THẤT BẠI LỊCH SỬ CỦA PUTIN
- Thứ tư - 10/05/2023 01:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Từ năm nay, ngày 9/5 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho “thất bại lịch sử của Putin”, theo nhìn nhận của tác giả Phúc Lai từ Hà Nội.
Người Việt Nam hay nói: “Quay đi quay lại là hết một năm”. Vừa mới ngày nào ngồi viết bài “Chiến thắng lịch sử của Putin” nhân nước Nga của Putin kỷ niệm 77 năm chiến thắng phát-xít, thế mà đến hôm nay đã lại thêm 12 tháng. Mười hai tháng đầy ắp các sự kiện liên quan đến cuộc chiến tranh mà Putin đã phát động xâm lược Ukraine… Đầu tiên, xin điểm qua một số điểm chính của giai đoạn đáng nhớ này.
Thời điểm ngay sát trước lễ kỷ niệm năm ngoái, chúng ta vừa trải qua những khắc khoải lo lắng, có những lúc căng thẳng tột độ hướng về thủ đô Kyiv của đất nước Ukraine xa xôi. Chúng ta lo cho chính quyền của ông V. Zelenskyi sụp đổ, hoặc lo thủ đô Kyiv thất thủ, người Nga tràn vào chiếm các cơ quan đầu não… Nhưng diễn biến đã không như thế, thực tế là ngược lại. Đoàn xe dài 64 ki-lô-mét của người Nga có đến hàng nghìn phương tiện, kéo lũ lượt từ biên giới Ukraine – Belarus sang Kyiv, đã dừng lại rồi… biến mất.
Sau đó là những chiến thắng ở Brovary còn bé bé đến Chernihiv với những tin như xóa sổ cả sư đoàn xe tăng cận vệ của Nga. Khi đó chúng ta còn chưa quen với những con số quân lính Nga bị biến thành “kiện hàng 200” (thành tử sĩ) lên đến cỡ 1.000 một ngày – chỉ 200, 300 đã thấy sợ và 400 là con số khiến chúng ta kinh hoảng. Sự lì lợm vô nhân tính của Putin với cả nhân mạng của phía quân đội của hắn, cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta: dần dần không thấy đó là điều kinh khủng nữa, chúng ta nghe con số mà thản nhiên như không… Thật là đáng sợ!
Thất bại của chiến dịch tấn công Kyiv, cuộc chiến tranh của Putin chính thức đi vào ngõ cụt, có thể nói chiến quả duy nhất thu được là thành phố Mariupol chiếm được bằng một cái giá rất đắt. Đến đây bạn đọc ắt hẳn sẽ băn khoăn: sao tôi không tính các thành phố Kupyansk, Kherson và Melitopol vào đó? Vì các thành phố này bị Nga chiếm ngay từ những ngày đầu chiến tranh và gần như… không mất một viên đạn nào. Do vậy tôi chỉ tính những thành phố mà người Nga phải chiến đấu mới chiếm được.
Sau Mariupol là thời điểm Putin tạm dừng cuộc chiến khoảng ba tuần, cho đến cái mốc khoảng giữa tháng Năm sau lễ kỷ niệm chiến thắng. Và hắn đã làm chúng ta hồi hộp xem có tuyên bố tổng động viên hay không. Putin cùng bộ sậu của mình đã thay mục tiêu từ chiếm toàn bộ đất nước Ukraine, thay thế chính phủ hợp pháp hiện hành bằng một chế độ bù nhìn khác; bây giờ thành mục tiêu chiếm nốt phần còn lại của hai tỉnh Donetsk và Luhansk.
Đỉnh cao của chiến dịch Donbas này, là quân Nga chiếm được hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk còn trước đó thì là Izyum, đồng thời họ bắt đầu tấn công Bakhmut… Nhưng cũng từ đó là vết trượt dài của cả nước Nga lẫn quân đội của nó về phía vực thẳm. Đầu tiên là chiến dịch mùa thu của người Ukraine, chiếm lại Izyum và Kupyansk. Đến đầu mùa đông, người Nga tháo chạy khỏi Kherson và vùng hữu ngạn sông Dnipro.
