TỘI VẠ XÀ CỪ
- Thứ tư - 07/06/2017 13:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Rõ ràng hiện tượng cây chết hay đổ gãy hoàn toàn do con người gây ra. Nếu xà cừ biết nói, chúng sẽ nói rằng những lời kết tội dễ dãi dành cho chúng chỉ là những cái cớ khiên cưỡng, vụng về, lố bịch và đểu giả”.
1.300 cây xanh có nguy cơ bị "giải tỏa" cho dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, với những lời kết tội khiên cưỡng và lố bịch - Ảnh: plo.vn
Hè năm ngoái, nhân chiến dịch chặt 6.700 cây đường phố, xà cừ bỗng nhiên là loại cây bị kết tội sau gần trăm năm được người Pháp du nhập từ châu Phi. Nào là dễ bị sâu bệnh, nào là dễ gãy đổ gây nguy hiểm, nào là loại cây dễ chùm không vững...
Hoạt động chặt cây khi ấy đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên đường phố và mạng xã hội và đã bị buộc phải dừng lại. Dư luận phản đối tạm thời thắng thế. Các quan chức Sở Xây dựng thành phố đã dính một phen mất mặt cả vì sự chặt hạ vô lý những cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, cũng như vì việc trồng thay thế một cách cẩu thả bằng những cây gỗ mỡ mang danh vàng tâm sau đó.
Tuy nhiên, đến tháng Tám cùng năm, một trận mưa bão đã làm đổ một số cây xà cừ lớn và đã có một lái xe taxi thiệt mạng do bị cây đổ đè lên ở Lò Đúc. Sự kiện này đã là cơ hội cho những người muốn loại bỏ xà cừ phản pháo.
Năm nay, ngay trước đợt nắng nóng kỷ lục, xà cừ lại bị kết tội khi Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chặt hạ, di chuyển hơn ngàn cây để mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Tội năm nay còn dày thêm: kém giá trị kinh tế, già nua và làm xấu mỹ quan đường phố!?
Những gốc xà cừ vạm vỡ đường kính cỡ trên 1 mét bỗng trở nên “cây già”, cái vốn được hiểu là thành tích, là kỷ lục của bất kỳ vật sống nào trở nên đồng nghĩa với ốm yếu và chết chóc. Bản án cho tất cả các gốc xà cừ trong thành phố đã được chuẩn bị bằng kết luận: xà cừ không có trong danh mục cây đô thị. Thôi xong, từ nay số xà cừ trong thành phố sẽ cạn dần sau quyết định trục xuất tập thể ấy!
“Chuyên gia” Nguyễn Lân Hùng đã lên tiếng hậu thuẫn cho bản án xà cừ, y như cách ông đã được thể lên giọng hồi tháng 8-2016. Năm ngoái, dư luận tuy có sục sôi với việc chặt hạ ồ ạt ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng đã lại phản ứng khá điềm tĩnh và thông cảm với việc đốn đi dãy xà cừ trên đường Nguyễn Trãi để làm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, bởi ai cũng biết việc hy sinh hàng cây quý cho đường giao thông là việc chẳng thể đừng.
Năm nay, việc mở rộng đoạn vành đai 3 từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long (trong có có đường trên cao) để tạo nên tuyến đường liên tục từ cầu Thanh Trì tới cầu Thăng Long là một nhu cầu rất thiết thực về giao thông, và việc phải chặt hạ, di chuyển nhiều cây là bất khả kháng - tức là có lý do khá chính đáng để thực thi cái việc làm nhiều người đau xót.
Nhưng điều lạ là đây đó trên báo chí một số người đã không dùng đến cái lý do có thể thuyết phục được dư luận ấy mà dùng cách chê bai cây xà cừ như một cách chọc tức dư luận. Những cây xà cừ 30, 40 đến trên 60 năm tuổi từng gắn bó, che chở cho bao thế hệ người Hà Nội bỗng dưng trở thành những vật thể không có giấy phép tồn tại giống như bên ngành quản lý văn hóa biểu diễn người ta đã làm với “Con đường xưa em đi” và “Tiến quân ca”.
Hoạt động chặt cây khi ấy đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên đường phố và mạng xã hội và đã bị buộc phải dừng lại. Dư luận phản đối tạm thời thắng thế. Các quan chức Sở Xây dựng thành phố đã dính một phen mất mặt cả vì sự chặt hạ vô lý những cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, cũng như vì việc trồng thay thế một cách cẩu thả bằng những cây gỗ mỡ mang danh vàng tâm sau đó.
Tuy nhiên, đến tháng Tám cùng năm, một trận mưa bão đã làm đổ một số cây xà cừ lớn và đã có một lái xe taxi thiệt mạng do bị cây đổ đè lên ở Lò Đúc. Sự kiện này đã là cơ hội cho những người muốn loại bỏ xà cừ phản pháo.
Năm nay, ngay trước đợt nắng nóng kỷ lục, xà cừ lại bị kết tội khi Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chặt hạ, di chuyển hơn ngàn cây để mở rộng đường Phạm Văn Đồng. Tội năm nay còn dày thêm: kém giá trị kinh tế, già nua và làm xấu mỹ quan đường phố!?
