THÔNG CẢM
- Thứ năm - 01/10/2020 12:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Thông cảm cũng phải là một hành vi tự nguyện thì nó mới có ý nghĩa. Cũng như yêu, thương. Hãy trả lại tính vô điều kiện, tính chủ động cho hành vi thông cảm”.
Nếu ai hỏi mình câu nào là câu cửa miệng của người Bắc, mình sẽ đáp ngay tắp lự: thông cảm! Anh thông cảm cho, chị thông cảm nhé, em thông cảm đi, thôi thông cảm cho nhau tí... Mình giờ chả có tham gia cơ quan đoàn đảng nào cả, mà chỉ ra đường một vòng thôi là cũng vơ được một bị toàn những “thông cảm”. Thế là cớ làm sao?
Là tại vì, người Việt mình (nhất là người Bắc) thường hay có xu hướng dựa vào cái văn hóa “duy tình” kiểu làng xã để vận hành mọi quan hệ trong đời sống, kể cả những quan hệ xã hội đòi hỏi tính chuyên nghiệp. Cái kiểu tư duy này thật tiện để người ta vin vào hoàn cảnh này oái oăm nọ để mà lấp liếm cái sai, để mà xin xỏ lọ chai chứ quyết không nhận lỗi, không nhận trách nhiệm về mình. Và lối tư duy này lại đẻ ra những định luật tình cảm rất dở hơi khác, kiểu: mày giàu thế, sướng thế, may thế thôi mày nhường người ta đi. Dù mày chả có lỗi gì còn người ta sai mười mươi mày cũng cứ phải nhường cho hợp lẽ. Cái đứa đấy nó khổ lắm, kém may mắn lắm, nó nghèo lắm, thôi nó làm gì kệ nó đừng chấp. Tại nó khổ nên nó thế. Bỏ qua cho nó.
Và thế là, cái đứa vừa nghèo vừa kém may vừa khổ kia cứ thế mà đi sai đường, để cứ nghèo cứ kém may cứ khổ mãi vì chẳng có ai nói thật cho mà nghe, mà tỉnh ra, mà trở nên may mắn, sung sướng. Ai cũng tránh, cũng nhường, cũng kệ. Và người ta cho rằng như thế là phải phép. Nghĩ lại mà coi, vậy là phải phép hay là trái phép? Khi bạn để cho một người lấy hoàn cảnh riêng lấp liếm mãi cho sự sai lầm nào đó của họ, bạn không nhân hậu như bạn tưởng đâu. Bạn làm vậy là dung dưỡng cái sai, là mở đường cho người làm sai cứ thế mà sai mãi, đằng nào họ cũng “hoàn cảnh” mà! Ai biết phải phép cũng sẽ thông cảm.
Phải nói thật, ở trong Nam mình ít nghe câu “thông cảm” hơn, nên giờ ra Bắc nghe suốt rất cáu! Hồi tháng 6 ra Hà Nội tìm nhà, mình bay từ sáng sớm, tranh thủ lên lịch đi xem nhà ngay sau khi tới nơi nên mình muốn book xe thật nhanh. Bình thường thì mình hay gọi Grab hoặc taxi, nhưng hôm đó vội quá, vừa ra khỏi cổng kiểm tra thì có một anh đon đả chạy tới xách đồ giùm miệng liến thoắng chị về đâu em chở. Mình tặc lưỡi đi luôn vì tưởng được ra xe đi ngay. Ai dè đâu, anh kia xách đồ của mình đi xa xa mãi, mình chạy theo hốt hoảng anh đi đâu đấy thì anh ta cứ đi nhanh hơn, miệng vẫn liến thoắng: xe đằng này.
Đi bộ một quãng xa, anh ta thảy đồ của mình lên một cái xe điện. Mình kinh ngạc chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chạy biến đi. Ông lái xe điện bảo: chị lên đây ngồi chờ một tí rồi đi. Mình hỏi: chú đi đâu? Cháu đi taxi về Hà Nội cơ mà. Ông lái xe điện bảo: đây, về Hà Nội đây chứ sao. Cô chờ thêm mấy người nữa rồi đi. Mình bực quá, bảo cháu đi taxi chứ không đi xe này, vừa nói vừa xách đồ xuống. Ông lái xe điện chạy lại giữ đồ bảo: khổ quá, cô cứ ngồi đấy, tôi chở cô đi ra xe taxi. Giờ cô xách đồ quay lại kia chưa chắc có xe đâu. Mình lúc đó tự giận mình kinh khủng, sao lại lớ ngớ đến vậy, để người ta lừa làm mất thời gian.
Ngồi chờ một lúc thì có thêm một cặp nữa cũng lên xe. Cái xe điện chạy như bay ra khỏi sân bay, đi vào đường cao tốc, thật vô cùng ghê răng. Nó chạy trên cao tốc một quãng thì tấp vào lề nơi có mấy cái taxi tập kết. Vừa dừng xe, ông tài xế xe điện nhảy phốc xuống kéo đồ của mình đưa lên taxi, mình lúc này quá giận bảo: sao chú lại phải làm ăn kiểu này, biết thế cháu gọi xe từ trong sân bay! Ông kia nhăn mặt bảo: cô thông cảm, taxi đậu trong sân bay mất phí, bọn tôi chạy xe điện cũng lương ba cọc ba đồng, làm thế này đôi bên cùng có lợi. Cô thông cảm!
À, thông cảm! Mình đang trên đất Bắc thông cảm cơ mà. Giận lắm mà im luôn không nói gì nữa.
