THỜI DỊCH BỆNH, NGHĨ ĐẾN ĐẠI CHIẾN XÍCH BÍCH
- Thứ tư - 26/02/2020 02:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Lắm khi, điểm mạnh nhất của một hệ thống cũng chính là điểm yếu nhất (và có thể dẫn đến chết người) của nó”.
Hải chiến Xích Bích, diễn ra vào thời Đông Hán (năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị với quân Tào Tháo mang danh triều đình trung ương, là một trong những trận đánh lớn nhất được ghi lại rá hấp dẫn trong tiểu thuyết “Tam quốc Diễn nghĩa” của La Quán Trung, một trong “Tứ đại danh tác” của văn học cổ điển Trung Quốc.
Địa điểm của trận chiến được nhiều học giả coi là ở bờ Nam con sông Trường Giang, vùng Tây Nam Vũ Hán hiện nay. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa một sự kiện lịch sử và địa danh nơi bùng phát nạn cúm “chết người” Coronavirus hiện tại, khiến chúng ta có thể có vài liên tưỏng thú vị.
Quân Tào không thạo thủy chiến, cứ lên thuyền chòng chành thì lập tức bị say sóng, ói mửa. Tào Tháo lấy xích sắt buộc chặt các thuyền chiến lại với nhau, tạo thành một thực thể vững như bàn thạch. Quân Tào nhờ đó mà có thể di chuyển qua lại dễ dàng trên tàu như đi trên bộ. Quân Tào vốn mạnh, lại đông, cộng với đã vượt qua được yếu điểm duy nhất là không thạo thủy chiến, thì không thể không thắng tại Xích Bích.
Vào trận, kẻ thù chơi hỏa công, bắn tên lửa vào thuyền chiến của Tào. Bình thường, cho dù tàu bị cháy nhưng vẫn có thể cứu lửa được. Nhưng khổ thay, đúng lúc gặp gió đông thổi theo hướng bất lợi, và các tàu chiến bị buộc chặt lại với nhau nên lửa lan nhanh thần tốc. Quân Tào trở tay không kịp, bị dính chùm với nhau trong một liên kết tưởng chừng như quá vững vàng và không một chút sơ sót. Binh tướng chết như rạ, mộng ước thu giang sơn về một cõi của Tào Tháo đành phải hẹn lại ngày.
Vậy Xích Bích thì liên quan gì đến chuyện ngày nay?
Thế giới hiện nay là một thế giới toàn cầu hóa (globalized world). Trong thế giới này, mọi sự đi lại, giao thương giữa các nước đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sự liên kết giữa các quốc gia tạo nên một mạng lưới chằng chịt, chặt chẽ. Tất cả đều rất tốt đẹp và hoàn hảo, phải không?
Sẽ rất tốt đẹp cho đến khi có một phần tử xấu (bad actor) vào cuộc.
Phần tử xấu ở đây, trong thời điểm này, là con Coronavirus (CV). Bình thường, CV có thể được khống chế và ngăn chặn kịp thời. Nhưng sự đi lại quá dễ dàng cộng với một hệ thống báo động/ứng phó yếu kém của thế giới ngày hôm nay đã khiến CV lây lan nhanh chóng ra ngoài tầm kiểm soát. Một xã hội bị CV đánh gục sẽ kéo thêm một xã hội khác ngã xuống cùng với mình, và cứ thế mà tiếp diễn.
Bài học là gì? Hãy nhìn các thuyền chiến Xích Bích (của Tào) và thế giới hiện nay như là những hệ thống (systems). Không một hệ thống nào hoàn hảo và tốt đẹp 100%, cho dù trên bề mặt chúng mang lại cảm giác như thế. Lắm khi, điểm mạnh nhất của một hệ thống cũng chính là điểm yếu nhất (và có thể dẫn đến chết người) của nó.
Địa điểm của trận chiến được nhiều học giả coi là ở bờ Nam con sông Trường Giang, vùng Tây Nam Vũ Hán hiện nay. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa một sự kiện lịch sử và địa danh nơi bùng phát nạn cúm “chết người” Coronavirus hiện tại, khiến chúng ta có thể có vài liên tưỏng thú vị.
Quân Tào không thạo thủy chiến, cứ lên thuyền chòng chành thì lập tức bị say sóng, ói mửa. Tào Tháo lấy xích sắt buộc chặt các thuyền chiến lại với nhau, tạo thành một thực thể vững như bàn thạch. Quân Tào nhờ đó mà có thể di chuyển qua lại dễ dàng trên tàu như đi trên bộ. Quân Tào vốn mạnh, lại đông, cộng với đã vượt qua được yếu điểm duy nhất là không thạo thủy chiến, thì không thể không thắng tại Xích Bích.
Vào trận, kẻ thù chơi hỏa công, bắn tên lửa vào thuyền chiến của Tào. Bình thường, cho dù tàu bị cháy nhưng vẫn có thể cứu lửa được. Nhưng khổ thay, đúng lúc gặp gió đông thổi theo hướng bất lợi, và các tàu chiến bị buộc chặt lại với nhau nên lửa lan nhanh thần tốc. Quân Tào trở tay không kịp, bị dính chùm với nhau trong một liên kết tưởng chừng như quá vững vàng và không một chút sơ sót. Binh tướng chết như rạ, mộng ước thu giang sơn về một cõi của Tào Tháo đành phải hẹn lại ngày.
Vậy Xích Bích thì liên quan gì đến chuyện ngày nay?
Thế giới hiện nay là một thế giới toàn cầu hóa (globalized world). Trong thế giới này, mọi sự đi lại, giao thương giữa các nước đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sự liên kết giữa các quốc gia tạo nên một mạng lưới chằng chịt, chặt chẽ. Tất cả đều rất tốt đẹp và hoàn hảo, phải không?
Sẽ rất tốt đẹp cho đến khi có một phần tử xấu (bad actor) vào cuộc.
Phần tử xấu ở đây, trong thời điểm này, là con Coronavirus (CV). Bình thường, CV có thể được khống chế và ngăn chặn kịp thời. Nhưng sự đi lại quá dễ dàng cộng với một hệ thống báo động/ứng phó yếu kém của thế giới ngày hôm nay đã khiến CV lây lan nhanh chóng ra ngoài tầm kiểm soát. Một xã hội bị CV đánh gục sẽ kéo thêm một xã hội khác ngã xuống cùng với mình, và cứ thế mà tiếp diễn.
Bài học là gì? Hãy nhìn các thuyền chiến Xích Bích (của Tào) và thế giới hiện nay như là những hệ thống (systems). Không một hệ thống nào hoàn hảo và tốt đẹp 100%, cho dù trên bề mặt chúng mang lại cảm giác như thế. Lắm khi, điểm mạnh nhất của một hệ thống cũng chính là điểm yếu nhất (và có thể dẫn đến chết người) của nó.