TỪ BIỂN CROATIA, NGHĨ VỀ VIỆT NAM
- Thứ bảy - 23/04/2016 12:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Biển Croatia tuyệt đẹp, nhưng có lẽ cái khiến mình thích và phục nhất, là nó xanh biếc đến kỳ lạ, hệt như ngọc bích, và trong veo nhìn được cả xuống đáy nước. Cấm thấy một sợi rác ở đâu, ngay cả những nơi đông nghịt du khách đến từ tứ xứ thập phương.
Đây cũng là cảm giác chung của mình và mọi người đi rong ruổi rất nhiều thành phố, làng bản, sông suối của Croatia, chứ không chỉ tại các vùng biển. Thiên nhiên ở đâu mà chả đẹp, đã đành, nhưng đi kèm với cái sự sạch sẽ nhường ấy, thì quả là văn minh.
Tại sao Croatia họ làm được như vậy thì mình không rõ (trong khi những nơi khác cũng nổi tiếng về biển như Ý chẳng hạn, thì nhìn chung cũng không lấy gì làm sạch sẽ). Phải chăng là do bản thân dân bản xứ giữ sạch quá nên du khách cũng không nỡ xả rác.
Đấy âu cũng là thước đo văn hóa của một đất nước có hơn 1.800 cây số bờ biển (cũng đại loại như Việt Nam ta thôi), và xác định sống bằng nghề du lịch. Ngay từ thời Nam Tư cũ, doanh thu từ du lịch của Croatia đã chiếm 80% doanh thu du lịch của cả Liên bang.
Còn hiện tại thì hàng năm, Croatia có tới hơn 14 triệu lượt du khách và mỗi người trung bình ở lại hơn 5 đêm tại xứ này (số liệu năm 2013), con số đáng nể với một đất nước chỉ gần 4,3 triệu cư dân, và diện tích vỏn vẹn chưa đầy một phần sáu của Việt Nam.
Để phát triển du lịch và khiến du khách có thể quay trở lại, hoặc sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè thân thuộc, ngoài việc cần có người dân thuần hậu, lịch sự, không lừa đảo, hung hãn và chỉ nhăm nhe móc túi khách, thì vấn đề môi trường cũng rất quan trọng.
Croatia đã làm tốt được điều đó, và mình nghĩ người dân của họ cũng được hưởng lợi từ đó. Họ sống sạch sẽ, và được hưởng lợi từ du khách tới nước họ phần nào cũng vì họ sạch - bên cạnh thiên nhiên tuyệt đẹp, và những kiến trúc cổ và “xịn” thôi rồi.
Được ăn những bữa cá và hải sản rất tươi, rất ngon và rất sạch ở Croatia, bất giác mình càng “ngấm” được rằng, môi trường và phát triển (bất kể phát triển cái gì) phải là những thứ song hành, chứ không phải kiểu phải chọn X hoặc Y, không có khả năng thứ ba.
Hoặc giả, những ý kiến như X tất yếu phải Y (phát triển ắt phải hủy hoại môi trường, muốn có thép phải chết cá, tạo công ăn việc làm cho nhiều người thì cũng phải có một số người khác khổ chứ, làm gì có chuyện gì cũng muốn, v.v...) là rất ngụy biện, và tệ hại.
“Dân đen” không rành về chuyên môn, khoa học thì chỉ có thể nghĩ ngắn được như vậy. Còn chính quyền (thường là) lươn lẹo, hoặc giới “học giả” (nhiều khi) ngoắt ngoéo lắm, họ có muôn vàn cách để biện hộ, để “xoay” cho cái cong thành thẳng, thôi kệ xác họ…
Tại sao Croatia họ làm được như vậy thì mình không rõ (trong khi những nơi khác cũng nổi tiếng về biển như Ý chẳng hạn, thì nhìn chung cũng không lấy gì làm sạch sẽ). Phải chăng là do bản thân dân bản xứ giữ sạch quá nên du khách cũng không nỡ xả rác.
Đấy âu cũng là thước đo văn hóa của một đất nước có hơn 1.800 cây số bờ biển (cũng đại loại như Việt Nam ta thôi), và xác định sống bằng nghề du lịch. Ngay từ thời Nam Tư cũ, doanh thu từ du lịch của Croatia đã chiếm 80% doanh thu du lịch của cả Liên bang.
Còn hiện tại thì hàng năm, Croatia có tới hơn 14 triệu lượt du khách và mỗi người trung bình ở lại hơn 5 đêm tại xứ này (số liệu năm 2013), con số đáng nể với một đất nước chỉ gần 4,3 triệu cư dân, và diện tích vỏn vẹn chưa đầy một phần sáu của Việt Nam.
Để phát triển du lịch và khiến du khách có thể quay trở lại, hoặc sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè thân thuộc, ngoài việc cần có người dân thuần hậu, lịch sự, không lừa đảo, hung hãn và chỉ nhăm nhe móc túi khách, thì vấn đề môi trường cũng rất quan trọng.
Croatia đã làm tốt được điều đó, và mình nghĩ người dân của họ cũng được hưởng lợi từ đó. Họ sống sạch sẽ, và được hưởng lợi từ du khách tới nước họ phần nào cũng vì họ sạch - bên cạnh thiên nhiên tuyệt đẹp, và những kiến trúc cổ và “xịn” thôi rồi.
Được ăn những bữa cá và hải sản rất tươi, rất ngon và rất sạch ở Croatia, bất giác mình càng “ngấm” được rằng, môi trường và phát triển (bất kể phát triển cái gì) phải là những thứ song hành, chứ không phải kiểu phải chọn X hoặc Y, không có khả năng thứ ba.
Hoặc giả, những ý kiến như X tất yếu phải Y (phát triển ắt phải hủy hoại môi trường, muốn có thép phải chết cá, tạo công ăn việc làm cho nhiều người thì cũng phải có một số người khác khổ chứ, làm gì có chuyện gì cũng muốn, v.v...) là rất ngụy biện, và tệ hại.
“Dân đen” không rành về chuyên môn, khoa học thì chỉ có thể nghĩ ngắn được như vậy. Còn chính quyền (thường là) lươn lẹo, hoặc giới “học giả” (nhiều khi) ngoắt ngoéo lắm, họ có muôn vàn cách để biện hộ, để “xoay” cho cái cong thành thẳng, thôi kệ xác họ…