TẠI SAO LẠI LÀ TRUMP?
- Thứ bảy - 07/11/2020 04:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hậu Trump, sợ rằng nhiều người sẽ rút ra nhầm bài học. Có người sẽ nói dân chủ dẫn đến rối loạn, dân chủ dẫn đến bầu lên tổng thống lố bịch, tâm thần. Có người sẽ nói cần phải có bàn tay sắt, độc tài thì mới tốt cho đất nước. Nghĩ vậy là sai” - ý kiến của A. L. từ Amsterdam (Hà Lan).
Cho đến tối 6-11 giờ Châu Âu, khả năng bại trận của Trump xem như đã rất cao. Người ta bảo không nên đánh người ngã ngựa, giờ không nên miệt thị Trump nữa mà nên hòa giải với “bên kia”. Tôi thích bài phát biểu của Biden hai ngày trước khi ông tự tin về chiến thắng của mình. “Chúng ta phải ngừng coi đối thủ của mình là kẻ thù” (We Have to Stop Treating Our Opponents as Enemies). Giá mà người Việt Nam cũng học được ông ấy vài phần...
Trump là người thế nào? Người ta đã nêu nhiều vấn đề về tâm lý, về hiện tượng nói dối kinh niên và xu hướng độc tài, ở đây cũng không tiện nêu ra nữa. Bối cảnh xã hội đưa đến sự ủng hộ đối với Trump đáng quan tâm hơn bản thân ông ta.
Tại sao nhiều người ủng hộ Trump? Trong đợt bầu cử này gần một nửa cử tri Mỹ bầu cho ông ta, nhiều người Việt trong vài ngoài nước cũng ủng hộ ông ta. Thiết nghĩ hiểu họ nghĩ gì là cần thiết để hòa giải và cũng là để hiểu xã hội mà ta đang sống.
- Nhiều người không biết về mặt xấu của Trump. Nhóm “The Interpreter” (Người thông dịch), một trang chuyên dịch thông tin chính trị - xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt giải thích việc thành lập là do nhiều người Việt ở Mỹ bị hạn chế về tin tức do rào cản ngôn ngữ. Nhiều người dù đã sống nhiều chục năm ở Mỹ không thoải mái với việc đọc báo tiếng Anh.
Ở Việt Nam, phần lớn mọi người tiếp cận thông tin qua truyền thông nhà nước vốn “hợp gu” với những thứ độc đoán và “bệnh lãnh tụ” (dù thế hệ trẻ đã đọc tin tiếng Anh nhiều hơn nhưng vẫn là thiểu số). Trong số những người Mỹ thông thạo tiếng Anh, có lẽ một nhóm đã bị kẹt trong “echo chamber” (*) do truyền thông và mạng xã hội tạo ra nên không cập nhật hoặc không tin vào những tin tức tiêu cực về thần tượng.
- Nhiều nhà bình luận thất vọng vì nhiều cử tri Mỹ biết về sự xấu xí của Trump mà vẫn bầu, chẳng hạn như bài này của “The Atlantic”. Có người bầu cho Trump vì ghét nhập cư, có người bầu vì nghĩ sẽ có lợi cho bản thân, v.v... Không rõ bao nhiêu người thuộc nhóm này nhưng hy vọng họ sẽ sớm nghĩ lại.
Một trong những lý do quan trọng nhất để không bầu Trump, theo tôi, là biến đổi khí hậu. Với tình hình thiên tai ngày càng nhiều và nguy hiểm như hiện nay, bất cứ lợi ích nào từ thuế và việc làm rồi cũng trở nên vô nghĩa.
- Cũng có những người bầu Trump vì giá trị cốt lõi của họ, ví dụ như trong bài này. Nhóm này không ưa con người Trump nhưng lại càng không chấp nhận cương lĩnh tranh cử của Đảng Dân chủ.
Chẳng hạn, với một số nhánh nhất định của đạo Thiên Chúa, cương lĩnh của Đảng Dân chủ không tương thích với đức tin. Họ sẵn sàng đánh đổi thể diện quốc gia và sức khỏe của nền dân chủ miễn là những mục tiêu của Đảng Cộng hòa được thực thi: chính phủ nhỏ, quân đội mạnh, chống nhập cư, chống nạo phá thai, v.v...
Việc cử tri phải chọn giữa hai lựa chọn tồi là một vấn đề đáng lo ngại với một nền dân chủ. Tại sao lại là hai? Tại sao không thể có ứng cử viên trung gian? Nguyên nhân cố hữu là do thiết chế của nền dân chủ Mỹ.
- Không phải tất cả các nước dân chủ đều chỉ có hai đảng. Ở Hà Lan có khoảng 20 đảng cùng tồn tại. Ở Đức có hơn chục đảng có ghế trong quốc hội.
