THU NHẬP CỦA ÔNG OBAMA
- Thứ sáu - 29/01/2021 01:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Không ít người Việt dựa vào các “thuyết âm mưu”, lên án ông Barack Obama đã “tham nhũng”, “ăn cướp” tiền của Nhà nước, thậm chí được “Trung Cộng mua chuộc” mới có được số tiền lớn như thế. Nhiều người còn bảo ông và các vị cựu nguyên thủ khác cầm đầu đường dây “ấu dâm quốc tế” nên mới làm giàu một cách “bất chính” như vậy”.
Thử tìm hiểu thu nhập của gia đình vị cựu tổng thống này xem sao!
Ông Obama có tiền “hưu” cho chức vụ Tổng thống khoảng 200 ngàn USD một năm.
Ngoài ra, mỗi khi ông phát biểu tại một hội nghị, hội thảo nào đó, ông được trả khoảng 400 ngàn USD. Vợ ông, bà Michelle được trả khoảng 200 ngàn USD cho một cuộc nói chuyện.
Cả hai vợ chồng ông Obama đã ký hợp đồng bản quyền với Penguin Random House cho việc xuất bản các hồi ký của họ. Giá trị hợp đồng là khoảng 65 triệu USD. Cuốn hồi ký “Becoming” (2018) của bà Michelle đã bán được hơn 10 triệu cuốn, một kỷ lục trong thể loại này.
Cuốn hồi ký kiêm chính luận “A Promised Land” (Miền đất hứa, 2020) của ông Obama đã bán được 887 ngàn quyển chỉ trong ngày đầu ra mắt.
Ngoài ra, vợ chồng ông cũng còn ký hợp đồng trị giá 50 triệu USD với Netflix để sản xuất các chương trình giải trí, phim tài liệu... Netflix có hơn 140 triệu người thuê bao dịch vụ trên toàn cầu. Không khó để thấy mức thu nhập cao mà vợ chồng ông Obama nhận được từ Netflix.
Ông Obama có tiền “hưu” cho chức vụ Tổng thống khoảng 200 ngàn USD một năm.
Ngoài ra, mỗi khi ông phát biểu tại một hội nghị, hội thảo nào đó, ông được trả khoảng 400 ngàn USD. Vợ ông, bà Michelle được trả khoảng 200 ngàn USD cho một cuộc nói chuyện.
Cả hai vợ chồng ông Obama đã ký hợp đồng bản quyền với Penguin Random House cho việc xuất bản các hồi ký của họ. Giá trị hợp đồng là khoảng 65 triệu USD. Cuốn hồi ký “Becoming” (2018) của bà Michelle đã bán được hơn 10 triệu cuốn, một kỷ lục trong thể loại này.
Cuốn hồi ký kiêm chính luận “A Promised Land” (Miền đất hứa, 2020) của ông Obama đã bán được 887 ngàn quyển chỉ trong ngày đầu ra mắt.
Ngoài ra, vợ chồng ông cũng còn ký hợp đồng trị giá 50 triệu USD với Netflix để sản xuất các chương trình giải trí, phim tài liệu... Netflix có hơn 140 triệu người thuê bao dịch vụ trên toàn cầu. Không khó để thấy mức thu nhập cao mà vợ chồng ông Obama nhận được từ Netflix.
Tuy sở hữu một khối tài sản lớn nhưng vợ chồng ông cũng thường làm những công việc từ thiện như bảo vệ và trợ giúp những người thiểu số hay giúp các thiếu nữ gặp khó khăn. Ông Obama đã tặng toàn bộ số tiền nhận được từ Giải Nobel Hòa bình (1,4 triệu USD) cho nhiều tổ chức từ thiện nhằm cải thiện các chương trình giáo dục trong các cộng đồng thiểu số người Mỹ gốc Phi, gốc La Tinh và thổ dân da đỏ.
Với số tài sản như thế cho nên việc vợ chồng ông mua một ngôi dinh thự lớn với giá gần 12 triệu USD trên hòn đảo Martha's Vineyard, thuộc tiểu bang Massachusetts cũng là điều dễ hiểu.
Trước khi mua ngôi dinh thự trên, họ còn mua luôn cả một biệt thự tại thủ đô Washington. Ngôi nhà rộng hơn 760 mét vuông trị giá khoảng 8,1 triệu USD trở thành nơi cư ngụ thường xuyên của ông bà Obama.
Không ít người Việt dựa vào các “thuyết âm mưu”, lên án ông Obama đã “tham nhũng”, “ăn cướp” tiền của Nhà nước, thậm chí được “Trung Cộng mua chuộc” mới có được số tiền lớn như thế. Nhiều người còn bảo ông và các vị cựu nguyên thủ khác cầm đầu đường dây “ấu dâm quốc tế” nên mới làm giàu một cách “bất chính” như vậy.
“Fake news” nhiều quá, ngập tràn xã hội, thâm nhập vào mọi ngóc ngách trong đời sống. Rất nhiều người cả tin, tin lấy tin để. Họ lười, không chịu khó tìm hiểu sự thật vì trong thâm tâm, họ vốn dĩ đã có ác cảm với vợ chồng ông Obama nên họ chẳng dại gì đi tìm sự thật.
Mì ăn liền nóng hổi, dâng tận miệng, chỉ việc ăn thôi! Đó cũng là cái đích đến của những kẻ chuyên tung “fake news”.
Người ta có thể đặt câu hỏi rằng vợ chồng ông cựu Tổng thống có quá đáng không khi bỏ ra những số tiền kết xù để sở hữu những ngôi nhà đắt giá?
Đối với cá nhân người viết thì tại sao không? Họ có tiền, họ sử dụng thôi!
Còn số tiền đó có xuất xứ mập mờ, không minh bạch chăng? Chuyện đó đã có các cơ quan chức năng về thuế của Liên bang điều tra. Chẳng ai có thể vượt mặt được pháp luật cả.
Chưa nói đến những số liệu về tiền hưu, về hợp đồng in và bán sách cũng như tiền thù lao cho các buổi nói chuyện của các cựu nguyên thủ quốc gia vẫn được công bố rõ ràng và minh bạch thì chuyện làm ăn “phi pháp” là điều không tưởng.
Để tránh bị “fake news” dẫn dắt, chúng ta cần sự tỉnh táo và khách quan. Đừng để cảm tính chi phối. Báo chí trung thực và đạo đức vẫn tồn tại. Chỉ cần tìm hiểu, đọc và đối chiếu các nguồn thông tin thì Sự thật sẽ được phơi bày.