Những gốc xà cừ vạm vỡ đường kính cỡ trên 1 mét bỗng trở nên “cây già”, cái vốn được hiểu là thành tích, là kỷ lục của bất kỳ vật sống nào trở nên đồng nghĩa với ốm yếu và chết chóc. Bản án cho tất cả các gốc xà cừ trong thành phố đã được chuẩn bị bằng kết luận: xà cừ không có trong danh mục cây đô thị. Thôi xong, từ nay số xà cừ trong thành phố sẽ cạn dần sau quyết định trục xuất tập thể ấy!
“Chuyên gia” Nguyễn Lân Hùng đã lên tiếng hậu thuẫn cho bản án xà cừ, y như cách ông đã được thể lên giọng hồi tháng 8-2016. Năm ngoái, dư luận tuy có sục sôi với việc chặt hạ ồ ạt ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng đã lại phản ứng khá điềm tĩnh và thông cảm với việc đốn đi dãy xà cừ trên đường Nguyễn Trãi để làm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, bởi ai cũng biết việc hy sinh hàng cây quý cho đường giao thông là việc chẳng thể đừng.
Năm nay, việc mở rộng đoạn vành đai 3 từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long (trong có có đường trên cao) để tạo nên tuyến đường liên tục từ cầu Thanh Trì tới cầu Thăng Long là một nhu cầu rất thiết thực về giao thông, và việc phải chặt hạ, di chuyển nhiều cây là bất khả kháng - tức là có lý do khá chính đáng để thực thi cái việc làm nhiều người đau xót.
Nhưng điều lạ là đây đó trên báo chí một số người đã không dùng đến cái lý do có thể thuyết phục được dư luận ấy mà dùng cách chê bai cây xà cừ như một cách chọc tức dư luận. Những cây xà cừ 30, 40 đến trên 60 năm tuổi từng gắn bó, che chở cho bao thế hệ người Hà Nội bỗng dưng trở thành những vật thể không có giấy phép tồn tại giống như bên ngành quản lý văn hóa biểu diễn người ta đã làm với “Con đường xưa em đi” và “Tiến quân ca”.
Hàng xà cừ trên dải phân cách rộng hơn 2 m của đường Láng chưa khi nào có sự cố đổ cây khi mưa bão. Tán rộng của chúng trải đều tạo bóng mát dày và rộng cho cả hai luồng đường trong suốt cả năm. Xà cừ ở trong các vườn trường, công viên, dọc các đường phố có hè đủ rộng hoặc không có nhà dân (như Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng) đều phát triển tốt và rất ít bị đổ. Đi qua những phố có xà cừ cổ thụ do có đủ không gian phát triển ta có cảm giác dễ chịu như đi vào một khu rừng hay một thỏa cầm viên.
Thực tế cho thấy không có loại cây nào cho bóng mát, hấp thụ bụi và tiếng ồn tốt hơn xà cừ; và không có loài cây đường phố nào có sức chịu mưa bão như nó nếu không gian vươn tán của nó và nơi bám rễ của nó không bị xâm phạm như ở tuyến đường này. Vài cây xà cừ lớn đủ tạo bóng mát cho cả một sân/vườn chơi của hàng trăm người. Xà cừ có nhiều rễ chùm hơn rễ thẳng đứng nhưng rễ chùm, giống như cau hay dừa, không có nghĩa là dễ bật gốc nếu bộ rễ không bị chặt.
Xà cừ trên những hè phố hẹp hiện đang bị bóp nghẹt không gian phát triển cả trên không và dưới đất. Trên không, những nhà 1, 2 tầng trước kia đã và đang trở thành 4, 5 tầng hay hơn; các ban-công lấn vỉa hè áp sát vào cây. Tất cả các cành hướng vào nhà bị chặt; trọng lượng các cành hướng về lòng phố làm cho trọng tâm của cây không còn hướng vào gốc. Nếu cho cây không đổ, chỉ còn cách chặt cành đều về mọi phía, và như thế cái cây chỉ còn như khúc gỗ tươi không cành ngang, cao vút mãi lên theo chiều cao nhà phố. Ai đi qua đoạn đê Bưởi dễ thấy tình trạng này.
Dưới đất, biết bao hoạt động đào bới để xây dựng, từ nhà ở đến đường nước, đường điện xâm hại vào rễ cây. Khi lát mới vỉa hè, các rễ ngang lộ khí của xà cừ bị chặt bỏ. Cây hết rễ thì nó chỉ còn đường…đổ hoặc… chết. Xà cừ phát triển rất nhanh. Phần sinh khối ở thân cây và tán lá rất lớn. Cái khối mô sống khổng lồ lại lệch trọng tâm ấy đương nhiên dễ đổ khi còn ít rễ bám. Đúng là xà cừ cổ thụ ở hè phố hẹp là loại dễ đổ hàng đầu khi có bão. Nhưng đấy là nỗi oan, nỗi oan do con người gây nên, đừng leo lẻo đổ tội cho nó và ca tụng loài sấu.
Rõ ràng hiện tượng cây chết hay đổ gãy hoàn toàn do con người gây ra. Nếu xà cừ biết nói, chúng sẽ nói rằng những lời kết tội dễ dãi dành cho chúng chỉ là những cái cớ khiên cưỡng, vụng về, lố bịch và đểu giả. Một cách nghiêm túc, cần thấy rằng cần giữ lại những hàng xà cừ đang có đủ không gian cho cành và đất cho rễ; hạn chế tối đa sự xâm hại tới những gốc xà cừ ở vỉa hè hẹp; và nhất là cần trồng thêm xà cừ ở những tuyến đường có dải phân cách rộng (như đại lộ Thăng Long) hay ở ven bờ những con sông chết.