TỪ BÀN THẮNG CỦA SUPACHOK, XEM LẠI VỀ KHÁI NIỆM FAIR PLAY
- Thứ hai - 06/01/2025 05:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) "Bóng đá chuyên nghiệp phải bỏ qua mọi thứ "tưởng thế này", "tin thế nọ" mà chỉ bám vào tiếng còi và phán quyết của trọng tài trên sân cỏ, để tránh được mọi rủi ro kiểu bàn thắng của Supachok vừa qua".
"Bàn thắng bẩn", "quả báo", "nghiệp quật"... là những từ được dùng nhiều nhất vào ngày hôm qua, 5/1/2025, khi các chàng trai Việt Nam của HLV Kim Sang-Sik đã có chiến thắng rất anh dũng trên sân nhà của tuyển Thái Lan, lần đầu tiên giành AFF Cup trước "đối thủ truyền kiếp" và được xem là "trên phân" này với cả hai trận thắng lượt đi và về.
Cho dù có những phút chơi rất rối loạn, nhưng về chung cuộc, tuyển Việt Nam đã thể hiện một ý chí thép, nỗ lực kiên cường và đã có chiến thắng rất xứng đáng, đặc biệt là khi cầu thủ trụ cột gốc Brazil - Xuân Son, người đã ghi cho đội 7 bàn thắng và có vai trò quyết định trong việc đưa đội vào chung kết - đã bị thương nặng và phải ra sân từ sớm.
Những lời rủa sả, thậm chí chửi bới rất cay nghiệt lan tràn trên "cõi mạng" liên quan tới bàn thắng thứ hai của tuyển Thái Lan vào phút thứ 64 của trận đấu, khi tỷ số hòa 1-1 khiến đội chủ nhà rơi vào thế bằng mọi giá phải ghi bàn, nếu không muốn thua cuộc. Cần nhắc lại tình huống đặc biệt dẫn đến khúc ngoặt quyết định của trận đấu vào khi đó.
Cho dù có những phút chơi rất rối loạn, nhưng về chung cuộc, tuyển Việt Nam đã thể hiện một ý chí thép, nỗ lực kiên cường và đã có chiến thắng rất xứng đáng, đặc biệt là khi cầu thủ trụ cột gốc Brazil - Xuân Son, người đã ghi cho đội 7 bàn thắng và có vai trò quyết định trong việc đưa đội vào chung kết - đã bị thương nặng và phải ra sân từ sớm.
Những lời rủa sả, thậm chí chửi bới rất cay nghiệt lan tràn trên "cõi mạng" liên quan tới bàn thắng thứ hai của tuyển Thái Lan vào phút thứ 64 của trận đấu, khi tỷ số hòa 1-1 khiến đội chủ nhà rơi vào thế bằng mọi giá phải ghi bàn, nếu không muốn thua cuộc. Cần nhắc lại tình huống đặc biệt dẫn đến khúc ngoặt quyết định của trận đấu vào khi đó.
Một cách tóm tắt, thủ môn Đình Triệu của Việt Nam đã ném bóng ra ngoài để có thời gian chăm sóc cho Hoàng Đức bị đau nằm trên sân cỏ. Sau đó, tuyển Việt Nam chờ đợi được trả lại bóng, nhưng đối thủ Thái lại tổ chức tấn công và Supachok đã có cú sút xa rất đẹp - nhưng là "chơi bẩn" trong mắt các CĐV Việt - cân bằng tổng tỷ số 3-3 cho Thái.
Bàn thắng đó của Supachok bị coi là "xấu xí", "nhục nhã", "đáng hổ thẹn"... và lập tức bị nhiều cầu thủ Việt Nam phản đối. Thậm chí, trọng tài chính Ko Hyung Jin còn mất hơn 10 phút để thuyết phục BHL và cầu thủ Thái Lan "nghĩ lại", hoặc bỏ ngỏ khung thành cho tuyển Việt Nam ghi bàn lại cho "đúng tinh thần fair play", nhưng tất cả đều vô hiệu.
Rất may là sau tình huống này, tuyển Việt Nam đã "nổi giận" và quyết tâm để có được chiến thắng. Bình luận về bàn thắng, báo chí Việt Nam cũng viết: "Tuyển Thái Lan chơi thiếu fair play, nhưng xét về luật lệ, họ không phạm lỗi. Supachok ghi bàn hợp lệ, bóng trong cuộc và không có tình huống va chạm nào", do đó bàn thắng phải được công nhận.
Bình tâm sau chiến thắng, thử nghĩ xem fair play trong trường hợp này thực chất là gì, và mức độ như thế nào? Xem bóng đá thế giới, không ít trường hợp chúng ta thấy, 1 cầu thủ đội A bị chấn thương nhưng đội B vẫn tổ chức tấn công. Khi đó, hoặc cầu thủ đội A phải quyết giành bóng để cho ra ngoài sân, hoặc trọng tài có thể cho dừng trận đấu.
Và khi trận đấu được tiếp tục, đội B không nhất thiết phải trao trả bóng cho đội A nếu bóng ra ngoài do đội A đưa ra. Fair play là một khẩu hiệu, một phương châm mà thể thao đề ra, nhưng trong thực tế, những pha phạm lỗi quyết liệt, những tiểu xảo (dùng tay chơi bóng, đánh nguội...) rất phổ biến, như thế mới cần sự hiện diện của trọng tài!
