“TỰ DO NGÔN LUẬN” V.S “LỆNH MIỆNG”
- Thứ bảy - 05/09/2015 18:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đỗ Hùng có thể có lỡ trớn trong việc thích giỡn vui nhưng không có nghĩa là ai đó được dùng một lệnh nào đó để cắt chức hay tước thẻ nhà báo ngay và luôn. Mọi quyết định miễn nhiệm hoặc rút thẻ nhà báo của Đỗ Hùng chỉ nên được đưa ra khi đã xem xét kỹ các yếu tố quy định pháp luật đảm bảo quyền tự do ngôn luận”. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp - Chưa bao giờ cần hơn
“Em hồn nhiên rồi em có bình yên?”
Năm 2006 khi Facebook bắt đầu lan sang Việt Nam thì một chị bạn được mời mở tài khoản. Hồi đó hiếm người có tài khoản vì nếu muốn mở phải nhận được một lời mời từ một người nào đó đến từ một người nào đó có mối liên hệ. Rồi chị hỏi tôi có muốn dùng không để gửi lời mời.
Tôi cũng lăn tăn lắm vì chưa biết Facebook là cái chi chi. Có gì hay ho? Có ảnh hưởng gì không tới cuộc sống, tới công việc? Nói chung là chưa tính được “lợi hại” thế nào?
Rồi lại có lần chị cũng lăn tăn hỏi tôi chị có nên chấp nhận lời ngỏ kết bạn từ sếp lớn của chị vào danh sách bạn bè không. Những lăn tăn ban đầu ấy rồi chỉ là những thứ bé xíu chúng tôi háo hức khám phá một thế giới khác, được chia sẻ, được tương tác với bạn bè khắp nơi. Chúng tôi chia sẻ các tài liệu, các đường dẫn vui vẻ, đăng tải cảm xúc cá nhận và tất nhiên khai thác nó phục vụ công việc.
Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tin nóng, thông tin bên lề từ các trang của các nhà báo kiêm facebooker khi họ (hồn nhiên hoặc cố tình) đăng tải lên trong khi những thông tin này không tìm thấy trên tờ báo nơi họ làm việc. Nhiều facebooker bày tỏ quan điểm và đưa thông tin khác xa với bài báo chính họ đứng tên (có thể do những thông tin ấy đã bị “biên tập” lại hoặc cắt bỏ).
Có những nhà báo lại nổi nhờ tung những thông tin riêng họ có được khi đi tác nghiệp với tư cách nhà báo, đại diện toà báo (mà nếu là dân thường bạn không bao giờ khai thác hay quan sát để có được)… Có nhà báo chuyên viết về văn hóa nhưng trên trang riêng của mình lại văng tục, chửi bậy rất vô văn hóa… Họ cứ hồn nhiên như thế ở cái thuở Facebook còn hồng hoang.
Rồi một lần trong lúc tìm kiếm thông tin phục vụ công việc, chị bạn tôi bảo: “Này, tao thấy các bạn phóng viên báo chí Việt Nam đang bị lẫn giữa công với tư trên mạng xã hội. Họ cần phải học thêm các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Cái gì được đăng, cái gì không nên vì nếu không, chúng sẽ tự hại mình!”. Chẳng bao lâu sau thì có vụ kiện tụng giữa Blogger Cô gái Đồ Long và ca sĩ Phương Thanh.
Và cũng chẳng bao lâu sau đó, Blogger Cô gái Đồ Long bị bắt và bị xử án tù vì thông tin cô đăng trên mạng xã hội. (Tất nhiên, vụ này cũng có nhiều thứ tranh cãi liên quan đến tự do báo chí và cần được mổ xẻ mà nếu được tôi sẽ viết trong phạm vi bài khác).
Nếu ai từng là thành viên trang diễn đàn Nhà báo Việt Nam (Vietnam Journalism - VJ Forum) mà hiện giờ còn vài thành viên chủ chốt đang sinh hoạt trên Facebook với tài khoản VietnamJournalism thì cũng có thể biết, chúng tôi từng trao đổi nhiều vấn đề liên quan tới nghiệp vụ và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Chúng tôi chia sẻ tài liệu các bộ quy tắc này bản gốc và để rộng hơn, có anh chị em dành thời gian dịch chuyển ngữ hẳn bộ quy tắc của một số tờ báo nước ngoài để mọi người tham khảo và tham chiếu cho các phát ngôn hoặc hành vi của mình. Tôi tin, những người từng là VJer hiểu rõ. Tôi cũng tin trong mỗi việc các anh chị em làm, họ đều có kim chỉ nam là các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đó.
Chúng tôi hiểu nhau, thân nhau và tôn trọng nhau cũng nhờ cùng chung những trăn trở và suy nghĩ đó.
Năm 2006 khi Facebook bắt đầu lan sang Việt Nam thì một chị bạn được mời mở tài khoản. Hồi đó hiếm người có tài khoản vì nếu muốn mở phải nhận được một lời mời từ một người nào đó đến từ một người nào đó có mối liên hệ. Rồi chị hỏi tôi có muốn dùng không để gửi lời mời.