Và bây giờ, mình đang sống trên đất Bắc thông cảm thật đấy, nhưng mình ghét cay ghét đắng ghét thậm ghét tệ các thể loại xin xỏ thông cảm.
Bao giờ thì người ta hiểu rằng, thông cảm cũng phải là một hành vi tự nguyện thì nó mới có ý nghĩa. Cũng như yêu, thương. Hãy trả lại tính vô điều kiện, tính chủ động cho hành vi thông cảm.
Là tại vì, người Việt mình (nhất là người Bắc) thường hay có xu hướng dựa vào cái văn hóa “duy tình” kiểu làng xã để vận hành mọi quan hệ trong đời sống, kể cả những quan hệ xã hội đòi hỏi tính chuyên nghiệp. Cái kiểu tư duy này thật tiện để người ta vin vào hoàn cảnh này oái oăm nọ để mà lấp liếm cái sai, để mà xin xỏ lọ chai chứ quyết không nhận lỗi, không nhận trách nhiệm về mình. Và lối tư duy này lại đẻ ra những định luật tình cảm rất dở hơi khác, kiểu: mày giàu thế, sướng thế, may thế thôi mày nhường người ta đi. Dù mày chả có lỗi gì còn người ta sai mười mươi mày cũng cứ phải nhường cho hợp lẽ. Cái đứa đấy nó khổ lắm, kém may mắn lắm, nó nghèo lắm, thôi nó làm gì kệ nó đừng chấp. Tại nó khổ nên nó thế. Bỏ qua cho nó.
Và thế là, cái đứa vừa nghèo vừa kém may vừa khổ kia cứ thế mà đi sai đường, để cứ nghèo cứ kém may cứ khổ mãi vì chẳng có ai nói thật cho mà nghe, mà tỉnh ra, mà trở nên may mắn, sung sướng. Ai cũng tránh, cũng nhường, cũng kệ. Và người ta cho rằng như thế là phải phép. Nghĩ lại mà coi, vậy là phải phép hay là trái phép? Khi bạn để cho một người lấy hoàn cảnh riêng lấp liếm mãi cho sự sai lầm nào đó của họ, bạn không nhân hậu như bạn tưởng đâu. Bạn làm vậy là dung dưỡng cái sai, là mở đường cho người làm sai cứ thế mà sai mãi, đằng nào họ cũng “hoàn cảnh” mà! Ai biết phải phép cũng sẽ thông cảm.
Phải nói thật, ở trong Nam mình ít nghe câu “thông cảm” hơn, nên giờ ra Bắc nghe suốt rất cáu! Hồi tháng 6 ra Hà Nội tìm nhà, mình bay từ sáng sớm, tranh thủ lên lịch đi xem nhà ngay sau khi tới nơi nên mình muốn book xe thật nhanh. Bình thường thì mình hay gọi Grab hoặc taxi, nhưng hôm đó vội quá, vừa ra khỏi cổng kiểm tra thì có một anh đon đả chạy tới xách đồ giùm miệng liến thoắng chị về đâu em chở. Mình tặc lưỡi đi luôn vì tưởng được ra xe đi ngay. Ai dè đâu, anh kia xách đồ của mình đi xa xa mãi, mình chạy theo hốt hoảng anh đi đâu đấy thì anh ta cứ đi nhanh hơn, miệng vẫn liến thoắng: xe đằng này.
Đi bộ một quãng xa, anh ta thảy đồ của mình lên một cái xe điện. Mình kinh ngạc chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chạy biến đi. Ông lái xe điện bảo: chị lên đây ngồi chờ một tí rồi đi. Mình hỏi: chú đi đâu? Cháu đi taxi về Hà Nội cơ mà. Ông lái xe điện bảo: đây, về Hà Nội đây chứ sao. Cô chờ thêm mấy người nữa rồi đi. Mình bực quá, bảo cháu đi taxi chứ không đi xe này, vừa nói vừa xách đồ xuống. Ông lái xe điện chạy lại giữ đồ bảo: khổ quá, cô cứ ngồi đấy, tôi chở cô đi ra xe taxi. Giờ cô xách đồ quay lại kia chưa chắc có xe đâu. Mình lúc đó tự giận mình kinh khủng, sao lại lớ ngớ đến vậy, để người ta lừa làm mất thời gian.
Ngồi chờ một lúc thì có thêm một cặp nữa cũng lên xe. Cái xe điện chạy như bay ra khỏi sân bay, đi vào đường cao tốc, thật vô cùng ghê răng. Nó chạy trên cao tốc một quãng thì tấp vào lề nơi có mấy cái taxi tập kết. Vừa dừng xe, ông tài xế xe điện nhảy phốc xuống kéo đồ của mình đưa lên taxi, mình lúc này quá giận bảo: sao chú lại phải làm ăn kiểu này, biết thế cháu gọi xe từ trong sân bay! Ông kia nhăn mặt bảo: cô thông cảm, taxi đậu trong sân bay mất phí, bọn tôi chạy xe điện cũng lương ba cọc ba đồng, làm thế này đôi bên cùng có lợi. Cô thông cảm!
À, thông cảm! Mình đang trên đất Bắc thông cảm cơ mà. Giận lắm mà im luôn không nói gì nữa.
Và bây giờ, mình đang sống trên đất Bắc thông cảm thật đấy, nhưng mình ghét cay ghét đắng ghét thậm ghét tệ các thể loại xin xỏ thông cảm.
Bao giờ thì người ta hiểu rằng, thông cảm cũng phải là một hành vi tự nguyện thì nó mới có ý nghĩa. Cũng như yêu, thương. Hãy trả lại tính vô điều kiện, tính chủ động cho hành vi thông cảm.