Từ đó quân Nga của Putin đi vào bế tắc tuyệt đối với trận chiến chiếm thành phố Bakhmut, mà đến nay, Ngày Chiến thắng 9/5 thiêng liêng của họ, mốc mà ai cũng nói: Putin ra lệnh phải chiếm được trước ngày đó. Thành phố vẫn đứng vững, dù đã có những lúc tưởng chừng người Ukraine phải bỏ nó lại cho người Nga chiếm. Hơn thế nữa, quân đội Nga của Putin đã tiêu tốn vào đây đến 100.000 quân thương vong, hàng vạn vũ khí, khí tài… Một mình Bakhmut đóng góp non nửa thiệt hại của lực lượng quân sự Nga trong chiến tranh Ukraine, thật là một điều phi thường và cực kỳ hi hữu.
Ngay trước Lễ Chiến thắng khoảng một tuần, một vụ tấn công bằng UAV – nhưng có vẻ chưa rõ ràng vào nóc Cung Thượng viện của Điện Kremlin, làm tất cả đoán già đoán non xem có phải do Putin cho người tự tổ chức rồi đổ lỗi cho người Ukraine hay không – sau đó sẽ có một chiến dịch khủng bố đặc biệt dành cho họ (Ukraine), hoặc kiếm cớ để hủy duyệt binh mừng chiến thắng phát-xít. Khi đó tôi đã bình luận trên mạng xã hội: không có chuyện tự tổ chức cú tấn công, và cũng không có chuyện hủy duyệt binh. Putin là con người sĩ diện, sẽ không chấp nhận được cái thứ “khổ nhục kế” kiểu đó, và cũng vì sĩ diện nên sẽ không bao giờ hủy duyệt binh cả.
Năm nay nếu nước Nga không duyệt binh, nhân dân cả nước Nga sẽ hỏi: “Này Putin, này Shoigu, có gì với quân đội của chúng ta vậy? Sao người ta nói họ dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác mà lại không duyệt binh nữa là sao? Bao năm qua chúng ta sống bằng vinh quang của cái chiến thắng ấy, những người cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc mỗi ngày một ít đi, họ cũng chỉ còn sống bằng những ký ức đó thôi, mà bây giờ các ông lấy chúng đi mất?”.
Ngày Quốc khánh của nước Mỹ là 4/7, nếu ngày đó mà nước Mỹ không tổ chức duyệt binh thì cũng chẳng sao, và hình như không có lễ duyệt binh hoành tráng như kiểu nước Nga ở Washington… Có mà nếu họ tổ chức một thứ gì đó tương tự thì mới là không bình thường đó. Bởi vì nước Mỹ ngoài McDonald’s, họ còn có iPhone và ngày nay họ có Tesla cùng SpaceX, cũng như toàn thế giới đang dùng mạng xã hội Facebook, dùng Gmail và mặc quần Jeans. Đó là những khía cạnh vật chất, tôi không có ý tôn sùng nước Mỹ nhưng hết thảy mọi người trên thế giới này dù không thấy chúng hấp dẫn vẫn phải công nhận một điều rằng: đó là những thứ tạo nên một nền văn minh của thời đại.
Chưa hết – cần phải nhắc đến những giá trị tinh thần. Thời Liên Xô và các nước XHCN, người ta hay giễu cợt một nước Mỹ hơn hai trăm năm và chẳng có chút giá trị nào về khía cạnh lịch sử hay nói sâu hơn, những đóng góp về tư tưởng cho nhân loại. Hồi đó người ta cố tình khía sâu vào sự non trẻ của nước Mỹ mà quên đi lịch sử Ăng-glô Xắc-xông và sau này là đặc điểm đa văn hóa, đa dân tộc của họ. Nếu như bây giờ chúng ta hỏi ngược lại: vậy nước Nga của các ông có cái gì đóng góp cho lịch sử tư tưởng nhân loại, ngoài những tư tưởng phản động của V. Lê-nin đi ngược lại quyền sống của con người? Đừng khoe Tôn-xtôi và Đốt-xtôi-ép-xki, vì thế giới có Huy-gô và Coóc-nây. Đừng khoe Sốt-xta-cô-vích và Trai-cốp-xki, vì nước Nga có phát minh ra nhạc cổ điển đâu?