Tôi cũng lăn tăn lắm vì chưa biết Facebook là cái chi chi. Có gì hay ho? Có ảnh hưởng gì không tới cuộc sống, tới công việc? Nói chung là chưa tính được “lợi hại” thế nào?
Rồi lại có lần chị cũng lăn tăn hỏi tôi chị có nên chấp nhận lời ngỏ kết bạn từ sếp lớn của chị vào danh sách bạn bè không. Những lăn tăn ban đầu ấy rồi chỉ là những thứ bé xíu chúng tôi háo hức khám phá một thế giới khác, được chia sẻ, được tương tác với bạn bè khắp nơi. Chúng tôi chia sẻ các tài liệu, các đường dẫn vui vẻ, đăng tải cảm xúc cá nhận và tất nhiên khai thác nó phục vụ công việc.
Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tin nóng, thông tin bên lề từ các trang của các nhà báo kiêm facebooker khi họ (hồn nhiên hoặc cố tình) đăng tải lên trong khi những thông tin này không tìm thấy trên tờ báo nơi họ làm việc. Nhiều facebooker bày tỏ quan điểm và đưa thông tin khác xa với bài báo chính họ đứng tên (có thể do những thông tin ấy đã bị “biên tập” lại hoặc cắt bỏ).
Có những nhà báo lại nổi nhờ tung những thông tin riêng họ có được khi đi tác nghiệp với tư cách nhà báo, đại diện toà báo (mà nếu là dân thường bạn không bao giờ khai thác hay quan sát để có được)… Có nhà báo chuyên viết về văn hóa nhưng trên trang riêng của mình lại văng tục, chửi bậy rất vô văn hóa… Họ cứ hồn nhiên như thế ở cái thuở Facebook còn hồng hoang.
Rồi một lần trong lúc tìm kiếm thông tin phục vụ công việc, chị bạn tôi bảo: “Này, tao thấy các bạn phóng viên báo chí Việt Nam đang bị lẫn giữa công với tư trên mạng xã hội. Họ cần phải học thêm các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Cái gì được đăng, cái gì không nên vì nếu không, chúng sẽ tự hại mình!”. Chẳng bao lâu sau thì có vụ kiện tụng giữa Blogger Cô gái Đồ Long và ca sĩ Phương Thanh.
Và cũng chẳng bao lâu sau đó, Blogger Cô gái Đồ Long bị bắt và bị xử án tù vì thông tin cô đăng trên mạng xã hội. (Tất nhiên, vụ này cũng có nhiều thứ tranh cãi liên quan đến tự do báo chí và cần được mổ xẻ mà nếu được tôi sẽ viết trong phạm vi bài khác).
Nếu ai từng là thành viên trang diễn đàn Nhà báo Việt Nam (Vietnam Journalism - VJ Forum) mà hiện giờ còn vài thành viên chủ chốt đang sinh hoạt trên Facebook với tài khoản VietnamJournalism thì cũng có thể biết, chúng tôi từng trao đổi nhiều vấn đề liên quan tới nghiệp vụ và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Chúng tôi chia sẻ tài liệu các bộ quy tắc này bản gốc và để rộng hơn, có anh chị em dành thời gian dịch chuyển ngữ hẳn bộ quy tắc của một số tờ báo nước ngoài để mọi người tham khảo và tham chiếu cho các phát ngôn hoặc hành vi của mình. Tôi tin, những người từng là VJer hiểu rõ. Tôi cũng tin trong mỗi việc các anh chị em làm, họ đều có kim chỉ nam là các quy tắc đạo đức nghề nghiệp đó.
Chúng tôi hiểu nhau, thân nhau và tôn trọng nhau cũng nhờ cùng chung những trăn trở và suy nghĩ đó.
Như mọi ngày, tôi vào Facebook để đọc thông tin. Tôi khá giật mình khi gặp một status rằng nhà báo Đỗ Hùng (báo “Thanh Niên”) bị kỷ luật miễn nhiệm chức vụ và rút thẻ nhà báo. Vì Hùng là bạn cũng là một VJer đời đầu nên tôi muốn tìm hiểu thêm các thông tin vì sao.
Lặn lội các trang cá nhân, cả của Hùng cũng như từ trang người này qua người kia thì thấy có người có đăng kèm một status Đỗ Hùng viết hôm 2-9 trên trang riêng của mình kèm theo quyết định Rút thẻ nhà báo.
Vậy, tin đó đúng, và Quyết định được ký chính ngày 4-9.
“Quá nhanh, quá nguy hiểm” và Quá sốc!
