukraine khai thác rất hiệu quả các điểm yếu của quân đội Nga.
Hồi đó – thời điểm mà đầu tiên là những khẩu M-777 ra trận, quân đội Nga trên chiến trường Ukraine vẫn là một sức mạnh kinh khủng, đặc biệt về quy mô, tầm vóc - chia sẻ với tôi những lo lắng của mình có rất nhiều người bạn mạng xã hội, và tôi đều nói rằng: quân đội Nga rất to lớn nhưng “họ sẽ sụp đổ bởi chính sức nặng của mình” (tôi cho nó vào trong ngoặc kép vì sẽ quay lại với nó một lần nữa). Cỗ máy chiến tranh của người Nga nặng nề cồng kềnh, chỉ cần biết phá hỏng bánh răng nào trong đó thì nó sẽ vỡ vụn không sớm thì muộn. Và người Ukraine đã làm đúng như thế. Đến khi có HIMARS, chiến thắng của người Ukraine đã là cầm chắc trong tay.
Nếu như hồi cuộc chiến được bảy tháng chúng ta còn thấy choáng váng vì tốc độ bỏ chạy của người Nga ở Izyum và Kupyansk, rồi còn Lyman nữa thì bây giờ chúng ta vẫn còn ngất ngây vì sự kiện giải phóng Kherson. Có lẽ chưa có ai hiểu người Nga như người Ukraine, và cũng có lẽ chưa có quân đội nào lại sáng tạo như những gì người Ukraine đang làm. Giải phóng thành phố Kherson và những phần xung quanh nó thuộc hữu ngạn sông Dnipro không tốn một viên đạn. Đúng là người Nga chiếm nó dễ dàng như thế nào thì bây giờ người Ukraine cũng chiếm lại nó dễ dàng như thế.
Chỉ có một điều khác, là người Ukraine bỏ thành phố Kherson vì bị phản bội, còn người Nga bây giờ bỏ thành phố Kherson vì đói khát.
Lúc đó tôi cũng cứ cho rằng cái chiến dịch này chỉ mang tính chất “dằn mặt” rồi Putin đủ khôn ngoan để rút quân, dù thắng hay thua. Vì vậy cái cảm giác của tôi có lẽ đã đúng: họ (quân Nga) chỉ mang theo những trang thiết bị với số lượng vừa phải, đặc biệt là đạn dược và quân nhu, chỉ đủ cho vài ngày. Họ cũng không lường trước được lúc đó lại có một số ngày lạnh muộn của mùa đông kéo dài sang xuân, nên không chuẩn bị cả thiết bị sưởi.
Vì vậy, họ thì nghĩ rằng đó là một chuyến công tác nước ngoài, hay như một cuộc dạo chơi. Còn chúng ta ngoài lo lắng cho chính phủ của ông Zelensky, vẫn có chung cảm giác ấy. Cũng vì vậy, khi thấy người Nga có những hành xử kỳ dị đến mức hài hước và rất phi quân sự, chúng ta còn đùa với nhau trên mạng xã hội. Chúng ta không hình dung được mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. Chỉ khi những con số thiệt hại nhân mạng – đầu tiên là của lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, những người đáng nhẽ ra sang Ukraine để làm nhiệm vụ tiếp quản chính quyền, thì lại phải cầm súng đánh nhau, tôi đã rất sửng sốt. Lúc này tôi mới dần hiểu về bản chất của cuộc chiến.
Tinh thần độc lập của những người Ukraine cho một quốc gia tự chủ không phụ thuộc cả vào lịch sử Nga Sa hoàng, lịch sử Xô-viết và đoạn tuyệt luôn cả tương lai với một nước Nga độc tài, đã làm cho tất cả bất ngờ, và người chắc chắn bị bất ngờ nhất là Putin. Có thể các báo cáo đến với ông ta đã “được” làm méo mó đi, nhưng nó vẫn không thể che giấu cái khó khăn hiển nhiên của quân đội của ông ta trên chiến trường. Lúc này nếu có dối trá, chỉ là loanh quanh đổ lỗi chứ không còn là thổi phồng kết quả và giảm nhẹ thiệt hại nữa.
Sa lầy là sa lầy. Giai đoạn đầu của cuộc chiến và cà thời gian đệm giữa hai chiến dịch, được đánh dấu bằng một mốc son là chiến công cầm cự của những người anh hùng Azovstal.