Tham khảo câu trả lời của chat GPT - có thể "trung tính" và ít thiên vị, thiên lệch nhất so với mọi bình luận khác, nhiều khi rất mang tính cảm tính - để thấy rằng bóng đá chuyên nghiệp phải bỏ qua mọi thứ "tưởng thế này", "tin thế nọ" mà chỉ bám vào tiếng còi và phán quyết của trọng tài trên sân cỏ, để tránh được mọi rủi ro kiểu Supachok vừa qua:
"Trong tình huống đội A tự ý đưa bóng ra ngoài để chăm sóc cầu thủ bị đau của chính họ, đội B không bắt buộc phải trả bóng lại. Điều này có một số lý do dựa trên nguyên tắc và thực tiễn bóng đá:
1. Luật chính thức của FIFA:
- Khi bóng được đưa ra ngoài biên, đội đối phương (đội B trong trường hợp này) sẽ được hưởng quyền ném biên và có toàn quyền sử dụng bóng theo ý muốn.
- Luật bóng đá không có quy định bắt buộc đội B phải trả bóng lại, bất kể lý do đội A đưa bóng ra ngoài.
2. Tinh thần fair play áp dụng như thế nào?
- Fair play thường được áp dụng khi đội B (hoặc bất kỳ đội nào khác) chủ động tạm dừng bóng đá để giúp cầu thủ đội đối phương bị đau, ví dụ:
* Đội B đưa bóng ra ngoài khi cầu thủ đội A bị chấn thương.
* Khi đó, tinh thần fair play yêu cầu đội A trả bóng lại sau khi trận đấu tiếp tục.
- Trong tình huống đội A tự đưa bóng ra ngoài để chăm sóc cầu thủ của mình, đội B không có trách nhiệm phải trả bóng lại.
3. Phân tích hành động đội B:
- Đội B không trả bóng lại cho đội A mà tấn công là hoàn toàn hợp lệ về luật, vì họ không có nghĩa vụ fair play trong trường hợp này.
- Tuy nhiên, nếu đội B vẫn trả bóng lại, điều đó sẽ thể hiện sự tôn trọng tinh thần thể thao và làm dịu bớt những tranh cãi trên sân.
4. Kết luận:
- Tinh thần fair play trong bóng đá không áp dụng nghiêm ngặt trong mọi trường hợp.
- Trong tình huống trên, đội B không trả bóng lại không phải là vi phạm tinh thần fair play, vì đội A đã tự đưa bóng ra ngoài.
- Dẫu vậy, nếu đội B trả bóng lại, hành động này sẽ được xem như một cử chỉ tôn trọng, và có thể giảm thiểu sự căng thẳng giữa hai đội".
(*) Ghi chú:
Đưong nhiên, chat GPT chỉ là một công cụ để tham khảo, và có thể khiến trí tuệ nhân tạo bị "lung lạc", thay đổi quan điểm nếu vặn vẹo, hướng "nó" theo hướng khác. Có điều, trong trường hợp này, AI đưa ra câu trả lời nhất quán chứ không "bẻ cong ngòi bút" khi bị chất vấn:
"Fair play (chơi đẹp) không chỉ đơn thuần là các quy định trong luật mà còn liên quan đến tinh thần thể thao. Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn để làm rõ tình huống này:
1. Nguyên tắc cơ bản của fair play
- Fair play trong bóng đá khuyến khích các đội hành xử một cách tôn trọng và công bằng với đối phương, đặc biệt trong các tình huống cầu thủ bị chấn thương hoặc có sự cố trên sân.
- Tuy nhiên, fair play không phải là luật bắt buộc, mà là một giá trị được FIFA và các tổ chức bóng đá toàn cầu đề cao để giữ cho trận đấu được công bằng và hấp dẫn.
2. Tình huống cụ thể: Đội A tự đưa bóng ra ngoài. Fair play áp dụng như thế nào?
- Nếu đội A tự đưa bóng ra ngoài vì cầu thủ của mình bị chấn thương, thì:
* Đội B không bắt buộc phải trả bóng lại theo luật, vì đội A không giúp đội B mà đang giúp chính họ.
* Dù vậy, trong thực tế, nhiều đội bóng vẫn trả bóng lại để giữ mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng tinh thần thể thao.
- Đội B không trả bóng lại, có fair play không?
* Đội B không trả bóng lại trong trường hợp này không phải là vi phạm luật hoặc tinh thần fair play, vì đội A chủ động đưa bóng ra ngoài để phục vụ lợi ích của chính họ.
* Nhưng điều này có thể gây ra tranh cãi và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đội B trong mắt khán giả.
3. Khi nào fair play thực sự được áp dụng?
- Nếu đội B dừng bóng (ví dụ: đưa bóng ra ngoài) để hỗ trợ cầu thủ đội A bị đau, thì đội A cần trả bóng lại cho đội B sau khi trận đấu tiếp tục. Đây là tình huống fair play phổ biến và được mọi đội bóng tôn trọng.
4. Kết luận thực tế
- Trong tình huống đội A tự đưa bóng ra ngoài, đội B không bắt buộc phải trả bóng lại và không bị coi là vi phạm tinh thần fair play nếu tiếp tục tấn công.
- Dù vậy, trả bóng lại sẽ được coi là hành động fair play và giúp trận đấu diễn ra trong không khí thân thiện hơn".