Chúng ta sẽ không bao giờ phủ nhận những thành tựu cho nền văn minh của chế độ Xô-viết, nhưng chúng ta cũng không nên hùa theo những luận điệu tuyên truyền chỉ nói những điều có lợi. Để có được những thành tựu như thế, trong những năm 1930 nước Mỹ đã giúp, thôi thì nói là đã “chuyển giao công nghệ” cho Liên Xô xây dựng 1.500 nhà máy trên khắp đất nước. Nếu không có sự hỗ trợ đó, chẳng bao giờ có những thành tựu sau này cả.
Còn nước Nga của Putin thì từ khi hắn ta lên nắm quyền, chỉ bán tài nguyên và không làm ra bất cứ một thứ gì đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Thậm chí đến vắc-xin trong dịch Covid-19, người Nga còn chẳng thèm cho tiêm vào người. Để “đối phó” với hiện trạng đó, một mặt Putin thỏa hiệp với dân chúng quốc nội để cho họ thỏa mãn với lối sống tiêu thụ, với iPhone và Mc Donald’s, đi xe Mercedes và BMW… Mặt khác Putin tuyên chiến với Phương Tây về mặt tư tưởng, và chỗ dựa duy nhất của hắn chính là cuộc chiến tranh chống phát-xít cách đây gần 80 năm, và với dân chúng Nga nó đã biến thành thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Khi nói đến một quốc gia hay một dân tộc, người ta hay nói đến “hệ giá trị” của quốc gia và dân tộc đó, như trên đây chúng ta đã nói đến nước Mỹ với những giá trị đậm tính vật chất nhưng về văn hóa cũng hết sức đặc thù. Tôi nhớ có lần đã nhắc trong một bài viết nào đó rằng tôi rất thích khái niệm của Zbigniew Brzezinski đưa ra trong cuốn “Bàn cờ lớn”: Chủ nghĩa đế quốc văn hóa Mỹ. Còn nước Nga của Putin trong hơn 20 năm qua, “hệ giá trị” duy nhất của họ là dựa trên sức mạnh quân sự, và ngày lễ chiến thắng phát-xít là mốc thời gian, là cái cớ… để họ khuếch trương hệ giá trị quân sự đó lên về mặt tinh thần.
Trước đây người ta đã nói nhiều đến nguyên nhân tại sao Putin lại xua quân xâm lược, tấn công Ukraine: là do hắn ta sợ làn sóng dân chủ lan đến nước Nga. Điều đó đã là quá đúng rồi, nhưng tôi lại muốn bàn thêm nữa. Khi đất nước của hắn ta khủng hoảng về “hệ giá trị”, tức là không có những giá trị mang lại cho văn minh nhân loại, thì con người của đất nước sẽ mất phương hướng và khủng hoảng tư tưởng. Trong khi đó để bổ khuyết cho cái sự khủng hoảng tư tưởng, Putin sử dụng Thượng phụ Kiril để reo rắc những tư tưởng tôn giáo mê tín và dị đoan – không có tôn giáo nào đi ban phước cho vũ khí để ném bom nước hàng xóm cả. Đó là tà đạo.