Chính cái lúc nặng nề nhất cho chúng ta, những người ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của người Ukraine lại là hồi mùa hè, khi người Nga quay sang Donbas. Mặc dù biết là họ chẳng thể “gặm” được nhiều đất của Ukraine cho lắm, nhưng vẫn mong là họ thất bại. Chỉ những người chơi cờ sau này mới hiểu, khoảng 80 ngày giằng dai giữ cặp hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk như hai con mã bị Nga truy đuổi, trong thời gian đó người Ukraine đã chuẩn bị cho mình những “con xe” thậm chí cả “quân hậu” mà khi chúng lâm trận được sử dụng tài tình làm chuyển biến toàn bộ cuộc chiến.
Đến nay rất nhiều người vẫn băn khoăn rằng tại sao cũng chính là những vũ khí vô tri đó, và người Nga không phải không có – thậm chí ở giai đoạn đầu khi chứng kiến những hỉ hả của người Việt Nam ủng hộ Putin, chỉ thấy một sức mạnh kinh khủng và đáng sợ – vậy mà tại sao họ lại sa vào khó khăn? Chúng ta đã bàn luận quá nhiều lần về lý do của nó, là người Nga vẫn giữ những gì họ có để bước vào trận đánh, trong đó có sự lạc hậu, cồng kềnh và quan liêu mang tính hệ thống của bộ máy chiến tranh kiểu quân đội Xô-viết, có sự đóng góp của nạn tham nhũng làm cho nó còn tệ hơn cả thời Xô-viết.
Đến thời điểm hết chín tháng chiến tranh, tôi muốn nói rằng đó là sự đoạn tuyệt – sự đoạn tuyệt của người Ukraine với tất cả những gì rơi rớt của quân đội và nguyên tắc tổ chức chính quyền Xô-viết. Những gì họ đã bắt tay vào làm khoảng 2-3 năm trước chiến tranh, nay đã được khẳng định dứt khoát là phải tiếp tục đi con đường đó. Nhưng cũng chính nhờ những kiến thức về quân đội Xô-viết và chính từ những yếu kém của họ trước đây, giúp họ, những người sĩ quan và binh lính Ukraine khai thác rất hiệu quả các điểm yếu của quân đội Nga.
Hồi đó – thời điểm mà đầu tiên là những khẩu M-777 ra trận, quân đội Nga trên chiến trường Ukraine vẫn là một sức mạnh kinh khủng, đặc biệt về quy mô, tầm vóc - chia sẻ với tôi những lo lắng của mình có rất nhiều người bạn mạng xã hội, và tôi đều nói rằng: quân đội Nga rất to lớn nhưng “họ sẽ sụp đổ bởi chính sức nặng của mình” (tôi cho nó vào trong ngoặc kép vì sẽ quay lại với nó một lần nữa). Cỗ máy chiến tranh của người Nga nặng nề cồng kềnh, chỉ cần biết phá hỏng bánh răng nào trong đó thì nó sẽ vỡ vụn không sớm thì muộn. Và người Ukraine đã làm đúng như thế. Đến khi có HIMARS, chiến thắng của người Ukraine đã là cầm chắc trong tay.
Nếu như hồi cuộc chiến được bảy tháng chúng ta còn thấy choáng váng vì tốc độ bỏ chạy của người Nga ở Izyum và Kupyansk, rồi còn Lyman nữa thì bây giờ chúng ta vẫn còn ngất ngây vì sự kiện giải phóng Kherson. Có lẽ chưa có ai hiểu người Nga như người Ukraine, và cũng có lẽ chưa có quân đội nào lại sáng tạo như những gì người Ukraine đang làm. Giải phóng thành phố Kherson và những phần xung quanh nó thuộc hữu ngạn sông Dnipro không tốn một viên đạn. Đúng là người Nga chiếm nó dễ dàng như thế nào thì bây giờ người Ukraine cũng chiếm lại nó dễ dàng như thế.
Chỉ có một điều khác, là người Ukraine bỏ thành phố Kherson vì bị phản bội, còn người Nga bây giờ bỏ thành phố Kherson vì đói khát.
Khi Putin tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào Liên bang Nga, tôi đã bình luận đó là một trò nực cười và chẳng có ý nghĩa vì với cuộc chiến. Chắc hẳn những người Việt Nam ủng hộ ông ta đã từng cười vào những ý tưởng giống của tôi lúc đó, vì họ cho rằng người Nga sẽ “đứng dậy bảo vệ Tổ quốc như trong Chiến tranh Vệ quốc ngày xưa...”. Xin thưa với các vị, rất nhiều điều các vị đọc, xem, nghe... về cái cuộc Chiến tranh Thần thánh đó, nó chỉ là một mặt thôi.