Hôm 2-9, Đỗ Hùng viết một status tưởng là “vô thưởng vô phạt”. Người sẽ cho đó là vui vẻ, người cho là cợt nhả giễu nhại thì đều tùy theo sự cởi mở, óc hài hước và góc nhìn riêng của từng người. Hơn 200 người ấn nút likes (thích) và tất nhiên, khi “bạn của bạn là bạn của bạn của bạn của bạn” và tốc độ lan truyền cấp số lũy thừa trên Facebook thì chắc hẳn đoạn viết đó đã đến “tai và mắt” của sếp to nào đó. Nó hẳn không khiến họ thấy thích.
Ngay hôm sau, mùng 3-9 Đỗ Hùng nhận quyết định miễn nhiệm chức Phó Tổng thư ký Tòa soạn Báo điện tử “Thanh Niên” (Thanh Niên Online). Liền sau đó, ngày 4-9, có ngay Quyết định Thu hồi thẻ nhà báo do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký. Sáng 5-9, Hùng viết trên trang cá nhân của mình (hiện đã tạm đóng) rằng bạn rất sốc. Sốc quá đi chứ! Mọi thứ diễn ra quá nhanh, như chưa bao giờ nhanh hơn!
Tôi soi lại những gì chúng tôi biết được qua các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của các toà báo nước ngoài mà tôi cho là khá chi tiết và tỉ mỉ để liên hệ về sự tự do ngôn luận của phóng viên cũng như những gì được bày tỏ trên không gian mạng xã hội. Tôi cũng tìm kiếm các vụ liên quan tới phát ngôn của phóng viên mà có thể khiến họ bị kỷ luật.
Có nhiều vụ phóng viên bị kỷ luật do phát ngôn mang tính kỳ thị, phân biệt hoặc coi thường bạn đọc và công chúng nhưng không có trường hợp nào giúp tôi liên hệ được với sự “hồn nhiên chết tiệt” của Đỗ Hùng.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp - Chưa bao giờ cần
Tôi không biết báo “Thanh Niên” có bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào để dựa vào đó kỷ luật Đỗ Hùng như các quyết định vừa qua. (Nếu bạn nào có, cho tôi biết và tôi xin cảm ơn!).
Các quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí của Việt Nam thì lại khá chung chung, không có quy định chi tiết các trường hợp nên phóng viên báo chí hẳn sẽ gặp rủi ro trước mỗi cú click chuột để chia sẻ. Cơ quan chủ quản cũng bị động, rằng nên xử lý thế nào khi không muốn tuân thủ “lệnh miệng”, dựa vào đâu để ra quyết định ngoại trừ khi đó “lệnh miệng”!
Tôi luôn ủng hộ việc các cơ quan, tổ chức và các công ty, các tòa báo xây dựng cho mình một bộ quy tắc đạo đức, quy tắc hành xử nghề nghiệp. Điều đó có ích lợi cho các bên vì nó tạo sự minh bạch, sòng phẳng cho cả sếp và nhân viên, người sử dụng lao động và người lao động. Từ đó, sẽ có quy định rõ ràng để phân xử khi có vấn đề xảy ra. Chứ nếu cứ mù mờ và dùng “lệnh miệng” thì nguy hiểm quá!
Trong phạm vi một nghề nghiệp hoặc nhìn rộng ra cả xã hội mà quyết định “xử lý” một ai đó theo lệnh miệng thì rõ ràng chúng ta luôn ở ngay miệng vực của cái chết bất ngờ! Mà như thế, liệu có phát triển được không khi cứ phải nơm nớp nói cái gì, không nói cái gì, bước và lách giữa các lằn ranh mơ hồ không biết rơi tụp xuống lúc nào?
Tôi đọc lại từng từ trong status của Đỗ Hùng thì chưa thấy vi phạm gì từ thông tin anh ta có được do vị trí của bản thân. Đỗ Hùng cũng không bày tỏ quan điểm chính trị, hay nghề nghiệp, không gây chia rẽ, không cổ vũ hận thù dân tộc. Những con chữ đọc với óc cởi mở, thoải mái thì đó hoàn toàn là từ sự hài hước của một cá nhân mà người đó cũng tự biết là cái sự hài hước và hồn nhiên đôi khi là “chết tiệt” của mình.
Nhìn nhận công bằng thì những gì Đỗ Hùng viết có thể gọi là có yếu tố “thiếu nhạy cảm chính trị” vì nó được viết ra vào thời điểm nhạy cảm, cộng thêm yếu tố vị trí nghề nghiệp của anh. Nói thế để thấy Đỗ Hùng có thể có lỡ trớn trong việc thích giỡn vui nhưng không có nghĩa là ai đó được dùng một lệnh nào đó để cắt chức hay tước thẻ nhà báo ngay và luôn.
Mọi quyết định miễn nhiệm hoặc rút thẻ nhà báo của Đỗ Hùng chỉ nên được đưa ra khi đã xem xét kỹ các yếu tố quy định pháp luật đảm bảo quyền tự do ngôn luận.
Tôi nghĩ, trong những ngày này, khi cả nước chào mừng độc lập và tự do, người dân mong được nhìn thấy trên đất nước mình sự mở rộng hơn của giới hạn về tự do ngôn luận và sự lên ngôi của tự do báo chí.