- Trong lịch sử Mỹ không phải lúc nào cũng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Lùi lại khoảng 200 năm, Đảng Dân chủ và Đảng Whig là hai đảng chính. Mỹ đã từng có Đảng Cộng sản. Hiện nay cũng có nhiều đảng nhỏ và cả ứng cử viên độc lập tranh cử tổng thống.
- Mỗi lần tranh cử tổng thống đều là cuộc đua song mã là vì hệ thống bầu cử Mỹ theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”. Ứng cử viên thứ ba không được bất cứ lợi ích gì nên thường sớm bỏ cuộc và “đề cử” một trong hai ứng cử viên còn lại giống như Bernie Sanders đã làm. Nếu trong một đảng có những luồng tư tưởng khác biệt cũng không thể phân ra để tranh cử vì sẽ bị chia phiếu.
Điều này khác với hệ thống của Đức cho phép nhiều đảng cùng chia nhau nắm quyền, tỷ lệ với số phiếu bầu nhận được.
- Điều tương tự diễn ra với Lưỡng viện Mỹ. Tình trạng hai đảng đối nghịch không ai chịu nhường ai dẫn đến “gridlock” (khóa chết) được dự đoán sẽ tiếp diễn trong những năm tới khi mà Lưỡng viện không thể thông qua những dự luật quan trọng. Nước Mỹ như một gã khổng lồ tự trói chân mình.
Trump là người thế nào? Người ta đã nêu nhiều vấn đề về tâm lý, về hiện tượng nói dối kinh niên và xu hướng độc tài, ở đây cũng không tiện nêu ra nữa. Bối cảnh xã hội đưa đến sự ủng hộ đối với Trump đáng quan tâm hơn bản thân ông ta.
Tại sao nhiều người ủng hộ Trump? Trong đợt bầu cử này gần một nửa cử tri Mỹ bầu cho ông ta, nhiều người Việt trong vài ngoài nước cũng ủng hộ ông ta. Thiết nghĩ hiểu họ nghĩ gì là cần thiết để hòa giải và cũng là để hiểu xã hội mà ta đang sống.
- Nhiều người không biết về mặt xấu của Trump. Nhóm “The Interpreter” (Người thông dịch), một trang chuyên dịch thông tin chính trị - xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Việt giải thích việc thành lập là do nhiều người Việt ở Mỹ bị hạn chế về tin tức do rào cản ngôn ngữ. Nhiều người dù đã sống nhiều chục năm ở Mỹ không thoải mái với việc đọc báo tiếng Anh.
Ở Việt Nam, phần lớn mọi người tiếp cận thông tin qua truyền thông nhà nước vốn “hợp gu” với những thứ độc đoán và “bệnh lãnh tụ” (dù thế hệ trẻ đã đọc tin tiếng Anh nhiều hơn nhưng vẫn là thiểu số). Trong số những người Mỹ thông thạo tiếng Anh, có lẽ một nhóm đã bị kẹt trong “echo chamber” (*) do truyền thông và mạng xã hội tạo ra nên không cập nhật hoặc không tin vào những tin tức tiêu cực về thần tượng.
- Nhiều nhà bình luận thất vọng vì nhiều cử tri Mỹ biết về sự xấu xí của Trump mà vẫn bầu, chẳng hạn như bài này của “The Atlantic”. Có người bầu cho Trump vì ghét nhập cư, có người bầu vì nghĩ sẽ có lợi cho bản thân, v.v... Không rõ bao nhiêu người thuộc nhóm này nhưng hy vọng họ sẽ sớm nghĩ lại.
Một trong những lý do quan trọng nhất để không bầu Trump, theo tôi, là biến đổi khí hậu. Với tình hình thiên tai ngày càng nhiều và nguy hiểm như hiện nay, bất cứ lợi ích nào từ thuế và việc làm rồi cũng trở nên vô nghĩa.
- Cũng có những người bầu Trump vì giá trị cốt lõi của họ, ví dụ như trong bài này. Nhóm này không ưa con người Trump nhưng lại càng không chấp nhận cương lĩnh tranh cử của Đảng Dân chủ.
Chẳng hạn, với một số nhánh nhất định của đạo Thiên Chúa, cương lĩnh của Đảng Dân chủ không tương thích với đức tin. Họ sẵn sàng đánh đổi thể diện quốc gia và sức khỏe của nền dân chủ miễn là những mục tiêu của Đảng Cộng hòa được thực thi: chính phủ nhỏ, quân đội mạnh, chống nhập cư, chống nạo phá thai, v.v...
Việc cử tri phải chọn giữa hai lựa chọn tồi là một vấn đề đáng lo ngại với một nền dân chủ. Tại sao lại là hai? Tại sao không thể có ứng cử viên trung gian? Nguyên nhân cố hữu là do thiết chế của nền dân chủ Mỹ.
- Không phải tất cả các nước dân chủ đều chỉ có hai đảng. Ở Hà Lan có khoảng 20 đảng cùng tồn tại. Ở Đức có hơn chục đảng có ghế trong quốc hội.