Còn rất nhiều những mặt trái của nó, như tính chất nướng quân của phương pháp tác chiến của chỉ huy Hồng quân, không ai nói cho các vị nghe. Còn bao nhiêu người Nga trốn tránh không ra trận bảo vệ Tổ quốc, họ không kể cho các vị nghe. Còn bao nhiên thương binh Nga bị Stalin nhốt vào những trại không khác gì trại tù, không được hưởng bất cứ một chế độ nào hết ngoài sự chăm sóc như với con vật, chẳng ai kể cho các vị nghe cả. Cũng không ai kể cho các vị tại sao Hồng quân lại bị quân Đức bắt đến hàng triệu người, cả đầu hàng và bị bỏ rơi trong vòng vây.
Cũng chẳng ai kể cho các vị nghe xem bao nhiêu người phụ nữ Berlin bị Hồng quân hãm hiếp trong tháng 5/1945 và những gì họ đã làm ở Budapest cùng thời gian đó.
Đó là lý do tôi nói rằng, sáp nhập là một trò hề và chẳng giúp gì cho cuộc chiến tranh cả. Dù là sau đó Putin có ký lệnh “động viên một phần” thì cũng chẳng ý nghĩa gì, thậm chí còn làm cho bộ máy chiến tranh của ông ta nặng nề hơn. Nực cười cho những người Việt, thậm chí có cả một ông PP gì đó tự cho mình quan trọng khi viết được nhiều bài khi thăm nước Nga, viết cả một bài trên Facebook với hàng nghìn người “bấm thích” rằng người Nga sẽ không bao giờ chịu thua. Không sao, không bao giờ chịu thua thì vẫn cứ phải cho các ông ấy thua.
Lúc đó tôi chỉ biết nói rằng, bàn nhảm thế nào cũng được, Putin có làm trò gì cũng được, nhưng những người lính Nga đang bảo vệ thành phố Kherson là những con người cụ thể, không ai cản họ được khi dạ dày lép và băng đạn thì rỗng, khi đó thì chỉ có bỏ chạy. Hãy tìm đọc những câu chuyện ký ức Chiến tranh Vệ quốc khi người lính Nga hoảng loạn rơi vào tình thế tuyệt vọng vì bị bỏ rơi trong vòng vây, lúc đó thì chẳng có Tổ quốc nào cả. Những câu chuyện như vậy không chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, khi người Đức tiến như chẻ tre, mà nó còn lẻ tẻ có cả ở những năm tháng sau của nó, tức là khi người Đức đã thua. Người lính Đức vẫn là những người lính của quân đội có khả năng tác chiến vượt trội thỉnh thoảng vẫn đẩy một vài đơn vị Hồng quân vào tình thế tuyệt vọng và bị thiệt hại nặng.
Một trong những nguyên nhân chính của những bi kịch dạng đó là chỉ huy Hồng quân đưa ra những mệnh lệnh duy ý chí, giời ơi và bất chấp tính mạng binh sĩ. Đó là những điều mà có lẽ, đã mang tính truyền thống đến tận quân đội Nga ngày nay. Nếu quý vị biết những điều này thì sẽ hiểu mặc dù quân Nga “đang bảo vệ Tổ quốc Nga ở Kherson” thật đấy nhưng chạy thì chắc chắn vẫn sẽ chạy như... bình thường. Cũng đừng bao giờ nên nghĩ rằng họ vẫn bỏ chạy như năm 1941-1942 đã từng rút lui nhưng sau đó lại “quật lại” được. Khi “quật lại” thì trước đó, trong thời gian rút lui họ đã xây dựng được một quân đội khổng lồ cả về quân số và khí tài. Và để có được lượng khí tài đó, ngoài công nghiệp quốc phòng xuất sắc của chế độ Xô-viết (với 38.000 cái máy tiện Lend-lease từ Mỹ!) thì còn có lượng vật tư khổng lồ của Hoa Kỳ.
Mà lịch sử đã chứng minh, một quốc gia không thể chiến thắng trong chiến tranh nếu không có một nền công nghiệp vượt trội cả về công nghệ lẫn năng lực sản xuất. Và đó cũng là lý do là nếu Putin càng kéo dài chiến tranh, thì ông ta sẽ càng đẩy nước mình đến bờ vực của sự sụp đổ. Liên Xô trước đây sụp đổ vì chính sức mạnh của nó thì nước Nga của hiện tại cũng sẽ như vậy, sụp đổ như Liên Xô ngày xưa và quân đội của chính mình ngày nay.