Thời điểm ngay sát trước lễ kỷ niệm năm ngoái, chúng ta vừa trải qua những khắc khoải lo lắng, có những lúc căng thẳng tột độ hướng về thủ đô Kyiv của đất nước Ukraine xa xôi. Chúng ta lo cho chính quyền của ông V. Zelenskyi sụp đổ, hoặc lo thủ đô Kyiv thất thủ, người Nga tràn vào chiếm các cơ quan đầu não… Nhưng diễn biến đã không như thế, thực tế là ngược lại. Đoàn xe dài 64 ki-lô-mét của người Nga có đến hàng nghìn phương tiện, kéo lũ lượt từ biên giới Ukraine – Belarus sang Kyiv, đã dừng lại rồi… biến mất.
Sau đó là những chiến thắng ở Brovary còn bé bé đến Chernihiv với những tin như xóa sổ cả sư đoàn xe tăng cận vệ của Nga. Khi đó chúng ta còn chưa quen với những con số quân lính Nga bị biến thành “kiện hàng 200” (thành tử sĩ) lên đến cỡ 1.000 một ngày – chỉ 200, 300 đã thấy sợ và 400 là con số khiến chúng ta kinh hoảng. Sự lì lợm vô nhân tính của Putin với cả nhân mạng của phía quân đội của hắn, cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta: dần dần không thấy đó là điều kinh khủng nữa, chúng ta nghe con số mà thản nhiên như không… Thật là đáng sợ!
Thất bại của chiến dịch tấn công Kyiv, cuộc chiến tranh của Putin chính thức đi vào ngõ cụt, có thể nói chiến quả duy nhất thu được là thành phố Mariupol chiếm được bằng một cái giá rất đắt. Đến đây bạn đọc ắt hẳn sẽ băn khoăn: sao tôi không tính các thành phố Kupyansk, Kherson và Melitopol vào đó? Vì các thành phố này bị Nga chiếm ngay từ những ngày đầu chiến tranh và gần như… không mất một viên đạn nào. Do vậy tôi chỉ tính những thành phố mà người Nga phải chiến đấu mới chiếm được.
Sau Mariupol là thời điểm Putin tạm dừng cuộc chiến khoảng ba tuần, cho đến cái mốc khoảng giữa tháng Năm sau lễ kỷ niệm chiến thắng. Và hắn đã làm chúng ta hồi hộp xem có tuyên bố tổng động viên hay không. Putin cùng bộ sậu của mình đã thay mục tiêu từ chiếm toàn bộ đất nước Ukraine, thay thế chính phủ hợp pháp hiện hành bằng một chế độ bù nhìn khác; bây giờ thành mục tiêu chiếm nốt phần còn lại của hai tỉnh Donetsk và Luhansk.
Đỉnh cao của chiến dịch Donbas này, là quân Nga chiếm được hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk còn trước đó thì là Izyum, đồng thời họ bắt đầu tấn công Bakhmut… Nhưng cũng từ đó là vết trượt dài của cả nước Nga lẫn quân đội của nó về phía vực thẳm. Đầu tiên là chiến dịch mùa thu của người Ukraine, chiếm lại Izyum và Kupyansk. Đến đầu mùa đông, người Nga tháo chạy khỏi Kherson và vùng hữu ngạn sông Dnipro.
Từ đó quân Nga của Putin đi vào bế tắc tuyệt đối với trận chiến chiếm thành phố Bakhmut, mà đến nay, Ngày Chiến thắng 9/5 thiêng liêng của họ, mốc mà ai cũng nói: Putin ra lệnh phải chiếm được trước ngày đó. Thành phố vẫn đứng vững, dù đã có những lúc tưởng chừng người Ukraine phải bỏ nó lại cho người Nga chiếm. Hơn thế nữa, quân đội Nga của Putin đã tiêu tốn vào đây đến 100.000 quân thương vong, hàng vạn vũ khí, khí tài… Một mình Bakhmut đóng góp non nửa thiệt hại của lực lượng quân sự Nga trong chiến tranh Ukraine, thật là một điều phi thường và cực kỳ hi hữu.