- Trong lịch sử Mỹ không phải lúc nào cũng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Lùi lại khoảng 200 năm, Đảng Dân chủ và Đảng Whig là hai đảng chính. Mỹ đã từng có Đảng Cộng sản. Hiện nay cũng có nhiều đảng nhỏ và cả ứng cử viên độc lập tranh cử tổng thống.
- Mỗi lần tranh cử tổng thống đều là cuộc đua song mã là vì hệ thống bầu cử Mỹ theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”. Ứng cử viên thứ ba không được bất cứ lợi ích gì nên thường sớm bỏ cuộc và “đề cử” một trong hai ứng cử viên còn lại giống như Bernie Sanders đã làm. Nếu trong một đảng có những luồng tư tưởng khác biệt cũng không thể phân ra để tranh cử vì sẽ bị chia phiếu.
Điều này khác với hệ thống của Đức cho phép nhiều đảng cùng chia nhau nắm quyền, tỷ lệ với số phiếu bầu nhận được.
- Điều tương tự diễn ra với Lưỡng viện Mỹ. Tình trạng hai đảng đối nghịch không ai chịu nhường ai dẫn đến “gridlock” (khóa chết) được dự đoán sẽ tiếp diễn trong những năm tới khi mà Lưỡng viện không thể thông qua những dự luật quan trọng. Nước Mỹ như một gã khổng lồ tự trói chân mình.
Hệ thống lưỡng đảng đã tồn tại vài trăm năm nhưng chỉ đến bây giờ mới trở nên cực đoan, tại sao? Nhiều lý do đã được đưa ra: tư tưởng phản trí thức (người dân không tin tưởng vào giới tinh hoa trí thức) như mô tả trong quyển “The Age of American Unreason”, hệ thống tư bản chủ nghĩa quá đà như góc nhìn của Noam Chomsky, hay do hiệu ứng “echo chamber” của mạng xã hội dẫn đến xã hội phân cực và dễ tin vào “fake news”.
- Như mọi hiện tượng xã hội, cách giải thích tốt nhất là kết hợp nhiều nhân tố. Nhưng đâu là nhân tố quyết định? Đây là vấn đề nghiên cứu của thế kỷ tới.
- Cá nhân tôi thiên về nguyên nhân mạng xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà quê hương của Facebook là nơi bị phân cực nặng nề nhất. Ở nhiều quốc gia sử dụng nhiều mạng xã hội chúng ta cũng đã thấy các đệ tử của Trump lên nắm quyền như Philippines và Brazil. Đây là chủ đề có thể viết vài cuốn sách, không tiện bàn trong mấy gạch đầu dòng.
Hậu Trump, sợ rằng nhiều người sẽ rút ra nhầm bài học. Có người sẽ nói dân chủ dẫn đến rối loạn, dân chủ dẫn đến bầu lên tổng thống lố bịch, tâm thần. Có người sẽ nói cần phải có bàn tay sắt, độc tài thì mới tốt cho đất nước. Nghĩ vậy là sai.
- Nước Mỹ không phải mô hình dân chủ duy nhất. Những nước Tây Âu, Bắc Âu đối phó tốt hơn nhiều với làn sóng dân túy trong mấy năm vừa rồi.
- Bản thân nước Mỹ vẫn rất ổn định bất chấp bề ngoài rối loạn. Ổn định theo nghĩa là người dân vẫn duy trì một mức sống cao và trình độ chuyên môn cao trong học tập và công việc. Chúng ta chưa nhìn thấy làn sóng di cư ra khỏi nước Mỹ. Du học sinh, người đi làm vẫn muốn đến nước Mỹ để học, làm việc, và định cư.
- Ổn định không phải là đích đến cuối cùng của xã hội. Ổn định nhiều khi là sự nói giảm của trì trệ. Xã hội Phương Tây luôn luôn “bất ổn” trong cả trăm năm qua với các phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen, quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, quyền đồng tính, v.v... Kết quả, họ đạt được cả phát triển kinh tế lẫn con người. So sánh với khu vực Trung Á mấy chục năm qua rất ổn định, đến nỗi chẳng có gì đi lên cả.
- Chế độ dân chủ tự do (liberal democracy) đang lâm vào khủng hoảng khá nặng nhưng cho đến giờ vẫn chưa có giải pháp nào tốt hơn. Nếu phê phán những điểm yếu của nó, thiết nghĩ nên đề xuất một chế độ tốt hơn thay vì quay lại với độc tài - độc đảng vốn đã lỗi thời.
Ghi chú (của NCTG):
(*) Hiệu ứng “phòng phản âm” trong truyền thông để ám chỉ việc niềm tin của ai đó được gia tăng khi họ chỉ giao tiếp và trao đổi trong một hệ thống khép kín và do đó dễ có xu hướng chỉ tìm kiếm những thông tin làm củng cố quan điểm có sẵn của họ.