Đúng như người ta nói: Putin không bao giờ chịu thua, và lão ta chuyển sang bắn phá các mục tiêu dân sự, điều chỉ làm nức lòng những kẻ hâm mộ lão ta và đã từ lâu đánh mất lương tâm của con người. Kế hoạch bắn phá chỉ gây thêm những thảm họa nhân đạo cho người dân, chứ không có ý nghĩa về mặt quân sự, và chẳng thể cứu vãn được thất bại của quân đội Putin. Việc Putin liên tục bắn tin muốn đàm phán, thể hiện rất rõ kế hoạch của lão ta: muốn đàm phán trên thế thượng phong, mà lúc này thế thượng phong đó được tạo ra bởi những cơn mưa tên lửa.
Nhưng nếu người Ukraine chống trả hiệu quả những “cơn mưa” đó thì ắt đến ngày kho tên lửa phải cạn, và Putin sẽ bước vào một niềm thất vọng mới. Cứ cho ông ta ngoan cố đi, rồi cũng đến ngày không còn cái gì nữa để mà ngoan cố, lúc đó có muốn không chịu thua cũng không được. Cuối cùng cái gì phải đến đã đến: Nghị viện NATO công nhận Nga là “nhà nước khủng bố”, kêu gọi thành lập tòa án đặc biệt để “xét xử và tuyên án” tên khủng bố này (ngày 21/11). Đây là động thái mới nhất của Phương Tây thể hiện rõ thái độ của mình đối với hành động xâm lược của nước Nga Putin.
Chín tháng không chỉ là những cung bậc cảm xúc, khi chứng kiến người dân thành phố Kherson chào đón bộ đội ta trở về, chúng ta còn thấy xúc động. Thêm một câu trả lời nữa cho Putin và những người ủng hộ lão ta: chỉ cần quân Nga kéo đến là người dân sẽ tự động theo họ – ồ đâu có phải! Một bà lão lập cập đào ở ven con đường nhỏ lá quốc kỳ Ukraine như biết chắc sẽ có ngày nó được đàng hoàng treo lại. Câu trả lời đã quá thích đáng: không có Putin, không có Nga nào thuyết phục được họ, và cũng chẳng có ai ở đây là phát-xít, chỉ có quân xâm lược là phát-xít.
Vậy là đã dứt khoát với tất cả những gì rơi rớt lại của lịch sử – nào là “Nga – Ukraine là anh em” – anh em gì mà bắn nát hết cả nhà cửa ruộng vườn người ta như thế! – nào là “dân tộc Ukraine không tồn tại, mà họ là một nhánh nào đó của dân tộc Nga” – làm gì có chuyện như thế khi một bên đang chứng minh họ là tập đoàn người rất khác: văn minh, sáng tạo, đàng hoàng... còn bên những kẻ xâm lược thì là một quân đội mọi rợ với những hành vi kẻ cướp.
Người Ukraine đã dứt điểm trả lời thay cho tất cả những dân tộc đã từng bị giam hãm trong cái cũi Xô-viết cũ: không ai muốn quay trở lại với nó, còn nếu Putin muốn quẳng nước Nga vào cái máng lợn Xô-viết đó thì xin cứ việc. Xin bạn đọc “Nhịp cầu Thế giới” (NCTG) hiểu giúp ở đây không có sự bôi nhọ quá khứ Xô-viết của họ – mà người bôi nhọ Xô-viết không phải ai khác, chính là Putin. Ông ta muốn phục hồi lại đế chế thực dân Nga Sa hoàng và thỉnh thoảng mượn cái áo Xô-viết khoác lên khi thấy cần. Chính ông ta phản bội lại tư tưởng Xô-viết của Lênin khi chỉ trích ông ta đã trao độc lập cho các nước thuộc địa cũ của Sa hoàng.
Có lẽ đây sẽ là một bước ngoặt của lịch sử. Bằng chiến thắng của mình trước Putin, người Ukraine đã chiến đấu cho nền độc lập chắc chắn của tất cả các quốc gia đã từng nằm trong không gian Xô-viết cũ. Bằng câu trả lời dứt khoát này trước lịch sử: không, chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại với quá khứ thuộc địa, người Ukraine đã viết nên những trang sử mới của lịch sử dân tộc mình.
Và các dân tộc của Liên Xô cũ cũng sẽ chịu ơn họ, họ đã chiến đấu thay cho tất cả. Vinh quang Ukraine!