“THEY NEED THERAPY”
- Thứ bảy - 20/02/2021 17:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Có một chuyện đáng sợ hơn mà không ai để ý. Khi cậu ta hùng hổ lên gây sự với giáo viên, bên cạnh những tiếng can ngăn là những lời cổ vũ rất hào hứng. Đám học sinh cổ vũ chắc hẳn không có bệnh? Các học sinh đó cũng cần được chữa trị!” - ý kiến của tác giả Hạnh Phan từ Hà Nội về clip có hình ảnh một học sinh tát giáo viên, đang được công luận trong nước quan tâm.
Nêu quan điểm về vấn đề xã hội là điều thời gian gần đây, mình ít đề cập, không phải vì né tránh, sợ sệt cái gì mà vì ngại rằng không theo dõi hết, và cảm thấy cái nhìn chưa đủ bao quát vấn đề để mà bình luận, đánh giá. Câu chuyện dưới đây cũng vậy, mình chỉ dám dè dặt chia sẻ mấy điều.
Hôm trước, xem clip học sinh tát cô giáo, mình thấy cậu này hoặc là vốn dĩ bản tính hung hãn, côn đồ, hoặc bị chứng kiến quá nhiều cảnh bạo lực gia đình, hoặc là cậu ta có bệnh. Và dù là trường hợp nào thì mình vẫn giữ nguyên quan điểm: cậu ta cần được đối thoại nghiêm túc, trước khi đặt những biện pháp mạnh lên cậu.
Đuổi học là biện pháp cực đoan và không hẳn đã tốt. Nếu chẳng may, cậu ta thuộc trường hợp thứ nhất, việc đuổi học chỉ góp phần tạo ra một gánh nặng cho xã hội mà thôi. Đọc các bình luận, đa số đòi đuổi học và chửi rủa cậu bé. Cùng một chủ đề tương tự, khi mình đọc comment ở các diễn đàn nước ngoài, ý kiến chiếm đa số sẽ là “He needs therapy” (Cậu ấy cần được chữa trị).
Đáng tiếc, ở Việt Nam, các phòng khám, tư vấn tâm lý không nhiều; mà nếu có, cũng không nhiều người đi gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ trị liệu (therapist) vì hoặc là việc này quá xa lạ, hoặc vì định kiến, vì ngại, rằng “người bị điên mới phải đi khám thế”.
Có thông tin cho rằng cậu ta thật sự bị bệnh (tự kỷ) nhưng đa số cho rằng đó là “đúng quy trình”, là “con ông bà lớn nào chứ nhìn nó chửi giáo viên thế mà tự kỷ gì”... Cũng có thể cậu ta không tự kỷ, nhưng không hề mắc một chứng tâm lý nào thì chưa chắc. Chỉ xem một đoạn clip, không thể khẳng định được. Khẳng định được thì người ta mất mấy năm học bác sĩ tâm lý làm gì? Còn người tự kỷ có chửi người không ấy hả? Chẳng những chửi mà còn đập đồ, đánh người ấy chứ!
Xóm mình có một cháu tự kỷ. Và nơi mình sống không có nhiều người có trình độ văn hóa cao. Nhận thức của bố mẹ cháu bé về bệnh của con mình không được tốt. Nếu con của một nhà hàng xóm khác bị bệnh Down, bố mẹ là trí thức, em được đi học và sinh hoạt ở trường dành cho các học sinh đặc biệt như em và chưa gây rắc rối gì cho xóm, thì cháu này chỉ được ở nhà. Cháu “lên cơn” la hét mỗi ngày, cháu chỉ mặt bố cháu mà chửi: “Địt con mẹ mày!”, cháu xô ngã mẹ cháu, và những lúc như thế, cháu bị đánh, bị trói, bị mắng.
Và mình không tin phương pháp xử lý như thế có thể mang lại kết quả tích cực. Mình cũng từng trò chuyện với các giáo viên từng có học sinh tự kỷ trong lớp và biết những khó khăn lẫn nguy cơ gặp phải khi dạy các học sinh đó. Các cô giáo nói rằng, nhiều bố mẹ tin rằng cho con tự kỷ học với trẻ bình thường sẽ giúp “chữa” được bệnh của con, nhất là với những cháu bị “nhẹ”. Điều này có đúng hay không thì mình không phải chuyên gia mà khẳng định, chỉ thấy rất hoài nghi.