Ngay trước Lễ Chiến thắng khoảng một tuần, một vụ tấn công bằng UAV – nhưng có vẻ chưa rõ ràng vào nóc Cung Thượng viện của Điện Kremlin, làm tất cả đoán già đoán non xem có phải do Putin cho người tự tổ chức rồi đổ lỗi cho người Ukraine hay không – sau đó sẽ có một chiến dịch khủng bố đặc biệt dành cho họ (Ukraine), hoặc kiếm cớ để hủy duyệt binh mừng chiến thắng phát-xít. Khi đó tôi đã bình luận trên mạng xã hội: không có chuyện tự tổ chức cú tấn công, và cũng không có chuyện hủy duyệt binh. Putin là con người sĩ diện, sẽ không chấp nhận được cái thứ “khổ nhục kế” kiểu đó, và cũng vì sĩ diện nên sẽ không bao giờ hủy duyệt binh cả.
Năm nay nếu nước Nga không duyệt binh, nhân dân cả nước Nga sẽ hỏi: “Này Putin, này Shoigu, có gì với quân đội của chúng ta vậy? Sao người ta nói họ dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác mà lại không duyệt binh nữa là sao? Bao năm qua chúng ta sống bằng vinh quang của cái chiến thắng ấy, những người cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc mỗi ngày một ít đi, họ cũng chỉ còn sống bằng những ký ức đó thôi, mà bây giờ các ông lấy chúng đi mất?”.
Ngày Quốc khánh của nước Mỹ là 4/7, nếu ngày đó mà nước Mỹ không tổ chức duyệt binh thì cũng chẳng sao, và hình như không có lễ duyệt binh hoành tráng như kiểu nước Nga ở Washington… Có mà nếu họ tổ chức một thứ gì đó tương tự thì mới là không bình thường đó. Bởi vì nước Mỹ ngoài McDonald’s, họ còn có iPhone và ngày nay họ có Tesla cùng SpaceX, cũng như toàn thế giới đang dùng mạng xã hội Facebook, dùng Gmail và mặc quần Jeans. Đó là những khía cạnh vật chất, tôi không có ý tôn sùng nước Mỹ nhưng hết thảy mọi người trên thế giới này dù không thấy chúng hấp dẫn vẫn phải công nhận một điều rằng: đó là những thứ tạo nên một nền văn minh của thời đại.
Chưa hết – cần phải nhắc đến những giá trị tinh thần. Thời Liên Xô và các nước XHCN, người ta hay giễu cợt một nước Mỹ hơn hai trăm năm và chẳng có chút giá trị nào về khía cạnh lịch sử hay nói sâu hơn, những đóng góp về tư tưởng cho nhân loại. Hồi đó người ta cố tình khía sâu vào sự non trẻ của nước Mỹ mà quên đi lịch sử Ăng-glô Xắc-xông và sau này là đặc điểm đa văn hóa, đa dân tộc của họ. Nếu như bây giờ chúng ta hỏi ngược lại: vậy nước Nga của các ông có cái gì đóng góp cho lịch sử tư tưởng nhân loại, ngoài những tư tưởng phản động của V. Lê-nin đi ngược lại quyền sống của con người? Đừng khoe Tôn-xtôi và Đốt-xtôi-ép-xki, vì thế giới có Huy-gô và Coóc-nây. Đừng khoe Sốt-xta-cô-vích và Trai-cốp-xki, vì nước Nga có phát minh ra nhạc cổ điển đâu?
Chúng ta sẽ không bao giờ phủ nhận những thành tựu cho nền văn minh của chế độ Xô-viết, nhưng chúng ta cũng không nên hùa theo những luận điệu tuyên truyền chỉ nói những điều có lợi. Để có được những thành tựu như thế, trong những năm 1930 nước Mỹ đã giúp, thôi thì nói là đã “chuyển giao công nghệ” cho Liên Xô xây dựng 1.500 nhà máy trên khắp đất nước. Nếu không có sự hỗ trợ đó, chẳng bao giờ có những thành tựu sau này cả.
