TẠI SAO ÔNG PUTIN LẠI PHẢI CỐ CHINH PHỤC CHO BẰNG ĐƯỢC UKRAINE?
- Thứ ba - 22/02/2022 01:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Putin và phe nhóm của ông cảm thấy bị đe dọa bởi phong trào dân chủ, các cuộc biểu tình trong nước đòi hỏi tự do cá nhân, bởi lá cờ Châu Âu. Ukraine, một nước gần gũi về văn hóa với Nga, không thể trở thành một chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền, vì như vậy có nghĩa Nga cũng có thể trở nên một quốc gia dân chủ” - góc nhìn của tác giả Chân Vũ từ Kharkiv, Ukraine.
Thứ nhất, Ukraine từng là cựu thuộc địa của Nga trong hơn 200 năm, hai nước cùng một Nhà nước tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy Ukraine có bản sắc và ngôn ngữ riêng, nhưng vẫn bị Moscow coi là “một nước Nga thu nhỏ”. Mùa hè năm ngoái, Vladimir Putin đã gởi một văn bản dài ký tên ông đến từng người lính Nga, khẳng định việc Ukraine tách khỏi Nga chỉ là một sự cố của lịch sử.
Thứ hai, muốn được lịch sử công nhận mình là một trong những hoàng đế của Đế Quốc Nga vĩ đại nhất trong, ngang hàng với Pie Đại đế, Vladimir Lenin, Ekaterina Đệ nhị, ông Putin cố phải thống nhất cho bằng được ba quốc gia Nga, Belarus và Ukraine, mà ông cho là có nguồn gốc từ Kyivan Rus với thủ đô Kyiv là đất Thánh.
Đế quốc của ông có to bao nhiêu, mạnh bao nhiêu, nhưng không có Kyiv thì vẫn không có linh hồn Kyivan Rus. Một bộ phận lớn người Nga cũng nghĩ như ông và họ không chịu thừa nhận một thực tế lịch sử là Ukraine là đất nước hậu duệ kế thừa nền văn minh Kyivan Rus, ra đời từ đầu thế kỷ 6, còn nước Nga thì mãi đến thế kỷ 11-12 mới có nhà nước của mình.
Lý do thứ ba, Putin vẫn coi sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20, mà việc Ukraine rời bỏ khiến sự tồn tại của Liên bang không còn ý nghĩa. Lúc đó là nhân viên KGB ở Dresden, Putin thấy như bầu trời sụp đổ, không hề cảm nhận được tâm trạng vui mừng của người dân vào cuối thập niên 80 và thập niên 90, chưa hề cảm thấy tự do dân chủ là tích cực.
Thứ hai, muốn được lịch sử công nhận mình là một trong những hoàng đế của Đế Quốc Nga vĩ đại nhất trong, ngang hàng với Pie Đại đế, Vladimir Lenin, Ekaterina Đệ nhị, ông Putin cố phải thống nhất cho bằng được ba quốc gia Nga, Belarus và Ukraine, mà ông cho là có nguồn gốc từ Kyivan Rus với thủ đô Kyiv là đất Thánh.
Đế quốc của ông có to bao nhiêu, mạnh bao nhiêu, nhưng không có Kyiv thì vẫn không có linh hồn Kyivan Rus. Một bộ phận lớn người Nga cũng nghĩ như ông và họ không chịu thừa nhận một thực tế lịch sử là Ukraine là đất nước hậu duệ kế thừa nền văn minh Kyivan Rus, ra đời từ đầu thế kỷ 6, còn nước Nga thì mãi đến thế kỷ 11-12 mới có nhà nước của mình.
Lý do thứ ba, Putin vẫn coi sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20, mà việc Ukraine rời bỏ khiến sự tồn tại của Liên bang không còn ý nghĩa. Lúc đó là nhân viên KGB ở Dresden, Putin thấy như bầu trời sụp đổ, không hề cảm nhận được tâm trạng vui mừng của người dân vào cuối thập niên 80 và thập niên 90, chưa hề cảm thấy tự do dân chủ là tích cực.
Thứ tư và quan trọng nhất, chế độ chính trị Nga là độc tài tham nhũng, còn Ukraine đang tiến đến một nền dân chủ theo hình mẫu Phương Tây, muốn hội nhập vào các định chế Phương Tây. Đối với Vladimir Putin, đó là một thách thức hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Putin và phe nhóm của ông cảm thấy bị đe dọa bởi phong trào dân chủ, các cuộc biểu tình trong nước đòi hỏi tự do cá nhân, bởi lá cờ Châu Âu. Ukraine, một nước gần gũi về văn hóa với Nga, không thể trở thành một chế độ dân chủ, Nhà nước pháp quyền, vì như vậy có nghĩa Nga cũng có thể trở nên một quốc gia dân chủ.
Nếu Ukraine thành công trong cải cách kinh tế, trở thành một đất nước dân chủ giầu mạnh thì người dân nước hàng xóm cũng sẽ có nguyện vọng đi theo con đường này.