Lại nhớ hồi mình học cấp 2, đã xảy ra một sự việc chấn động cả tỉnh vì một học sinh lớp 8 (hoặc 9 mình không nhớ rõ) cầm dao đâm cô giáo ngay ở cổng trường. Rất may, không có ai chết. Sự việc sau đó thế nào thì mình không rõ vì cậu ta học trường khác, không rõ cậu ta được đưa đi trường giáo dưỡng hay nghỉ học 1 năm rồi đi học tiếp. Chỉ biết mấy năm sau, cậu ta thi đỗ vào trường chuyên, trở thành hậu bối dưới mình một khóa dù hơn tuổi.
Trước đó, với thành tích bất hảo kia, mình nghĩ cậu ta là người bặm trợn, đáng sợ. Nhưng một hôm nọ, cậu ta tới gặp mình chào hỏi - đúng kiểu hậu bối chào hỏi tiền bối luôn, còn “nhờ chị giúp đỡ” này nọ - thì hóa ra, cậu ta hoàn toàn trái ngược với những gì mình nghĩ. Cậu ta lớn tuổi hơn nhưng luôn gọi mình là “chị”, xưng “em” rất lễ phép. Nếu không biết “chuyện kia”, hẳn mình đã nghĩ cậu ta là dạng mọt sách, hơi ngơ ngơ vì học quá nhiều.
Sau đó, mình cũng không liên hệ gì với cậu ta vì học khác buổi và mặc dù cũng dạng “chức sắc” nhưng mình rất thờ ơ với các hoạt động trường lớp. Chắc tại hồi đó không đứa nào muốn làm nên chúng bạn mới dí cho mình làm thôi. Nhưng chắc chắn là trong thời gian theo học ở trường, cậu ta không gây ra chuyện gì kinh khủng, ít nhất là trong những năm mình còn học ở trường. Kể ra chuyện này chỉ là để nhắc lại một câu nói cũ, “Tội đồ nào cũng có tương lai”.
Trở lại với câu chuyện cậu học sinh đánh cô giáo. Mình thực sự cho rằng việc đưa một cái clip không rõ thời gian, địa điểm lên mạng, kêu gọi cộng đồng vào chửi rủa không mang lại bất kỳ một tiến bộ xã hội nào, không giải quyết được bất cứ điều gì một cách đúng đắn. Bộ Giáo dục ra công văn yêu cầu các báo thu hồi tin tức khi chưa rõ nguồn gốc, nội tình là hành động đúng. Cậu học sinh kia có bệnh hay là kẻ hung hãn, nhất quyết phải được đối thoại nghiêm túc.
Và, có một chuyện đáng sợ hơn mà không ai để ý. Khi cậu ta hùng hổ lên gây sự với giáo viên, bên cạnh những tiếng can ngăn là những lời cổ vũ rất hào hứng. Đám học sinh cổ vũ chắc hẳn không có bệnh? Các học sinh đó cũng cần được chữa trị!
Hôm trước, xem clip học sinh tát cô giáo, mình thấy cậu này hoặc là vốn dĩ bản tính hung hãn, côn đồ, hoặc bị chứng kiến quá nhiều cảnh bạo lực gia đình, hoặc là cậu ta có bệnh. Và dù là trường hợp nào thì mình vẫn giữ nguyên quan điểm: cậu ta cần được đối thoại nghiêm túc, trước khi đặt những biện pháp mạnh lên cậu.
Đuổi học là biện pháp cực đoan và không hẳn đã tốt. Nếu chẳng may, cậu ta thuộc trường hợp thứ nhất, việc đuổi học chỉ góp phần tạo ra một gánh nặng cho xã hội mà thôi. Đọc các bình luận, đa số đòi đuổi học và chửi rủa cậu bé. Cùng một chủ đề tương tự, khi mình đọc comment ở các diễn đàn nước ngoài, ý kiến chiếm đa số sẽ là “He needs therapy” (Cậu ấy cần được chữa trị).
Đáng tiếc, ở Việt Nam, các phòng khám, tư vấn tâm lý không nhiều; mà nếu có, cũng không nhiều người đi gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ trị liệu (therapist) vì hoặc là việc này quá xa lạ, hoặc vì định kiến, vì ngại, rằng “người bị điên mới phải đi khám thế”.
Có thông tin cho rằng cậu ta thật sự bị bệnh (tự kỷ) nhưng đa số cho rằng đó là “đúng quy trình”, là “con ông bà lớn nào chứ nhìn nó chửi giáo viên thế mà tự kỷ gì”... Cũng có thể cậu ta không tự kỷ, nhưng không hề mắc một chứng tâm lý nào thì chưa chắc. Chỉ xem một đoạn clip, không thể khẳng định được. Khẳng định được thì người ta mất mấy năm học bác sĩ tâm lý làm gì? Còn người tự kỷ có chửi người không ấy hả? Chẳng những chửi mà còn đập đồ, đánh người ấy chứ!