Còn nước Nga của Putin thì từ khi hắn ta lên nắm quyền, chỉ bán tài nguyên và không làm ra bất cứ một thứ gì đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Thậm chí đến vắc-xin trong dịch Covid-19, người Nga còn chẳng thèm cho tiêm vào người. Để “đối phó” với hiện trạng đó, một mặt Putin thỏa hiệp với dân chúng quốc nội để cho họ thỏa mãn với lối sống tiêu thụ, với iPhone và Mc Donald’s, đi xe Mercedes và BMW… Mặt khác Putin tuyên chiến với Phương Tây về mặt tư tưởng, và chỗ dựa duy nhất của hắn chính là cuộc chiến tranh chống phát-xít cách đây gần 80 năm, và với dân chúng Nga nó đã biến thành thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Khi nói đến một quốc gia hay một dân tộc, người ta hay nói đến “hệ giá trị” của quốc gia và dân tộc đó, như trên đây chúng ta đã nói đến nước Mỹ với những giá trị đậm tính vật chất nhưng về văn hóa cũng hết sức đặc thù. Tôi nhớ có lần đã nhắc trong một bài viết nào đó rằng tôi rất thích khái niệm của Zbigniew Brzezinski đưa ra trong cuốn “Bàn cờ lớn”: Chủ nghĩa đế quốc văn hóa Mỹ. Còn nước Nga của Putin trong hơn 20 năm qua, “hệ giá trị” duy nhất của họ là dựa trên sức mạnh quân sự, và ngày lễ chiến thắng phát-xít là mốc thời gian, là cái cớ… để họ khuếch trương hệ giá trị quân sự đó lên về mặt tinh thần.
Trước đây người ta đã nói nhiều đến nguyên nhân tại sao Putin lại xua quân xâm lược, tấn công Ukraine: là do hắn ta sợ làn sóng dân chủ lan đến nước Nga. Điều đó đã là quá đúng rồi, nhưng tôi lại muốn bàn thêm nữa. Khi đất nước của hắn ta khủng hoảng về “hệ giá trị”, tức là không có những giá trị mang lại cho văn minh nhân loại, thì con người của đất nước sẽ mất phương hướng và khủng hoảng tư tưởng. Trong khi đó để bổ khuyết cho cái sự khủng hoảng tư tưởng, Putin sử dụng Thượng phụ Kiril để reo rắc những tư tưởng tôn giáo mê tín và dị đoan – không có tôn giáo nào đi ban phước cho vũ khí để ném bom nước hàng xóm cả. Đó là tà đạo.
Những người yêu nước Nga sẽ phản đối tôi khi cho rằng nước Nga bị khủng hoảng tư tưởng – điều đó không sai đâu. Khi mà phần lớn con người bị dẫn dắt tin vào những điều phản động, đánh tráo khái niệm: mình là phát-xít thì bảo hàng xóm là phát-xít, còn những con người có lương tri thì bỏ đất nước ra đi… như thế không phải là khủng hoảng tư tưởng thì là cái gì cơ chứ. Nhưng Putin với những đặc tính vốn có, đã không chịu để yên. Hắn tuyên chiến với tình trạng khủng hoảng hệ giá trị của đất nước.
Điều đáng nói là, thay vì “chiến đấu” bằng cách rót những khoản đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, phục hồi sản xuất trong nước, xây dựng lại những hình ảnh về một nền văn hóa Nga lâu đời (đậm đà bản sắc dân tộc!)… thì hắn không có cách nào khác, dùng súng đạn và nạn nhân đầu tiên được chọn là người Ukraine. Cả một nền văn minh nhân loại mấy nghìn năm, chưa ai trong lịch sử lại muốn bắt nước khác, dân tộc khác thừa nhận hệ giá trị của mình bằng sức mạnh quân sự, ngoài những kẻ độc tài và đồng thời, bất tài từ góc độ nhìn nhận của con người văn minh.
Tất nhiên là nhân dân Ukraine không để cho Putin thực hiện điều đó. Ngày 9/5 năm ngoái, khi viết bài, tôi nhắc đến “chiến thắng” đến thèm muốn cực độ của Putin, còn năm nay thì đã có thể nói đến thất bại chắc chắn của hắn ta rồi. Không chỉ có bộ máy tuyên truyền của Putin, mà ngay cả ở Việt Nam cũng có rất nhiều người và cả những cơ quan báo chí thông tấn của nhà nước cũng muốn giải thích cho thất bại bằng một nguyên nhân: Nga đang đánh nhau với cả Phương Tây và NATO. Thật vậy không?
Thiếu tướng – giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ quốc phòng trong một bài trả lời phỏng vấn của truyền thông, đã nói: công thức để tạo nên chiến thắng gồm có hai yếu tố: con người và vũ khí.
Ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Ukraine và quân đội Nga hoàn toàn giống nhau về vũ khí, khác nhau về số lượng vũ khí và thiết bị khi Nga là một quân đội khổng lồ. Nhưng Ukraine đã chiến thắng, đó là bằng yếu tố con người. Khi đó mới bắt đầu có lác đác các nước phương Tây tham gia hỗ trợ Ukraine bằng vũ khí. Nhưng thế nào chăng nữa, thì về số lượng những vũ khí đó so với cỗ máy chiến tranh khổng lồ của Nga, chỉ đáng như con muỗi.
Chẳng hạn, mãi đến đầu năm 2023 Ukraine mới nhận được một ít xe tăng từ Phương Tây, mà xét về số lượng thì so với số xe tăng của Nga thật là thảm hại. Hoặc đến bây giờ họ vẫn từ chối không cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine chẳng hạn… Nói “Nga đang chiến đấu với cả thế giới Phương Tây” chỉ nhằm cho đỡ nhục mặt mà thôi. Vẫn là yếu tố con người, người Ukraine đã vận dụng hết sức khéo léo, tài tình những gì nhận được để dần dần giải phóng các vùng đất bị Nga chiếm từ đầu chiến tranh.
Không những thế, điều kỳ lạ nhất của cuộc chiến cho đến thời điểm này, là nước Nga vốn mang danh “cường quốc quân sự thứ hai thế giới” nhanh chóng tụt dốc xuống đến mức yếu ớt đáng ngờ. Thậm chí đã có những chuyên gia về chính trị đánh giá: nước Nga sau khi thua trận ở Ukraine, sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ (chế độ Putin) và tan rã (Liên bang thành nhiều nước nhỏ hơn). Nếu như bạn đọc có người quen là người Việt Nam sinh sống tại Nga và hỏi thăm tình hình, chắc chắn đến 99% sẽ nghe được câu “bình thường, mọi thứ bình thường mà”.
Có bình thường thật không? Cũng như chúng ta thôi, còn sống được, còn thở được và còn có cơm mà ăn – là bình thường. Nhưng nếu xét về câu chuyện hệ giá trị trên đây, khi một đất nước bỏ bẵng mọi khía cạnh khác của cuộc sống bình thường: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đầu tư và đãi ngộ cho nghiên cứu khoa học, chấn hưng văn hóa tinh thần, giáo dục, y tế… mà chỉ còn giá trị duy nhất của hệ giá trị, là một chiến thắng trong chiến tranh của quá khứ, và một sức mạnh quân sự (nhưng thực chất là hàng rởm, quân đội Nga chỉ đẹp và hùng mạnh khi duyệt binh) với một quân đội khổng lồ nhưng bần cùng – thì khi họ thua trên chiến trường đồng nghĩa với dấu chấm hết cho cả một quốc gia.
Quay lại với “điều kỳ lạ” – riêng một “góc” của cuộc chiến là trận đánh giành Bakhmut, kéo dài đến 8-9 tháng và quân đội Nga tiêu tốn vào đây đến 100.000 thương vong cho binh sĩ của họ, hàng trăm xe tăng và rất nhiều khí tài quân sự khác. Một trận đánh bảo vệ thành phố nhỏ với diện tích bằng thành phố Bắc Ninh của chúng ta nhưng quân đội Ukraine, sử dụng lực lượng tối thiểu đã đánh quỵ quân đội khổng lồ của một cường quốc quân sự.