Xóm mình có một cháu tự kỷ. Và nơi mình sống không có nhiều người có trình độ văn hóa cao. Nhận thức của bố mẹ cháu bé về bệnh của con mình không được tốt. Nếu con của một nhà hàng xóm khác bị bệnh Down, bố mẹ là trí thức, em được đi học và sinh hoạt ở trường dành cho các học sinh đặc biệt như em và chưa gây rắc rối gì cho xóm, thì cháu này chỉ được ở nhà. Cháu “lên cơn” la hét mỗi ngày, cháu chỉ mặt bố cháu mà chửi: “Địt con mẹ mày!”, cháu xô ngã mẹ cháu, và những lúc như thế, cháu bị đánh, bị trói, bị mắng.
Và mình không tin phương pháp xử lý như thế có thể mang lại kết quả tích cực. Mình cũng từng trò chuyện với các giáo viên từng có học sinh tự kỷ trong lớp và biết những khó khăn lẫn nguy cơ gặp phải khi dạy các học sinh đó. Các cô giáo nói rằng, nhiều bố mẹ tin rằng cho con tự kỷ học với trẻ bình thường sẽ giúp “chữa” được bệnh của con, nhất là với những cháu bị “nhẹ”. Điều này có đúng hay không thì mình không phải chuyên gia mà khẳng định, chỉ thấy rất hoài nghi.
Lại nhớ hồi mình học cấp 2, đã xảy ra một sự việc chấn động cả tỉnh vì một học sinh lớp 8 (hoặc 9 mình không nhớ rõ) cầm dao đâm cô giáo ngay ở cổng trường. Rất may, không có ai chết. Sự việc sau đó thế nào thì mình không rõ vì cậu ta học trường khác, không rõ cậu ta được đưa đi trường giáo dưỡng hay nghỉ học 1 năm rồi đi học tiếp. Chỉ biết mấy năm sau, cậu ta thi đỗ vào trường chuyên, trở thành hậu bối dưới mình một khóa dù hơn tuổi.
Trước đó, với thành tích bất hảo kia, mình nghĩ cậu ta là người bặm trợn, đáng sợ. Nhưng một hôm nọ, cậu ta tới gặp mình chào hỏi - đúng kiểu hậu bối chào hỏi tiền bối luôn, còn “nhờ chị giúp đỡ” này nọ - thì hóa ra, cậu ta hoàn toàn trái ngược với những gì mình nghĩ. Cậu ta lớn tuổi hơn nhưng luôn gọi mình là “chị”, xưng “em” rất lễ phép. Nếu không biết “chuyện kia”, hẳn mình đã nghĩ cậu ta là dạng mọt sách, hơi ngơ ngơ vì học quá nhiều.
Sau đó, mình cũng không liên hệ gì với cậu ta vì học khác buổi và mặc dù cũng dạng “chức sắc” nhưng mình rất thờ ơ với các hoạt động trường lớp. Chắc tại hồi đó không đứa nào muốn làm nên chúng bạn mới dí cho mình làm thôi. Nhưng chắc chắn là trong thời gian theo học ở trường, cậu ta không gây ra chuyện gì kinh khủng, ít nhất là trong những năm mình còn học ở trường. Kể ra chuyện này chỉ là để nhắc lại một câu nói cũ, “Tội đồ nào cũng có tương lai”.
Trở lại với câu chuyện cậu học sinh đánh cô giáo. Mình thực sự cho rằng việc đưa một cái clip không rõ thời gian, địa điểm lên mạng, kêu gọi cộng đồng vào chửi rủa không mang lại bất kỳ một tiến bộ xã hội nào, không giải quyết được bất cứ điều gì một cách đúng đắn. Bộ Giáo dục ra công văn yêu cầu các báo thu hồi tin tức khi chưa rõ nguồn gốc, nội tình là hành động đúng. Cậu học sinh kia có bệnh hay là kẻ hung hãn, nhất quyết phải được đối thoại nghiêm túc.
Và, có một chuyện đáng sợ hơn mà không ai để ý. Khi cậu ta hùng hổ lên gây sự với giáo viên, bên cạnh những tiếng can ngăn là những lời cổ vũ rất hào hứng. Đám học sinh cổ vũ chắc hẳn không có bệnh? Các học sinh đó cũng cần được chữa trị!