Nếu ai đó nói, ngoài chủ nghĩa anh hùng và quả cảm của người Ukraine, thì nước Nga đã tự thua chính họ, thật chẳng sai. Khi tôi viết trên mạng xã hội rằng mấy chục năm qua họ (người Nga) bỏ bẵng chẳng sản xuất cái gì, và bây giờ thì khôi phục cả nền sản xuất quốc phòng để phục vụ chiến tranh phải mất hàng năm với điều kiện không bị cấm vận… rất nhiều người yêu quý nước Nga cho rằng những điều đó là lố bịch. Nhưng hiện trạng đó là sự thật và nó cũng góp phần dẫn đến thất bại chắc chắn của quân đội Putin thậm chí sự sụp đổ của cả nước Nga.
Bằng những tính toán của mình, tôi cho rằng quân đội Nga của Putin và cả nước Nga sẽ không có khả năng tổ chức được một chiến dịch tấn công lớn nào nữa vào Ukraine, ít nhất cho đến cuối năm nay. Hôm qua, ngày 8/5, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục Tình báo Trung ương Ukraine đã nói: “Tại thời điểm này, nước Nga không có tiềm lực quân sự, kinh tế hay chính trị để tiến hành một cuộc tấn công nghiêm trọng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Ukraine”.
Hãy về với lễ duyệt binh của Putin trên Quảng trường Đỏ. Ngày hôm nay hắn ta vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Phương Tây “đã phát động một cuộc chiến chống Nga” mà trong đó “Ukraine là con tin”… Thú thật nghe những lời của Putin, tôi nghĩ đáng nhẽ ra đó phải là lời của thế giới nói về nước Nga của hắn mới đúng: vị thế ai tấn công và ai bị tấn công – người Ukraine và đất nước của họ bị tấn công, thì Putin ra rả: Nga bị tấn công. Nga bảo vệ hòa bình, có quyền có hòa bình, còn phương Tây thì đe dọa nền hòa bình đó của Nga… Theo tôi thì trừ những kẻ cuồng tín tin vào miệng lưỡi dối trá của một con quỷ mặt đầy botox và độn dày kịch trong người cái áo giáp chống đạn, bất cứ ai nghe những lời này nên chuẩn bị sẵn cho mình một cái chậu hoặc thuốc chống nôn.
Lễ duyệt binh hôm nay của Putin đúng là “hẻo” chưa từng thấy. Người ta thống kê những thứ diễu qua quảng trường gồm có: T-34-85, 1 chiếc; xe chiến đấu Tigr IMV, 10 chiếc; VPK Ural, 6 chiếc, Z-STS IMV 10 chiếc; BTR-82: 2 chiếc; 9P78 1 giàn; Iskander 6 giàn; S-400: 6 giàn; RT-2PM2 “Topol-M” 3 giàn; VPK-7829 “Bumerang” 3 giàn. Các thành viên mạng xã hội đang đùa nhau: xe tăng đâu hết rồi? Pháo tự hành đâu hết rồi? Máy bay đâu sao không bay qua lễ đài? Đơn giản là cháy hết rồi chứ sao!
Nôm na là, những thứ đã cháy rụi thành sắt rỉ trên những cánh đồng hoa hướng dương của Ukraine, thì không được diễu qua quảng trường nữa. Đem ra chỉ tổ nhục mặt…
Và để chào đón “chiến thắng” của Putin năm nay, cũng trong ngày 9/5 quân Ukraine đã chiếm lại 3 km2 nội đô Bakhmut. Quân Nga trên bờ vực sụp đổ.
Từ năm nay, ngày 9/5 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho “thất bại lịch sử của Putin”.